Conference “To Know Phan Khoi”

Conference “To Know Phan Khoi”

Posted on
3

logo_LEspacePhan Khoi

Fri 29 Aug 2014, 2  pm
L’Espace

From L’Espace:

You are invited to the conference “To know Phan Khoi”.

Through articles that Phan Khoi published from 1928 to 1937, compiled and reissued by literacy researcher Lai Nguyen An over the past ten years, he has been recognized as a journalist, thinker, historian, linguist, translator and writer.

Speaker: Literacy researcher Lai Nguyen An, Pro. Chu Hao, director of Tri Thuc Publisher.

Free admission.

Language: Vietnamese

Translated by Hanoi Grapevine

logo_LEspace
Institut Français de Hanoi – L’Espace
24 Tràng Tiền, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 39 36 21 64
[email protected]
www.ifhanoi-lespace.com

3 COMMENTS

  1. Thử Tìm Khuyết Điểm của ông PHAN KHÔI
    Phan Như Diệp – Xuân Quý-Tỵ
    *****
    FOR VIỆT NAM
    Giới thiệu:
    “Phan Khôi (潘魁, 1887-1959) là một “học giả có tên tuổi, nhất là ở miền Nam Việt Nam”, một nhà thơ, nhà văn, cháu ngoại của Tổng đốc Hoàng Diệu, đỗ Tú tài chữ Hán năm 19 tuổi, mở đầu và cổ vũ cho Thơ mới”. Ông Phan Khôi là một nhân vật lịch sử văn học cận đại của Việt Nam. Sự nghiệp viết văn của ông đã quá dày; từ đó đến nay, tác phẩm viết về ông lại còn mấy lần dày hơn. Sách vở, báo chỉ đã nhiều mà bài viết trên mạng thì lại càng phong phú thập bội.
    Tôi có nhiều lý do mà từ đó tôi có được nhiều cảm hứng viết về ông Phan Khôi. Một vài trong những lý do đó là tôi có vài điểm giống ông Phan Khôi: Ông Phan là người Việt Nam, tôi cũng vậy; ông là người Quảng Nam, tôi cũng vậy; ông họ Phan, tôi cũng họ Phan, . . không hãnh diện sao được! Còn chỗ khác nhau thì chắc là nhiều lắm, không dám kể ra!
    Viết về những nhân vật như vậy là một việc rất khó, vì nhiều lý do, mà sự nể trọng và lòng e ngại, sợ sai lầm là điều nghiêm trọng nhất. Đã không có mấy người, nhất là trong thời buổi trắng đen lẫn lộn nầy, dám phê bình, chỉ trích ông, mà hầu hết những lời phê bình đã trở thành mục tiêu của những phản bác nặng nề! Nhưng viết lặp lại những gì nhiều người đã viết, đã biết thì lại là một việc làm không mấy ý nghĩa. Vậy nên tôi cố gắng viết thêm những điều mới, để giới thiệu những nhận xét thô thiển của mình. Nếu đúng thì may mắn, mà nếu có sai, thì cũng xin thức giả châm chước cho vậy. Trong bài viết nầy, tôi không ca ngợi và không chủ trương bàn về những ưu điểm của ông. Điều nầy không có nghĩa là tôi không có lòng kính phục ông, mà chỉ là vì, như tôi nghĩ, hay thì đã hay lắm rồi, lời khen của tôi không làm cho ông hay hơn được nữa.
    Trong lịch sử xã hội Tây Âu, triết gia xuất hiện không phải ít, triết thuyết của nhiều vị rất cao siêu. Nhưng có hai điều nầy rất quan trọng: Một là vì triết lý của họ nếu không chống thì cũng không thích hợp với nền “văn hóa độc thần bất khoan nhượng”, nên suốt trong chiều dài lịch sử bị vùi dập bởi những “bó đuốc và lưỡi gươm” (Xem Linh mục Trần Tam Tỉnh). Điều thứ hai mà ai ai cũng phải công nhận, là trong cuộc sống xã hội Tây phương, nền văn hóa của họ 99% là văn hóa Kinh thánh. Đây là lý do quan yếu mà khi phê bình môn luận lý và lòng thiêng vị văn hóa Tây phương của ông Phan Khôi, tôi không thể không nói đến Kinh thánh, mà ông luôn luôn đề cập trong quyết tâm cổ suý nền văn hóa nầy, và việc ông dùng “lý luận” để phủ bác văn hóa Đông phương. Vì vậy, nếu tôi phải nói đến Kinh thánh khi bàn về quan điểm của ông Phan Khôi đối với nền văn hóa Tây phương, thì đó chỉ là một việc làm bị bắt buộc (bất đắc dĩ), để dẫn chứng lý lẽ, biện bác quan điểm của ông Phan Khôi mà thôi. Tuyệt đối không có ý phê phán “tôn giáo”. Đọc đến những đoạn như vậy, mong độc giả chỉ lưu ý đến thực tính của vấn đề mà đừng cho cảm xúc lôi kéo theo sở nguyện của mình. Dẫu sao thì cũng xin cho được cái tinh thần: “Quân tử diệc nhân nhi dĩ hĩ, hà bất đồng.”
    Tìm hiểu sự thật lịch sử đâu có phải để kết tội ai hay để gây bất hòa giữa tôn giáo nầy với tôn giáo khác. Ngược lại, hiểu lịch sử chính là để đừng vấp nữa những sai lầm trong quá khứ, những sai lầm đến từ bên ngoài làm chảy máu giữa những người con của cùng một dân tộc. Tôn giáo là thiêng liêng và tự do tôn giáo là quyền tự do căn bản của con người. Chính vì tôn trọng sự thiêng liêng đó mà mọi sự lạm dụng tôn giáo vì một mục đích khác, đều cần phải được đè phòng và phê phán triệt để.
    Trong toàn bộ bài viết tôi sẽ đặt trọng tâm thảo luận vào bốn vấn đề xem như tiêu biểu nhất của ông Phan Khôi:
    a- Vấn đề “luận lý”,
    b- Vấn đề ông phủ bác văn hóa Đông phương,
    c- Vấn đề ông ca ngợi, cổ súy văn hóa Tây phương. Sống cuộc đời thân thiện với thực dân và các giới tuyền giáo. Và
    d- Vấn đề ông ngoảnh mặt làm ngơ trước nền đô hộ của thực dân Pháp, cảnh sống nô lệ của muôn dân, và những cuộc kháng chiến chống xâm lăng của dân tộc.
    Trong hầu hết các chương, tôi sẽ cố ý giới hạn việc lý luận, không thể không mang tính chủ quan, ở mức tối thiểu; và thay vào đó, tôi thương trích thuật những kinh điển Đông Tây, quan điểm của nhiều nhân vật lịch sử mà uy tin không còn là vấn đề để chúng ta phải bàn cãi nữa. Thường độc giả sẽ có cơ hội suy gẫm nhiều hơn, đễ tránh được sự nghi ngờ, phân vân phải trái. Đây cũng là phương pháp tôi dùng để tránh cái thị phi đúng sai nhỉ ngã. Mong độc giả hội ý.
    Kinh xin đa tạ.
    *****
    Sự nghiệp của ông Phan Khôi, phản ánh và tình cảm của cộng đồng xã hội đối với ông có thể chia ra làm bốn (4) thời kỳ:
    1- Trước năm 1945:
    Sự nghiệp của ông Phan Khôi có thể nói được tập trung hầu như toàn bộ trong thời kỳ nầy. Vì vậy nhận xét, bình phẩm về sự nghiệp của ông, cũng như về chính ông, của người đương thời phải đương nhiên có giá trị nghiêm chỉnh, thông thoáng, đáng tin hơn hết. Nhưng nếu vậy thì chúng ta sẽ thấy một kết luận rõ ràng, chê thì nhiều mà khen thì ít! Vu Gia là một người trong thời buổi ngày nay, đã rất tích cực ca ngợi ông Phan Khôi, mà trong PK-TVBC&TM , cũng phải than: “Nói chung, đọc qua những bài viết trong cuộc đời báo chỉ của Phan Khôi, thì người đọc kiếm được những lời khen như vậy (như những lời khen ông Phạm Quỳnh-PND) không nhiều.”
    Nhiều người, nhất là ở các thế hệ sau 1975, thường ca ngợi khả năng luận lý của ông. Nhưng như tôi sẽ chứng minh ttrong bài nầy, điều nầy không đúng sự thật. Hãy đọc lại những câu chuyện lý lụân để quảng bá cho “đổi mới” của ông. Ở đây tôi xin sơ dẫn một tỷ dụ tượng trưng đầu tiên để gới thiệu, trong nhiều tranh cãi, ông hay đưa ra một câu hỏi cuối cùng làm như là quyết định lắm: “Có muốn đổi mới hay không? Nếu đổi thì đổi còn không thì thôi!” Đương thời câu hỏi nầy cục bộ, vô nghĩa! Vì sao? Ở vào thời buổi đó, không có ai là không muốn đổi mới. Câu trả lời đương nhiên là “Có”, vậy còn hỏi làm gì? Đáng lẽ phải hỏi câu nầy: “Chúng ta đổi mới như thế nào?” Đây mới là chỗ khác nhau giữa ông và nhân vật đương thời. Nhưng nếu dùng câu hỏi nầy, ông sẽ thấy ngay tính lập dị của mình. Cách đổi mới của ông rất cực đoan, phá hết cái cũ, lấy hết cái mới! Ông Phan cực đoan đến nỗi ông Trần Trọng Kim cũng phải tán thán, “Tiên sinh nhiệt tâm đến nỗi cái tinh thần nuôi tiên sinh từ thuở nhỏ đến giờ, mà đến khi chia tay ra đi, không được một giọt nước mắt!” (lời ông Phan Khôi). Chủ trương của những người làm văn hóa, chính trị lúc bấy giờ, đa số là phá cái xấu, cái dỡ mà đổi lấy cái tốt, cái hay. Đó mới là tinh thần Cách Mạng. Ở đây chúng ta thấy thêm một sai lỗi nặng nề và cố tình nữa của ông Phan Khôi. Từ vấn đề “Đổi mới như thế nào?”, mà ông e dè với sự cực đoan lúng túng của mình, ông đã “biến canh luận điểm” qua một vấn đề khác “Có đổi mới hay không” để tìm cách chiếm thượng phong!
    Ngoài thái độ cực đoan, ông còn khá vôi vàng, sôi nỗi mà thiếu đi phần khiêm tốn. Xét lại những lần tranh cãi, lời lẽ của ông thường nặng nề hơn những đối thủ đương thời. Nhiều khi ông không ngần ngại kết tội người khác “hương nguyện”, “học phiệt” . .thậm chí cả ông Khổng Tử, Mạnh Tử cũng bị ông chê “Mô Lăng “, “Mậu vọng “, “Biến canh luận điểm”, mà như ông Trần Trọng Kim, Sư Thiện Chiếu đã phân tích và phê bình, đều là những kết luận sai lầm từ những luận lý sai lầm! Câu phương ngôn “Lý sự Phan Khôi” được nhiều người đời nay dùng để ngợi khen ông. Nhưng đừng quên rằng, ngoài ý nghĩa “rất Quảng nam”, thường nó còn là một lời chê bai mát mẻ, có ý nghĩa na ná như “Quảng Nam hay cãi”, “cãi vòng vo”, “cãi bướng” mà dân thôn quê mộc mạc thường gọi là “cãi lấy được . .!”. Người dân Quảng Nam đơn sơ mộc mạc không hay văn hoa với những từ “lý luận”, “thảo luận”, v.v. mà những việc nầy thường được họ gọi một cách nôm na là “cãi lộn”. Từ “Lý sự” cũng vậy, nó không phải chỉ có ý nghĩa là lý luận một cách thông thường, mà còn diễn tả một ý nghĩa chê trách, xem thường “Lý lẽ lôi thôi!”, trong ” Ở đó mà lý sự!..”. Bằng vào sinh hoạt của ông, tôi thấy cái nghĩa sau thích hợp hơn. Tôi nhớ có người còn cho rằng một đời làm văn mà được một lời khen như vậy (“Lý sự Phan Khôi”) cũng là đủ lắm rồi. Nghĩ như vậy thật là không hiểu gì về tập quán của người Quảng Nam.
    Trước hết, xin tạm dừng để nói nhỏ một chút về việc gia đình của ông. Trường hợp ông Phan cũng nên nói lắm, vì nó có một ý nghĩa rất căn bản. Về tinh thần “đổi mới”, ông Phan hình như không lưu tâm đến việc đổi mới chính mình. Đúng vậy, trong thời đại của ông, nhất là trong giai đoạn hưng khởi nhất của sự nghiệp làm báo của ông, không mấy người ngợi khen, ngược lại nhiều người còn kết án ông nữa. Tại sao? Theo tôi, vì cách đổi mới của ông quả vội vàng, cực đoan, và nhất là phiến diện. Ông để vợ mình ở lại quê nhà, lo việc thờ phượng, phụng sự cha mẹ, việc nhà, . , rồi ông còn giao cho vợ trách nhiệm phải đi cưới vợ bé cho ông. Bà Phan Thị Mỹ Khanh, con gái của ông, kể: “Vào khoảng cuối năm 1932, cha tôi ở Sài Gòn viết thư về cho ông nội tôi xin phép được lấy vợ bé”. Bà Mỹ Khanh viết tiếp: “Phần cha tôi, ông không bỏ ý định tìm vợ bé. Ông giao hẹn với mẹ tôi: “Việc tôi ủy thác cho mình, mình làm không kết quả, thì từ nay về sau nếu tôi gặp đám nào khá hơn, tôi tự lo lấy, mỉnh không được phiền trách!” Mẹ tôi đành chấp nhận, không còn biết nói gì hơn!” – PK-TVBC&TM. Ai cũng có thể hỏi, cái Nữ Quyền, cái “đổi mới”, ông Phan để ở đâu rồi? Ông quyết theo Tây phương vô điều kiện, vậy ông cũng phải biết vào thời buổi đó, nhiều nước phương Tây đã có luật một vợ một chồng!
    Đến đây tôi nhớ lại câu chuyên Án Anh “kháng chỉ”, không chịu lấy Công Chúa của vua Tề Cảnh Công, vì lòng tôn sùng cái lẽ đạo “Tao khang chi thê bất khả hạ đường” của Nho giáo. Nhìn ông phan Khôi, tôi “buồn” cho Án Anh thiệt là “lỗi thời” vậy! Khổng Mạnh cổ võ cái đức “Tào Khang”. Tôi biết ông Phan chê cái đạo đức của Khổng giáo, nhưng tôi thực không biết cái đạo đức của ông là gì!
    Đương thời sự phản đối, phê bình, công kích ông Phan thì không ít. Tôi xin giới thiệu hai sự kiện tượng trưng, rất có ý nghĩa:
    a- Ông Tản Đà: Sau bài “Cái cười của con Rồng cháu Tiên”, ông Phan Khôi bị ông Tản Đà, Nguyễn Tiên Lãng, Văn Bằng phản đối kịch liệt trên An Nam Tạp Chí. Riêng Tản Đà viết bốn bài liền (số 26 ngày 13-2-1932, số 29 ngày 20-2-1932, số 34 ngày 26-2-1932, và số 37 ngày 16-4-1932) với chung một tiêu đề “Một cái tai nạn lưu hành ở Nam Kỳ: Phan Khôi”. Những người phản đối Phan Khôi đều cho rằng ông Phan là “Hữu tài mà bất ngẫu”, muốn mạ lỵ cả dân tộc, cả Tổ tiên, cả giang sang đất nước. Theo Tản Đà, Phan Khôi vào Sài Gòn để “một mình một chợ, tha hồ nói những điều tàm bậy để tiết tả cái phẩn, cái cuồng. “Và Tản Đà đã thực sự phẩn nộ, muốn làm đao phủ thủ lấy đầu Phan Khôi”.
    Tiếc thay! con Tạo ghen tài, mà “hữu tài bất ngẫu”(2); đã bất ngẫu, làm nên tai vạ, thành ra ngã vào như câu ở trong một quyển tiểu thuyết lục bát: “Chữ tài 才 liền với chữ tai 災 một vần (3)”!
    Nay nghĩ về thân thế ông Phan Khôi, đáng tiếc đáng buồn; mà những người có can liên đến cái chỗ đáng tiếc đáng buồn trong thân thế ông Khôi, là ai? Một là ông Phạm Quỳnh, hai là ông Hoàng Thúc Kháng, ba là vợ chồng ông Nguyễn Đức Nhuận vậy.
    Cứ những lời của ông Khôi viết ở trong tờ Tân văn, có nhiều những tính chất tầm bậy (như bài Cái cười của con rồng cháu tiên); mà hại cho phụ nữ về phần nhiều (như lời bài kích Tống nho về câu ngạ tử sự thậm tiểu, thất tiết sự thậm đại)… Sự hại đó, không phải là ông Khôi có định chí làm hại; chỉ là ông quá dụng sức về nhẽ “ăn cây nào, rào cây ấy”,
    b- Thân phụ của ông Phan: Nhìn cách sống của ông Phan Khôi, thân phụ ông không hề yên lòng. Bà Mỹ Khanh nói: “Nghĩ đến ngày cuối đời, trong tâm trạng ấy, ông tôi làm sẳn đôi câu đối dưới đây và dặn dò con cháu khi nào ông nhắm mắt xuôi tay thì treo trước linh cữu và bàn thờ ông:
    “Thậm hỹ ngô đức suy, phụ tử gia đình phân học thuật
    Thương tai thời cuộc biến, tôn tầng xã hội thục cương suy”.
    Tạm dịch:
    “Ngán nỗi đức ta suy, tình cảnh cha con học thuật chia đôi như thế vậy.
    Thương thay thời cuộc biến, nhân quyền xã hội mối giềng cầm nắm biết ai đây.”
    Bà Mỹ Khanh nói tiếp: “Câu đối ông tôi để lại:
    “Từ quan vi tứ thập, nghi nhàn cảnh bất nhàn, ưu hoạn tầng niên duyên nữ tử.
    Phụ tội ức tam thiên, dục hiếu do vô hiếu, bi toan hà xứ tố cao thiên.”
    Tạm dịch:
    “Từ quan tuổi chửa bốn mươi, đáng nhàn mà chẳng được nhàn, lo lắng mãi vì con cái cả.
    Mang tội nặng quá ba ngàn, muốn hiếu nhưng chưa tròn hiếu, đau thương kêu với đất trời hay”.
    Xem như vậy, việc trong gia đình, ông Phan Khôi đã không hề sống một chút nào cho cha, cũng như cho chính vợ của ông . . . Văn hóa Á Đông coi “Hiếu” và “Nghĩa” là hai cái “Đức” lớn nhất trong đạo làm người: “Nhân Sinh Bách Hạnh Hiếu Vi Tiên 人生百行孝為先”- Khổng – “Dĩ Hiếu Vi Bổn (Luận)”- Phật. Xem ra ông Phan Khôi không biết gì về hai cái “Đức” lớn nầy. Việc ông Phan Khôi phản đối quan điểm “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của Khổng giáo quả đã có cơ sở. Ông hoàn toàn không quan tâm đến những vấn đề đạo đức căn bản theo quan điểm Đông phương. Nếu ông biết rằng trong triết lý Tư Bản không có cái yếu tố nào được gọi là “đạo đức”, thì ông là người không hề có chút ý thức nào về vấn đề đạo đức con gnười và xã hội. Rõ ràng ông Phan Khôi không bao giờ có thể sẳn sàng “bỏ chiếc dép rách” vì nguyện vọng của cha mình.
    2- Từ 1945 đến thời “Nhân Văn Giai Phẩm” (1956):
    Thời gian nầy ông ở ngoài Bắc, đảm trách một số vai trò khá quan trọng, nhưng sinh hoạt thì không có nhiều đặc điểm để thảo luận, cho đến khi khởi diễn vụ “Nhân Văn Giai Phẩm”, một sự kiện mà cho đến nay càng ngày càng trở nên quan trọng, nhờ vào quyết tâm lợi dụng, phóng đại của những kẻ chống đối chế độ miền Bắc.
    3- Từ sau “Nhân Văn Giai Phẩm” đến 1975:
    Ông Phan Khôi vốn có tính tình phóng khoáng, tự do. Việc ông tập kết và sinh hoạt khá lặng lẽ trong một thời gian ở “đàng Ngoài” cũng đáng lấy là lạ lắm. Vụ “Nhân Văn Giai Phẩm” làm nỗ ra hai sự kiện lớn trong làng văn: a- Phong trào chỉ trích, kết tội ông ở miền Bắc, mà tượng trưng nhất là “Hồ sơ Phan Khôi”, và b- phong trào vinh danh và “Phục hồi uy tín Phan Khôi” ở miền Nam và bây giờ được tiếp tục ở nước ngoài, rồi một phần nào ở ngay trong nước, sau khi Việt Nam trở nên cởi mở hơn.
    Sự kiện lịch sử nào cũng phải có thực tính của nó, mà thường theo thời gian dễ bị làm sai lệch đi. Muốn tìm lại tính chân thực của một sự kiện, trong khi gom góp và phân tích sử liệu, thường người ta còn phải xét đến nhiều yếu tố chung quanh, như đông cơ, mục đích, môi trường, v.v. . Ai cũng biết rằng, sau vụ “Nhân Văn Giai Phẩm”, phong trào bài bác ông phan Khôi chịu ảnh hưởng của nền chính trị lúc bấy giờ. Chính ảnh hưởng nầy cũng đã làm lu mờ giá trị của nhiều tác phẩm thực sự có quyết tâm vì chân lý. Tôi nhấn mạnh đoạn nầy không ngoài mục đích mạo muội đề nghị quý độc giả hãy bình tâm lấy ý trung chánh của mình mà phân biệt cái thực với cái hư, đừng vì tình cảm thiêng lệch một bên nào mà vô tình bị quyến rủ, thành ra không phải chân lý mà cũng không có được quan điểm minh chánh của riêng mình.
    Có một điều nầy tôi phải thưa trước cùng độc giả, tôi không phải là một nhân vật đượng cuộc, cũng không có cơ hội đọc được hết mọi tác phẩm có liên quan đến vấn đề ông Phan Khôi. Phát biểu của tôi dĩ nhiên có nhiều chỗ phải dè dặt. Một nhược điểm của những tài liệu mà tôi đã có thể tìm được là chứng cớ trưng dẫn rất thiếu sót. Kể cả những lời biện minh cho ông Phan Khôi, của nhiều tác giả mà da số là sau năm 1975, trong phong trào “phục hồi uy tín” của ông mà như tôi cũng đã nói, tính chủ trương lại còn có hệ thống và quyết liệt hơn, từ nhiều phe phái, mà người ta khong thể không kể đến các thế lực tôn giáo.
    Bản thân phong trào “Phục hồi” nầy chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của số đông tác giả, vì lý do nầy hay lý do khác, bất mãn với thời cuộc, nhất là ở Miền Nam, cũng như ở nước ngoài, những nơi có nhiều tự do ngôn luận hơn, lợi dụng cơ hội “phục hồi uy tín” của ông Phan Khôi, để phỉ bán chính thể mà họ không tán thành. Rất nhiều tác phẩm thuộc loại nầy đã trở tànhh rất cực đoan. Đó là chua kể còn có rất nhiều tác giả và tác phẩm đã vì mục đích riêng tư về chính trị, tôn giáo, quyết tâm bảo vệ quyền lợi phe phái, mà không ngần ngại chủ trương bất chấp thủ đoạn. Ông Vu Gia, Lại Nguyên Ân, Vũ Ngọc Phan, Đỗ Ngọc Thạch, kể cả ông Chương Thâu, v.v. không ngoại lệ được!
    4- Sau năm 1975:
    Trong “NGỰ SỬ VĂN ĐÀN PHAN KHÔI“ – http://newvietart.com/index4.832.html: Ông Đỗ Ngọc Thạch đã không tiêc lời ngợi khen “tài luận lý” của ông Phan Khôi. Theo ông, đăc tính nầy hầu như siêu việt, trên đời gần như không ai sánh kịp. Ông viết: “Ông đã viết những bài nghị luận, phê bình của mình bằng một văn phong giàu tính khoa học, tính duy lý cao, lập luận chặt chẽ, hành văn mạch lạc sáng sủa, chứng cứ rõ ràng. Trong bài “Văn chương và văn phong của nhà báo”, Phan Khôi xác định rõ ba chuẩn mực của văn chương là Tín, Đạt và Mỹ”.
    Văn chương là một trong những đặc tính mà ông Phan Khôi không hề nhận được lời khen nào trong buổi đương thời. Những lời khen, khen một cách “tuyệt đối”, thì người ta chỉ tìm thấy sau nầy, trong các tác phẩm “phục hồi” mà thôi. Tôi có thể trích dẫn rất nhiều tài liệu, bài viết của ông Phan Khôi để chứng minh rằng, thực ra ông đã không hề ” đạt” được một “cái” nào trong ba cái “chuẩn mực” mà ông đã đưa ra. Ở đây, tôi đơn cử một thí du, để nói rằng, văn chương của ông thực không có gì đặc sắc cả: Bài “CÁI CHẾ ĐỘ GIA ĐÌNH Ở NƯỚC TA đem gióng với luân lý Khổng-Mạnh” (tôi có bản phóng ảnh bài đăng trên Phụ Nữ Tân Văn, ngày 04.6.1931).
    Bài viết dài khoảng 4 trang, 180 dòng và 4,000 chữ (gần đúng). Ngay trong đề tài, ông cũng chỉ giới thiệu việc làm, là “đem gióng” mà thôi, ý tưởng và chủ trương chính, đọc giả không thể nào biết được. Rồi mãi cho đến dòng thứ 23 (khoảng 1/8 bài viết), ông mới nói “hồ nghi”, và ở đây người đọc mới ghi nhận ông muốn giới thiệu một cái gì đây, mà ý chính, chủ trương vẫn còn được dấu kín! Phải đợi cho đến dòng 34 (18.5% bài viết), đến câu: “nói hai cái điều ra từ Nho giáo thì phải, nhưng nói hai cái đều ra từ Khổng Mạnh thì không phải.”, dộc giả mới phát hiện mang máng quan điểm của ông. Nhưng hình như, đến chỗ nầy người đọc cũng vẫn còn cảm thấy sự việc chưa đươc giới thiệu xong, đừng nói gì đên phần thân bài, và kết luận. Đó là chưa kể, văn chương quả thật lúng túng, lượm thuộm. Nói thành thật, không có chỗ để khen!
    *****
    Khi làm việc khá ngược dòng đối với nhiều người – nhất là đồng hương Quảng Nam – tôi biết phận mình, phải hết sức thận trọng. Đặc biệt đối với sự kiện “Nhân Văn Giai Phẩm”, mà sau nầy đã để lại một cơ hội lớn cho người có sẳn thành kiến có lý do để bài bác tính chân thực của mọi bài viết, sự kiện dẫn chứng. Thành kiến “có chủ trương” nầy quả thực đã làm giảm giá trị của những phê bình đó đi nhiều lắm. Vì thường người ta không quan tâm đến thực tính lịch sử của chính sự kiện, mà dễ để cho nhận xét của mình bị xuyên tạc bởi cái “danh” có thể có của vấn đề. Rồi trong những năm gần đây lại có một hiện tượng dai dẳng, cố ý “cãi hoán” những sai lầm của ông, biến thành những ưu điểm, công trạng, mà những ai sâu sắc tất cũng nhận ra được “những chủ trương ngược lại” của nó! Chủ trương thứ yếu, xin kể trước, là để thỏa mãn tâm tư của một số người không được ưu ái với thời cuộc, muốn tỏ ý phiền trách xa xôi. Lý do quan trọng nhất, mà tôi nghĩ rằng chúng ta không nên vô tình bỏ quên, đó là chủ trương khuynh loát dư luận của những kẻ, đoàn thể có lợi trong phong trào nây. Rõ ràng ca ngợi những tác phẩm của ông Phan, nhất là những lời bình luận nông nổi, thiêng vị của ông để đả kích văn hóa Đồng phương, và cổ vỏ một cách thiếu trung chính cho nền văn hoá du mục cực đoan Tây Âu, cho Kinh thánh, và những “tôn giáo” lỗi thời của người phương Tây, là mặc nhiên quay lưng lại với dân tộc. Đây cũng là lý do chính khiến tôi mong mỏi được tham gia, đóng góp ý kiến.
    Tôi xin giới thiệu vài nét quan trọng trong những triết lý Đông phương qua vài tư tưởng đã mang tính lịch sử sau đây. Không ghi nhận những căn bản nầy, độc giả không thể nào tìm hiểu sâu xa được.
    • “Nho giáo(*) cho vũ trụ sở dĩ có là vì có cái lý độc nhất tuyệt đối. Lấy nghĩa cùng tột hết cả, thì gọi lý ấy là Thái Cực. Lấy nghĩa bao quát khắp cả thế gian, thì gọi là Thiên. Lấy nghĩa làm chủ tể vạn vật thì gọi là Đế, hay là Thiên Đế. Song lý ấy siêu việt vô cùng, không sao biết rõ cái tính thể là thế nào, cho nên Nho giáo công nhận có lý ấy, rồi thì xét cái động thể của lý ấy đã phát hiện ra để làm tông chỉ. Tông chỉ ấy chủ ở đạo Nhân, có sẵn cái trực giác để hiểu lẽ tiến hóa của trời đất, khiến cho lúc nào cũng theo được lẽ ấy mà vẫn Đắc Kỳ Trung”. (Nho Giáo – Trần Trọng Kim).
    • “Phật học, như mọi thứ “học” của Đông phương, là “Đạo học”, nghĩa là không thể chỉ dùng Trí, mà còn phải dùng Tâm để hiểu nó và SỐNG VỚI NÓ. Bằng học Phật chỉ để thoả mãn óc tò mò ham hiểu biết mà thôi, thì chắc chắn sẽ chỉ có thể hiếu cái hình thức của nó, chứ không làm sao hiểu cái tinh thần sâu sắc của nó được”. (Phật Học Tinh Hoa – Nguyễn Duy Cần).
    • “Phật giáo chẳng phải là triết học, lũ tín đồ Phật giáo chúng ta đã từng nói rõ. Là vì, mục đích của triết học là cầu Tri Kiến, mà mục đích của Phật pháp là lìa Tri Kiến. Việc làm của triết học là nơi lời nói, mà của Phật pháp là ở chỗ lìa lời nói. Triết học là dùng Lý Trí để làm con đường đi đến Chân lý, còn Phật pháp thì lại cho rằng Lý Trí là “Sở Tri Chướng”, và bài xích nó là “vọng tưởng”. Các triết gia Tây phương thì cầu nơi Lý Trí, ỷ lại vào Lý Trí; còn nhà Phật thì lại đi phá trừ Lý Trí, phủ định Lý Trí. Cho nên, có thể bảo rằng hai bên nghịch hẳn nhau. Bản thân của triết học là thuộc về tương đối luận, chưa đạt đến cảnh giới tuyệt đối, thường bị sự hạn chế của thời gian, không gian, nên nội dung của triết học thường tùy theo thời đại mà thay đổi. Thật chẳng một ai dám công nhận triết học nào là triết học tuyệt đói. Phật pháp thì khác, Phật pháp là sự chân thực tuyệt đối, siêu việt thời gian không gian, nên trải qua muôn đời mà chẳng hề thay đổi”. (Đại Thừa Tuyệt Đối Luận – Nguyệt Khê Pháp Sư).

    A*- KHOE KHOANG NHƯNG THỰC SỰ KHÔNG AM TƯỜNG MÔN LUẬN LÝ:
    Qua những bài viết của ông Phan Khôi, tôi chắc chắn ông không mấy tâm đắc với những nguyên tắc căn bản của nền triết lý đạo học Đông phương nói trên. Đọc “Phan Khôi – Tiếng Việt, Báo Chí Và Thơ Mới” của Vu Gia, đến đoạn “Phan Khôi ra Huế xin học trường dòng . . làm quen với cô Luận Lý”. làm tôi bở ngở. Thật ra nhiều tài liệu cũng nói về việc ông Phan Khôi rất “mê” cô “Logique” (luận lý học), nhưng mê cô Logique mà lại theo học trường dòng mới là điều kỳ dị! Vì học trường dòng thì không thể không quen thuộc với “Kinh thánh” và “Thần học” của Gia Tô, mà “Kinh thánh” và “Thần học” thì lại là hai “tác phẩm” nỗi tiếng phi / phản luận lý! Học giả Đông Tây, xưa nay đều biết cả hai “cái học” nầy đều chỉ xây dựng trên nền tảng một “đức tin vô điều kiện”, hoàn toàn không có một chút luận lý học nào cả! Việc một học trò đã khá lớn tuổi mê môn luận lý trong một trường dòng thì không thể không làm cho người ta ngạc nhiên cho được!
    Bằng vào cách suy nghĩ, cách nói và viết, và những việc làm cố ý thiêng lệch, thiếu công bằng của ông Phan Khôi về hai nền văn minh Đông và Tây, độc giả cũng có thể tin được rất nhiều phần những lời phê bình, chỉ trích ông của nhiều tác giả, trong nhiều tác phẩm suốt chiều dài lịch sử văn học cận đại.
    Xin xem phần Phụ Lục, cuốn Nho Giao II của ông Trần Trọng Kim và những bài viết của ông Phan Khôi đăng trên báo Đông Pháp Thời Báo, Thần Chung, Nam Phong và Phụ Nữ Tân Văn. Qua những tài liệu nầy, độc giả không thể không nhận thấy những khuyết điểm lớn của ông. Như nói trong phần bàn về sự nghiệp dịch Kinh thánh của ông Phan Khôi, tôi không tin ông Phan có biệt tài về luận lý. Sự đam mê của ông với cô “logique” thật ra cũng chỉ là cái cớ, dùng như một vũ khí, rất “hợp thời” trong hoàn cảnh mà nước nhà đang cần “canh tân”, để miệt thị nền văn hóa, triết lý Đông phương mà thôi.
    Trong kho tàng tác phẩm “văn học” của ông, kể cả trong năm (5) năm trời mài miệt với cuốn Kinh thánh, ngoài một vài lời “hờn mát” với môn ” thần học” và nội dung cuốn sách nầy (Kinh thánh), ông không hề nặn ra được một lời phê bình chân thành nào cả. Nhất là việc phê phán, chỉ trích nội dung và đặc tính phi nhân ái, phi / phản luận lý, của Kinh thánh thì ông không bao giờ “đụng” tới. Tôi đưa ra nhận xét nầy không ngoài mục đích chứng minh rằng sự phê phán của ông Phan đối với văn hóa Á đông thật ra chỉ là việc làm thiêng vị, sai lầm, cố ý và có mục đích. Những việc làm và cách say nghĩ nầy của ông làm cho người đọc có thể xác định thêm lập trướng cực đoan thân Tây phương, củng cố thêm những chỉ trích, tố cáo ông đã quyết tâm phục vụ cho thực dân, xâm lược.
    Ngẫm nghĩ mãi về những nghi vấn nầy, nhiều khi tôi muốn la lớn: “Ngoài những kẻ cuồng tín, ai cũng có thể nói chuyện về luận lý học, ngoại trừ một người, người đó là ông Phan Khôi!”.

    B*- QUYẾT TÂM PHỦ BÁC NỀN VĂN HÓA ĐÔNG PHƯƠNG MỘT CÁCH CÓ CHỦ TRƯƠNG:
    I- Những cuộc tranh luận với ông Trần Trọng Kim:
    Tôi kể lại một số câu chuyện trong những cuộc tranh cãi của ông với ông Trần Trọng Kim, làm tiêu biểu cho sự nông cạn trong suy tư và sự khinh miệt của ông đới với nền đạo lý Đông phương, lập trường thiêng lệch và nỗi lòng hồ hởi một cách lộ liễu, cực đoan của ông đối với nền văn hóa du mục Tây phương.
    1- Vấn đề “Vô Thần Luận Giả”:
    Phụ Nữ Tân Văn sô 54 năm 1930, ông Phan Khôi viện vào câu “Tử bất ngữ quái, lực, loạn, thần” của Khổng tử mà kết án Ngài là “Vô thần luận giả”.
    Ông Trần Trọng Kim hỏi: “Đã tin rằng không có quỷ thần, thì sao còn bày ra tế tự làm chi?
    Ông Phan Khôi trả lời: “Đó là một vấn đề khác, cắt nghĩa ra đây rườm rà quá, xin cho tạm bỏ qua.”
    Theo tôi, đây không phải là cách lý luận. Nhưng may thay, về sau ông đã nhận sự sai lầm nầy với ông Trần Trọng Kim. Vậy ở đây chỉ nhắc lại như là một bằng chứng cho sự thiéu sót của ông mà thôi.
    Nhân đây tôi cũng xin bàn thêm, chữ “vô thần” suy từ chữ “thần” hay “hữu thần” mà người phương Tây quen thuộc. Đối với người Tây phương, chữ “Thần” trước đây có nghĩ là “Chúa”, là “độc thần”. Vì vậy họ thường định nghĩa “Vô thần” như sau: “atheist n (1571): one who denies the existence of God.”- Webster Ninth New Colligiate Dictionary Principal Copỷight 1983.
    Chính vì định nghĩa nầy mà trong thời Đệ Nhất Cọng Hòa, Ông Diệm đã không ngần ngại khẳn định lại giá trị pháp lý của Dụ Số 10 ngày 06 tháng 8 naăm 1950, thời Bảo Đại, liệt Phật giáo vào hàng những tổ chức xã hội, như hội thể thao, v.v. Vào thời buổi nầy, sau nhiều thế hệ, kinh nghiệm về tính “vô ý nghĩa” của “thần” nầy, nhiều người không còn kỳ thị với từ “vô thần” nữa. Xin xem vài ý tưởng nầy:
    * Vô thần là thói xấu của một số nhỏ những người thông minh (Atheism is the vice of a few intelligent people) – Voltaire- (1694-1778), Văn hào, Triết gia Pháp.
    * Một người vô thần không ghét Thần Ki Tô, hắn chỉ không thể tin được là một Thần có thể hiện hữu. (An atheist does not hate God; he simply is one who is unable to believce that a God exist) – Steve Allen.
    2- Khổng Tử trả lời Mạnh Ý Tử:
    Ông Phan Khôi viết,: “Ấy là như ở sách Luận ngữ, thiên Vi chánh, môn nhơn chép lời ngài đối đáp cùng Mạnh Ý Tử, chép rằng: “Mạnh Ý Tử hỏi về hiếu. Thầy trả lời rằng: Không trái (vô vi).”. Phan Khôi chỉ trích Khổng tử là “Mô lăng” qua câu trả lời nầy. Ông Trần Trong Kim phê bình: “Nhưng theo phương pháp của Ngài thì Ngài có hai lối: Một là ai hỏi Ngài điều gì, Ngài xem người ấy sở trường hay sở đoản về cái gì, rồi Ngài mới liệu mà trả lời cho hiểu ngay. Hai là “Bất phẩn bất khải, bất phỉ bất phát. Cử nhất ngung bất di tam ngung phản, tắc bất phục giả . Khi Ngài nói “vô vi” là đúng theo cái bệnh của Mạnh Ý Tử rồi. Vậy trước sau vẫn dùng phương pháp của mình là “luân luân thiện du”, tức là vẫn hợp với phép luận lý.”
    May thay cũng có khi ông Phan Khôi đã ghi nhận lịch sử môn Luận Lý trong nền văn hóa Đông phương. Phụ Nữ Tân Văn số 57, ngày 19-6-1930, trong bài “Người mở đường cho Luận lý học Á Đông – Khổng Tử và thuyết Chính Danh của Ngài”, ông Phan Khôi khẳng định Khổng Tử là thỉ tổ của Luận lý học Trung Hoa với thuyết “Chính Danh” cũng giống như Socrate ở Hy Lạp với thuyết “Khái Niệm”. Phan Khôi viết: “Chính Danh, nói theo tiếng ta tức là kêu cho trúng, mới nghe như là không trọng yếu mấy, bởi vậy Tử Lộ mới dám vọt miệng chê Ngài là “hư hoạt”. Nhưng xét ra trong sự học vấn, trong sự chính trị, mà cho trong sự gì cũng vậy, kêu tên cho trúng là sự trọng yếu lắm, chớ nên dễ dưng.” – PK-TVBC&TM, trg 158.
    Đó là nghĩa của chữ “Tùy” trong Nho giáo, cũng như “Khế Cơ khế lý”, “Tuỳ thời thuyết pháp”, “Tuỳ bịnh cho thuốc”, cách giáo hóa rất phổ biến của các vị Phật, Tổ, . . Ông Phan đã nói đến “mặc chí tâm thông”, và với sức học của ông, chắc chắn ông đã biết rõ môn tâm học và cách lý luận phủ định trong các nền triết học, văn hóa Đông phương. Không dễ hiểu được tại sao ông luôn luôn biện bác cái học nầy một cách gắn gượng và nông nỗi như vậy.
    3- Đào Ứng hỏi Mạnh Tử:
    “Đào Ứng (giả sử một câu chuyện để) hỏi Mạnh Tử: “Ông Thuấn là vua, ông Cao Dao là bề tôi, Cổ Tẩu (là cha của vua Thuấn) giết người, vậy phải làm sao?”
    “Mạnh Tử trả lời: “(Ông Cao Dao) cứ như luật mà trị tội.”
    “Vậy vua Thuấn không ngăn cấm sao?”
    “Đáp: “Ôi! Ông Thuấn sao có thể ngăn cấm được? Này, Cao Dao có chức vụ riêng của mình chứ.”
    “Vậy ông Thuấn phải làm sao?”
    “Trả lời: “Ông Thuấn phải xem việc bỏ thiên hạ (bỏ ngôi vua-TTK ) nhẹ như bỏ chiếc dép rách, mà cỏng cha đi trốn, noi theo chỗ bờ biển (nơi hẻo lánh-TTK) mà cư ngụ, suốt đời vui vẻ, quên hẳn chuyện thiên hạ.” – TTTC , trg. 1322.
    Ông Phan Khôi hiều lầm ý nghĩa trong câu trả lời của Mạnh Tử, lại thiếu cẩn thận, câu chấp nên mới vội vàng kết tội Mạnh Tử là “Mậu vọng”. Ông thực ra đã biết rõ môn “Luận lý” có nhiều hình thức và đã xuất hiện từ lâu lắm trong lịch sử của cả Đông và Tây phương. Chính ông đã “lạc dẫn” khi đưa ra những câu hỏi không dính dáng gì đên vấn đề, như: “Bắt thế nào được ông Thái Thượng Hoàng?”, “Trốn thì trốn đi đâu mà Cao Dao không bắt được?” Vì vậy Trần Trọng Kim không do dự phê phán, “Thế mà Phan tiên sinh lại không xét kỹ, rồi đem phép luận lý ở đâu ra mà cắt nghĩa sở dĩ tại sao mà bậy. Thế cũng đáng lấy làm kỳ thực!”, “Có lẽ vì cô Logique nhan sắc làm cho tiên sinh quẫn đi chăng?”, . . “thì tôi cho rằng chính tiên sinh mậu vọng chứ không phải Mạnh Tử.”
    Những câu hỏi ngoài đề nầy của ông Phan là những tỉ dụ về cái lỗi “biến canh luận điểm” của chính ông, mà ông đã dùng để phê bình Mạnh Tử – xem đoạn sau, “Vạn Chương hỏi Mạnh Tử”.
    Cứ theo cách lý luận cực đoan, ông Phan Khôi nhất định không bao giờ chịu thông cảm cho phép truyền đạt tâm ý trong nền văn hoá, triết học Đông phương. Những phương pháp tâm học như “Dĩ huyễn độ chân”, “Hành bất ngôn chi giáo”, “Giáo ngoại biệt truyền”, v.v. không thể nào làm cho ông Phan Khôi hội ý được. Vì không hội được ý nên ông Phan không thấy được giá trị luận lý bên trong. Những câu chuyện “dĩ tâm truyền tâm ” như vậy thật không thiếu gì trong lịch sử triết học Đông phương, như trong các câu chuyện “u mặc”, và “phép tâm truyền” trong “thiền môn” Đại thừa Phật giáo.
    Nhưng điều kỳ lạ nhất vẫn là việc tại sao ông đã từng chứng tỏ không hề có nỗi băng khoăng nầy khi ông cận kề vơi cuốn “Kinh thánh” cũng như khi ông suy tư về cái gọi là “Thần học” của Ky tô giáo. Trong lịch sử Đông Tây, không băng khoăng cách nầy thì băng khoăng cách khác, trong cũng như ngoài Giáo hội, không ai như ông Phan Khôi.
    4- Vạn Chương hỏi Mạnh Tử:
    “Vua Nghiêu có lấy thiên hạ cho vua Thuấn được không?”
    Ông Phan Khôi mang nặng tâm ý nô lệ cho cô “Logique” cực đoan, nên đã không chịu hiểu ý nghĩa chữ “cho” trong câu hỏi và chữ “không” trong câu trả lời của Mạnh Tử, vội vàng kết tội ông Mạnh Tử là “Mậu vọng”, là “Biến canh luận điểm”. Ông Trần Trọng Kim phê bình, “Mạnh Tử hiểu rõ ý ấy, trả lời ngay là “Không”, và lại giảng thêm cho rõ hơn nữa rằng: “Thiên tử không thể lấy thiên hạ mà cho người được”. Cứ theo cái lý tự nhiên mà hiểu, thì câu trả lời ấy ăn khớp với câu hỏi lắm, không có cái gì là “Biến canh luận điểm” như tiên sinh nói hết cả!”
    Một độc giả bình thường cũng có thể hiểu cái “ý” trong câu chuyện nầy. Không phải ông Nghiêu lấy tư cách cá nhân, xem ngôi vua là của riêng mình, mà đem cho ông Thuấn được. Khổng giáo ca ngợi tài đức của hai ông Nghiêu và Thuấn, đều xứng đáng là vua theo định nghĩa của Khổng giáo, nên việc vua Nghiêu đem ngôi vua cho vua Thuấn chỉ có nghĩa là một sự việc thuận theo lòng trời, lòng dân, và phải được xem như là cái “ý dân” là ‘ý trời” đã đem ngôi vua mà giao cho ông Thuấn. Ông Phan không hiểu chỗ nầy, tôi không tin là ông nhầm, mà là vì tôi rất hồ nghi rằng ông có chủ trương.
    5- Thuyết “Minh minh đức, thân dân, chỉ ư chí thiện”:
    Cuộc tranh luận nầy mới thật là hay, và liên quan trực tiếp đến căn bản triết lý của đạo Khổng. Câu chuyện dài và tế nhị, tôi chỉ trích một đoạn có ý nghĩa bao quát nhất. Muốn hiểu cặn kẻ vấn đề, đề nghị độc giả tham khảo thêm tài liệu, nhất là phần PHỤ-LỤC trong cuốn Nho Giáo – Trần Trọng Kim Tập 2.
    Ông Trần Trọng Kim viết: “Ba cái cương lĩnh trong sách Đại học là “minh minh đức, thân dân và chỉ ư chí thiện.” Minh minh đức là đối với mình, thân dân là đối với người, chỉ ư chí thiện là cái kết quả hoàn toàn của hai cương lĩnh kia. Cương lĩnh “minh minh đức” có năm điều mục, là: “cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân”; cương lĩnh thân dân có ba đièu mục, là: “tề gia, trị quốc và bình thiên hạ”; đều lấy lòng nhân ái làm cốt yếu. Đối với mình hay đối với người, đều phải đến chỗ “chí thiện”, tức là đến hết cái tính bản nhiên của trời phú cho mới thôi.
    “Cái nghĩa của ba cương lĩnh trong sách Đại học rõ ràng và quán thông từ gốc chí ngọn, thật là rất hợp với phương pháp chứng luận của Tây phương. Nay Phan tiên sinh theo cái nghĩa chữ “tân” mà cho là lấy “minh” mà cảm hóa mọi người từ gần đến xa, tức là do nhà ra nước, ra thiên hạ là không phải và trái với khoa học, như tiên sinh đã nói. Vì tiên sinh không xét cho kỹ cái nghĩa nguyên văn từ thời xưa, và lại nệ vì cái học của ông Trình, ông Chu, cho nên mới có sự lầm lẫn đó. Giá tiên sinh bẻ lỗi ông Trình ông Chu thì phải, chứ đem đổ lỗi ấy cho Khổng giáo thì thật là tiên sinh đã lầm.”
    Trong cuộc tranh luận nầy ông Phan Khôi có hai sai lầm căn bản: 1- Ông theo quan điểm của hai ông Trình Hạo và Chu Đôn Di, dùng chữ “tân dân”, thay vì từ nguyên văn của Khổng giáo là “thân dân”, nghĩa ngữ khác hẳn; 2- Trong khi lý luận về “điều kiện ắt có” trong tiến trình “tu thân” của đạo Khổng từ “cách vật, . . đến “bình thiên hạ”, thì ông lại gắn cho những bước phát triển của tiến trình nầy những “điều kiện đủ”, làm cho lý luận trở nên mơ hồ.
    6- “Vô khả, vô bất khả”:
    Trong “Khổng Tử với quan Toàn Quyền”, ông Phan Khôi đã trích và mĩa mai câu “Vô khả vô bất khả” một cách phiến diện đối với ý nghĩa rộng lớn mênh mông của chữ “Tùy” hay chữ “khế cơ, khế lý” trong nền luận lý, đạo học Đông Phương, để so sánh với hành vi chính trị xâm lược của Toàn quyền Pháp!
    Ông viết, “Nhưng mà không việc gì, xin quan Toàn quyền đừng lo, đã có đức Khổng Tử giáo chủ của chúng tôi đây ra mà bào chửa cho ngài. Đức Khổng Tử nói rằng: “Không thể nào là nên, không thể nào là không nên” (Vô khả vô bất khả)”.
    Hãy xem lại một vài câu chuyện diễn dụ ý nghĩa của “vô khả vô bất khả”:
    “Tử Hạ hỏi Khổng Tử: “Nhan Hồi là người thế nào ?”
    “Khổng Tử nói: – “Cái nhân của Nhan Hồi hơn ta”
    “Tử Hạ lại hỏi: – “Tử Cống là người thế nào?
    “- Cái mau mắn của Tứ hơn ta.
    – Tử Lộ là người thế nào ?
    – Cái dũng của Do hơn ta.
    – Tử Trương là người thế nào ?
    – Cái vẻ trang nghiêm của Sư hơn ta.”
    “Tử Hạ lấy làm lạ, đứng dậy, thưa: “Vậy thì tại sao bốn người ấy lại còn theo Thầy mà học?”
    “Khổng Tử nói: “Ở đây ta bảo cho:
    – Hồi chỉ biết nhân mà không biết lúc nào bất nhân;
    – Tứ chỉ biết mau mắn mà không biết lúc chậm chạp;
    – Do chỉ biết hùng dũng mà không biết lúc nên nhút nhát;
    – Sư chỉ biết trang nghiêm mà không biết lúc ung dung để hòa đồng với mọi người.
    “Nay gồm tất cả những cái hay của bốn người ấy có mà đổi với cái ta có, ta không đổi. Bởi vậy, họ phải thờ ta làm Thầy mà không có hai lòng” (Liệt Tử – Đệ tứ Thiên)
    Chữ “Tùy” trong cách thế ứng xử của người xưa: Cổ thời, người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung rất linh hoạt trong cách xử thế tiếp vật. Đó là cách ứng xử tùy thời, tùy nơi, tùy tâm cảnh, quyền biến vô ý, vô tắc, vô cố, vô chấp, vô ngã. Nó thể hiện sự nhu thuận, uyển chuyển, khôn ngoan lợi cả mình và lợi cả người, chứ không đồng thuận một cách tùy tiện. Cách hành xử như vậy đã vượt ra khỏi sự câu nệ, o ép, cố chấp theo một ý thức hệ hoặc một phạm trù tư tuởng đóng khung. Các hiền triết lảnh đạo thời Lý đã vần dụng nhuần nhuyễn thuyết Tam giáo đồng nguyên để chế định một mô thức xã hội dân chủ, rộng mở. Đó cũng là cách vận dụng chữ Tùy: “Đồng quy nhi thù đồ, nhất trí nhi bách lự”.
    “Chữ Tùy trong tư tuởng của Khổng Tử được cô đúc trong một mệnh đề: “Ngô tác di ư thị, vô khả vô bất khả” (Ta khác bọn họ: chẳng có việc gì mà ta quyết định phải làm, chẳng có việc gì ta quyết định phải bỏ – trích dịch bởi Đoàn Trung Cồn). Mệnh đề nầy được trích từ một đoạn văn bình luận của Khổng Tử về các danh sĩ đời trước: “Bá Di, Thúc Tề ngày xưa, những người bỏ công danh phú quý mà đi ẩn dật, Triều đại nhà Ân có bốn người: Bá Di, Thúc Tề, Ngu Trọng Di Dật; và đời nhà Chu có ba người: Châu Trùng, Liễu Hạ Huệ, Thiếu Liêm. Về những nhân vật nầy Khổng Tử luận rằng: “Chẳng khuất chí mình, chẳng nhục thân mình chỉ có hai ông Bá Di, Thúc Tề chứ còn ai nữa. Ông Liễu Hạ Huệ và ông Thiếu Liêm kém hơn phải khuất chí mình, phải nhục thân mình. Tuy vậy, lời nói của hai ông hợp với luận lý, việc làm của hai ông hợp với lòng mong đợi của dân. Chỉ có hai điều đó là đáng khen thôi. Còn ông Ngu Trọng và ông Di Dật tuy ẩn cư nơi xa vắng và ăn nói tự do phóng túng, nhưng giữ mình đúng lễ thanh khiết và biết phế bỏ đúng lẽ quyền biến.
    Kẻ sĩ Việt Nam ngày xưa khẳng định: “Xưa nay xuất xử thường hai lối”. Chọn lối nào còn tùy. Nói hai lối là cách nói phiếm định thật ra có năm bảy đường và nhiều hơn thế nữa. Ngày xưa kẻ sĩ sống giản dị. Ngay trong việc ăn mặc cũng tùy điều kiện mà không thay đổi, “y thực tự nhiên, tùy duỵên bất biến”. Kẻ sĩ ngày nay phần đông đánh mất truyền thống Nho học lại bị kẹt bởi các thứ duy nầy duy nọ do ảnh hưởng tư tưởng phương Tây nên tự đóng khung trong những phạm trù cứng nhắc: phải là thế nầy mà không là thế kia. “Ai theo ta là bạn, ai không theo ta là thù” Vì không lấy bất biến mà ứng với vạn biến nên dễ bị vong thân mất gốc. Vì khư khu giữ lấy ý kiến chủ quan, vì tuyệt đối hóa, duy nhất hóa mọi chuyện, vì bảo thủ cố chấp vị kỷ nên đánh mất tố chất của một kẻ sĩ: trước cường quyền thì khuất phục, trong giàu sang thì xa hoa, trong nghèo khổ thì thay đổi. Loại kẻ sĩ nầy xuất hiện nhan nhản trong thời Pháp thuộc.
    II- Tranh luận với thiền sư Thiện Chiếu:
    Hãy nghe một ít lời biện giải và phê bình của thiền sư Thiện Chiếu đăng trên Thần chung, Sài Gòn, s.311 (11.2.1930):
    Ông Phan Khôi đem Khổng giáo mà so sánh rằng:
    “Đạo của Khổng Tử, vì tại những người nối theo cắt nghĩa mỗi người sai lầm một ít, trải đời nọ sang đời kia, càng nhiều người cắt nghĩa thì càng sai, mà càng sai lại càng nhiều người cắt, vì vậy mà sách chất hàng đống. Phật giáo cũng một kiểu ấy”.
    Sư Thiện Chiếu viết:
    “Tôi có nói: “Nhờ các phái tranh biện nhau mới hiển lộ thêm nghĩa mầu trong kinh Phật”.
    “Tiên sanh lại cho: “khốn nhau là tại Kinh tạng và Luận tạng”.
    “Thưa tiên sanh, ấy là một sự sai lầm đáng tiếc vậy.
    “Tiên sanh nói: “Các đệ tử chép kinh chưa chắc đã đúng như lời Phật”.
    “Thưa tiên sanh: Tôi đã nói, trong kinh Niết bàn, Phật có dạy: “Y liễu nghĩa Kinh, bất y bất liễu nghĩa Kinh” (heo kinh rõ nghĩa, chớ theo kinh không rõ nghĩa). Thế thì ta có quyền phán đoán tự do, những lời trong kinh Phật, lời nào nói có lý thì ta theo, bằng vô lý thì thôi; ai biểu câu chấp chi từng chữ từng câu mà phải sợ đệ tử Phật chép kinh đúng cùng không đúng?”
    Và một đoạn khác nói về những “lý luận” vòng vo, mâu thuẩn của người nỗi danh thông bác môn “luận lý”:
    Sư Thiện Chiếu viết tiếp:
    “Có lửa thì có khói, tuy không thấy lửa, nhưng chỗ nào có khói thì suy lý ra biết rằng chỗ đó ắt có lửa. Ở cuối bài “Mấy lời thỉnh giáo”, tiên sanh nói “Khổng là Khổng, Phật là Phật” ấy là tiên sanh cho Khổng với Phật không phải như lửa với khói, sao ở đầu bài, tiên sanh lại đem Khổng giáo mà luận Phật giáo? Tôi nghe tiên sanh tinh về khoa luận lý học lắm, sao để cho trước sau nó mâu thuẫn với nhau?
    “Sự lý trong thiên hạ vô cùng, không phải mỗi việc mỗi biết hết được. Nhưng việc nào mình biết thì cứ chịu ngay rằng biết, còn việc nào mình chẳng biết thì cũng phải dám chịu ngay rằng chẳng biết, ấy mới thiệt là biết. Nếu cái nào mình chưa biết mà dám nói đến cái đó, thì chẳng những là có quan hệ, mà lại rất là nguy hiểm.
    “Thưa tiên sanh: Có phải như vậy không ?”

    C*- CỔ SÚY VĂN HÓA TÂY PHƯƠNG – THÂN THIỆN VỚI THỰC DÂN VÀ GS TRUYỀN GIÁO:
    I- Ông Phan Khôi đầu tư tâm và trí vào công cuộc dịch Kinh thánh:
    PHAN KHÔI VÀ PHIÊN DỊCH KINH THÁNH TIẾNG VIỆT ( 1920-1925)
    http://antontruongthang.com/l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD/phan-khoi-va-phien-d%E1%BB%8Bch-kinh-thanh-ti%E1%BA%BFng-vi%E1%BB%87t-1920-1925/
    Từ thế kỷ 19, các Hội Thánh Tin Lành đã phát động mạnh mẻ phong trào truyền giáo trên khắp thế giới. Nhiều Giáo Hội Phúc âm muốn mang ánh sáng Chúa Giêsu – Christ đến Đông Dương thuộc Pháp. Nhưng do những lo ngại của nhà cầm quyền Pháp và Nam Triều thời ấy, kế hoạch trên chưa được thuận lợi.
    “ Ðến mùa xuân năm 1911, các Giáo sĩ R. A. Jaffay, Paul M. Hosler và G. Lloyd Huglers đến hải cảng Tourane, ở Trung phần Việt Nam. Họ mua được một cơ sở ở góc đường Khải Ðịnh, số 66 và đường Nguyễn Hoàng, số 67 để làm trụ sở truyền giáo, đó là trụ sở đầu tiên của hội. Sau khi hoàn tất công tác, họ trở lại Trung Hoa. Giáo sĩ Jaffray không được phép làm giáo sĩ thường xuyên tại Việt Nam, Giáo sĩ Huglers được gọi về Nữu-ước để lảnh nhiệm vụ cao trọng hơn nên chỉ còn Giáo sĩ Hosler trở lại Ðông Dương một mình. Ông khởi sự học tiếng Việt và đồng thời bắt đầu giảng Tin Lành. (Trích quyển Bốn mươi sáu năm chức vụ, hồi ký của Mục sư Lê Văn Thái).
    http://www.tinlanhhouston.org/hoithanh/TrangNh%C3%
    A0/tabid/36/ctl/Details/mid/508/ItemID/1/Default.aspx
    Ông Phan Khôi học tiếng Pháp rất trể, “ông học tiếng Pháp cùng với học trò của ông” – Vu Gia. Ông tự học nhiều hơn và việc tự học tiếng Pháp tiến bộ nhanh chóng, được nhiều người khen ngợi. Tuy vậy khả năng Pháp ngữ của ông không cao, nên có ngươi cho rằng “luyện tiếng Pháp cũng là một lý do để ông tình nguyện dịch Kinh thánh”. Tuy nhiên việc ông Phan Khôi đầu tư trí tuệ trong năm năm (5 năm) để dịch cuốn Kinh thánh làm cho tôi hết sức kinh ngạc. * Một lưu ý quan trọng: Trong thời buổi này hầu như người đi học ai cũng thông thạo tiếng Pháp, ngoại trừ một thiểu số, trong đó có ông Phan Khôi. Ông Phan là người không thông thạo tiếng Pháp mà lại được “HT Tin Lành” tín nhiệm giao việc dịch “kinh thánh”, việc này ắt phải có một ý nghĩa đặc biệt: Không ai chịu tham gia, trừ ông Khôi. Như vậy chắc chắn ngay trong thời buổi đầu, ông đã phải có những sinh hoạt thân cận với họ lắm.
    Ông Phan Khôi nói nhièu về Kinh thánh, làm như đây là chuyên môn và sở hiếu của ông vậy. Nhưng tôi ít (không) nghe ông nói về “thần học” một môn “học” rất phổ biến ở Tây phương, đi đôi và hổ trợ cho cuốn Kinh thánh. Biết Kinh thánh mà không biết thần học, thì là một điều lạ. Nếu biết Kinh thánh mà không biết thần học và không biết cả cái văn hóa du mục của người phương Tây, thì lại càng lạ hơn nữa, nhất là đối với một nhân vật như ông Phan.
    Thomas Hobbes (1588-1679), Tư tưởng gia Anh: * Thần học là vương quốc của sự tối tăm (Theology is the kingdom of darkness).
    Muốn dịch một tác phẩm nào, khả năng ngôn ngữ chỉ là điều ắt có, nhưng chưa đủ. Người dịch còn phải hiểu và tâm đắc vơi nội dung và văn tự . . của tác phẩm. Điều nầy ông Phan đã hội đủ. Ông viết trong bài “Giới thiệu Kinh Thánh Báo”, “Ai đã thông thạo Kinh Thánh rồi thì chắc hiểu sâu hơn mà lấy làm khoái lắm”. Và bây giờ tôi xin bàn về hai đặc tính nầy: “Hiểu” và “Hứng khởi” trong lòng của ông Phan Khôi.
    Thích hợp với vũ trụ quan, nhân sinh quan trong Kinh thánh, tạm xem là việc riêng của ông. Nhưng “hiểu” được cuốn Kinh thánh là điều hết sức kỳ dị! Vì sao? Kinh thánh là “một cái gì” không thể hiểu được, nó chỉ để “Tin” mà thôi. Tôi chưa nghe ai nói mình “hiểu” Kinh thánh bao giờ. Ngoại trừ những người đã “Tin”, tin một cách vô điều kiện, vì “Phúc cho những kẻ không biết mà tin”, thì họ làm gì với nó cũng được, không chỉ phải dịch nó mà thôi. Chính vì vậy mà bao nhiêu người dịch, thì có bấy nhiêu bản “Kinh thánh” khác nhau, khác đến nỗi có nhiều câu còn mâu thuẩn với nhau nữa! Nhưng điều nầy thì hoàn toàn không đúng với ông Phan Khôi. Vì qua nhiều bài viết của ông, tôi xác định ông Phan Khôi không tin Kinh thánh. Tóm lại lý do đề ông có thể dịch được cuốn sách nầy là ông phải “hiểu sâu” và “Hứng khởi” với nó.
    * Cái “Hiểu” và “Hứng khởi” (“Khoái lắm”) của ông Phan Khôi: Không thể nói ra cái hiểu và hứng khởi của ông được, nên tôi xin giới thiệu với độc giả vài điều trong Kinh thánh, để quý vị cùng với tôi suy nghĩ xem thử ông có thể “Hiểu” và “Hứng khởi” được như thế nào? Tôi xin được rào đón trước: Trong bài nầy, tôi không chủ trương nói đến Kinh thánh. Một ít trích dịch Kinh thánh là việc làm bất đắc dĩ, chỉ đủ để phản bác lập luận cục bộ của ông Phan Khôi mà thôi. Kính xin độc giả hội ý. Đa ta.
    1- Kinh thánh nói rằng vũ trụ được Chúa làm ra trước đây khoảng 6 ngàn năm. Ông Phan Khôi lại là người yêu khoa học lắm. Ông yêu khoa học thực nghiệm của Tây phương đến nỗi vì vậy mà ông phỉ báng hết tất cả các nền văn minh khác, mà ông cho là không khoa học. Vậy với tinh thần khoa học, ông hiểu chuyện nầy như thế nào?
    2- Genesis 3:16: “Và ngài phán cùng người đàn bà, “Ta sẽ làm tăng thêm nạn khổ cho ngươi trong khi thai nghén và nỗi đau đớn khi sinh đẻ. Mặc dầu vậy, ngươi sẽ còn sự ham muốn chồng ngươi, và vì vậy người sẽ lệ thuộc ông ta.” Tôi thật bàng hoàng, không biết ông Phan Khôi hiểu và hứng khởi làm sao với điều nầy?
    3- Về câu chuyện ông Lot và hai người con gái của ông, Genesis 19:32, “Nầy nhé, Chúng ta hãy làm cho cha chúng ta say, sao cho chúng ta có thể ngủ với ông và có con với ông.” Không tưởng tượng nỗi ông Phan Khôi “Khoái lắm” như thế nào khi ngẫm nghĩ và dịch đoạn nầy?
    4- Exodus 21:23 – 25 “Nhưng nếu có ai làm hại đến các con, thì ta sẽ mạng đổi mạng, mắt đổi mắt, răng đổi răng, tay đổi tay, chân đổi chân, thiêu thân đổi thiêu thân, vết thương đổi vết thương, lằn roi đổi lằn roi”. Hãy tưởng tượng ông Phan Khôi hứng khởi làm sao?
    5- Numbers 31:36-40 “Nửa chia cho binh lính là 337,500 cừu và dê, trong đó 675 đã là thuế nộp cho Chúa; 36,000 gia súc cho binh lính, trong đó 72 đã là thuế nộp cho Chúa; 30,500 con lừa cho binh lính, trong đó 61 đã là thuế nộp cho Chúa; và 16,000 cô gái trinh cho binh lính, trong đó 32 cô gái trinh đã là thuế nộp cho Chúa”. Khi để tâm để ý dịch câu chuyện về 32 cô gái trinh nầy, tôi tò mò muốn biết, ông Phan Khôi “khoái lắm” thể nào!
    6- Deuteromony 12:3 “Đạp đổ những bàn thờ và đập vỡ những cột đá thiêng liêng của chúng thành từng mảnh vụn. Đốt bỏ những hình tượng . . . của chúng và chặc những hình tượng của chúng nó xuống, sao cho chúng nó sẽ không bao giờ còn được thờ phượng nữa ở những nơi đó” (“Tear down their altars and smash their sacred stone pillars to pieces. Burn their symbols of the goddess Asherah and chop down their idols, so that they will never again be worshipped at those places”). Tôi muốn biết ông Phan Khôi “khoái” cái cảnh phả đổ chùa chiềng, đình miếu, tượng Phật, tượng thần, hũy hoại các nền văn hóa khác của người Tây phương như thế nào?
    Và với vô số những điều tương tự! . . Chẳng lẽ ông Phan Khôi làm công việc nầy, chỉ như là nhắm mắt, bịt tai để kiếm tiền? Qua nhiều tài liệu, ông thật sự ca ngợi nó và chính việc làm nầy của ông.
    Trong bài “Giới Thiệu Và Phê Bình Thánh Kinh Báo – Phan Khôi 1930 “, ông viết:
    “Ở đời, ta phải có mục đích cao xa, nghĩ đến đời đời vô cùng, chớ chẳng phải chỉ lo tính trong tạm thời mà thôi. Không nên để hoàn cảnh uốn nắn tánh nết mình. Ai bị hoàn cảnh sai khiến ấy là người rất nhát, “giống như sóng biển bị gió động mà đưa đi đẩy đi đó” (Gia-cơ 1: 6). Cái giá một người có chí quả quyết chống nỗi điều ác, giữ vững điều thiện, thật gấp triệu lần những người yếu chí nhát gan. Ta nên theo gương sáng của Đa-ni-ên quyết chí trong lòng rằng không chịu ô uế bởi đồ ngon vua ăn và rượu vua uống” (Đa-ni-ên 1: 8).
    Hai câu nầy, và cả hai đoạn văn nầy, trong Kinh thánh thật ra chỉ là để kiểu thị một sự vâng lời vô điều kiện, một hình thức nô lệ trong ý tưởng và tâm hồn. Ông Phan Khôi đã xử dụng cách trích dẫn nữa vời, để biến đen thành trắng. Rõ ràng ông đang bắt chước lý lẽ và giọng điệu của các nhà truyền giáo, giới người đã có ảnh hưởng quyết định mọi bước đi của bọn thực dân.
    Cái hùng khí trong “Chánh Khí Ca”, trong “Bình Ngô Đại Cáo”, cái uyên thâm của tinh thần Bát Nhã không làm cho ông Phan cảm động. Ông viết:
    “Đây tôi giới thiệu Thánh Kinh báo là chuyên về một mặt văn học. “Kinh Thánh đây tức là Bible, gồm cả Cựu ước và Tân ước. Người có đạo Cơ-đốc ở xứ ta bất luận Cựu giáo (Catholique) hay Tân giáo (Protestant) đều dịch ra tiếng ta kêu bằng Kinh Thánh. Có nhiều người An Nam mình, theo cái óc cũ, thấy đạo khác thì không ưa, nói rằng: Kinh Thánh là do người có đạo họ tôn trọng kinh của họ mà kêu như vậy; còn mình, người ngoại, không tội chi mà kêu Kinh Thánh như họ.”
    Ông Phan giỏi môn luận lý như vậy mà lại làm ngơ hay không hề biết gì về quỹ thuật lạm dụng danh từ của các nhà tuyền giáo! Ông viết: “Ai nói vậy là còn hẹp hòi quá, không hiểu sự học đời nay. Ở bên Tàu và Nhựt Bổn, người không theo đạo cũng kêu bằng Kinh Thánh như người có đạo vậy, vì hai chữ ấy đã thành một cái tên riêng (nom propre) rồi.”
    Ông dùng từ “không theo đạo” để đối ứng với từ “có đạo” là sai cả ngữ lẫn nghĩa rồi! Trái với “có đạo” phải dịch là “không có đạo” hay là “vô đạo” mới đúng! Ông Phan Khôi nói vậy là không được cởi mở với dân tộc Á đông. Bản chất người Á Đông, người Việt Nam là bao du

  2. Thử Tìm Khuyết Điểm của ông PHAN KHÔI
    Phan Như Diệp – Xuân Quý-Tỵ
    *****
    FOR VIỆT NAM
    Giới thiệu:
    “Phan Khôi (潘魁, 1887-1959) là một “học giả” có tên tuổi, nhất là ở miền Nam Việt Nam”, một nhà thơ, nhà văn, cháu ngoại của Tổng đốc Hoàng Diệu, đỗ Tú tài chữ Hán năm 19 tuổi, mở đầu và cổ vũ cho Thơ mới”. Ông Phan Khôi là một nhân vật lịch sử văn học cận đại của Việt Nam. Sự nghiệp viết văn của ông đã quá dày; từ đó đến nay, tác phẩm viết về ông lại còn mấy lần dày hơn. Sách vở, báo chỉ đã nhiều mà bài viết trên mạng thì lại càng phong phú thập bội.
    Tôi có nhiều lý do mà từ đó tôi có được nhiều cảm hứng viết về ông Phan Khôi. Một vài trong những lý do đó là tôi có vài điểm giống ông Phan Khôi: Ông Phan là người Việt Nam, tôi cũng vậy; ông là người Quảng Nam, tôi cũng vậy; ông họ Phan, tôi cũng họ Phan, . . không hãnh diện sao được! Còn chỗ khác nhau thì chắc là nhiều lắm, không dám kể ra!
    Viết về những nhân vật như vậy là một việc rất khó, vì nhiều lý do, mà sự nể trọng và lòng e ngại, sợ sai lầm là điều nghiêm trọng nhất. Đã không có mấy người, nhất là trong thời buổi trắng đen lẫn lộn nầy, dám phê bình, chỉ trích ông, mà hầu hết những lời phê bình đã trở thành mục tiêu của những phản bác nặng nề! Nhưng viết lặp lại những gì nhiều người đã viết, đã biết thì lại là một việc làm không mấy ý nghĩa. Vậy nên tôi cố gắng viết thêm những điều mới, để giới thiệu những nhận xét thô thiển của mình. Nếu đúng thì may mắn, mà nếu có sai, thì cũng xin thức giả châm chước cho vậy. Trong bài viết nầy, tôi không ca ngợi và không chủ trương bàn về những ưu điểm của ông. Điều nầy không có nghĩa là tôi không có lòng kính phục ông, mà chỉ là vì, như tôi nghĩ, hay thì đã hay lắm rồi, lời khen của tôi không làm cho ông hay hơn được nữa.
    Trong lịch sử xã hội Tây Âu, triết gia xuất hiện không phải ít, triết thuyết của nhiều vị rất cao siêu. Nhưng có hai điều nầy rất quan trọng: Một là vì triết lý của họ nếu không chống thì cũng không thích hợp với nền “văn hóa độc thần bất khoan nhượng”, nên suốt trong chiều dài lịch sử bị vùi dập bởi những “bó đuốc và lưỡi gươm” (Xem Linh mục Trần Tam Tỉnh). Điều thứ hai mà ai ai cũng phải công nhận, là trong cuộc sống xã hội Tây phương, nền văn hóa của họ 99% là văn hóa Kinh thánh. Đây là lý do quan yếu mà khi phê bình môn luận lý và lòng thiêng vị văn hóa Tây phương của ông Phan Khôi, tôi không thể không nói đến Kinh thánh, mà ông luôn luôn đề cập trong quyết tâm cổ suý nền văn hóa nầy, và việc ông dùng “lý luận” để phủ bác văn hóa Đông phương. Vì vậy, nếu tôi phải nói đến Kinh thánh khi bàn về quan điểm của ông Phan Khôi đối với nền văn hóa Tây phương, thì đó chỉ là một việc làm bị bắt buộc (bất đắc dĩ), để dẫn chứng lý lẽ, biện bác quan điểm của ông Phan Khôi mà thôi. Tuyệt đối không có ý phê phán “tôn giáo”. Đọc đến những đoạn như vậy, mong độc giả chỉ lưu ý đến thực tính của vấn đề mà đừng cho cảm xúc lôi kéo theo sở nguyện của mình. Dẫu sao thì cũng xin cho được cái tinh thần: “Quân tử diệc nhân nhi dĩ hĩ, hà bất đồng.”
    Tìm hiểu sự thật lịch sử đâu có phải để kết tội ai hay để gây bất hòa giữa tôn giáo nầy với tôn giáo khác. Ngược lại, hiểu lịch sử chính là để đừng vấp nữa những sai lầm trong quá khứ, những sai lầm đến từ bên ngoài làm chảy máu giữa những người con của cùng một dân tộc. Tôn giáo là thiêng liêng và tự do tôn giáo là quyền tự do căn bản của con người. Chính vì tôn trọng sự thiêng liêng đó mà mọi sự lạm dụng tôn giáo vì một mục đích khác, đều cần phải được đè phòng và phê phán triệt để.
    Trong toàn bộ bài viết tôi sẽ đặt trọng tâm thảo luận vào bốn vấn đề xem như tiêu biểu nhất của ông Phan Khôi:
    a- Vấn đề “luận lý”,
    b- Vấn đề ông phủ bác văn hóa Đông phương,
    c- Vấn đề ông ca ngợi, cổ súy văn hóa Tây phương. Sống cuộc đời thân thiện với thực dân và các giới tuyền giáo. Và
    d- Vấn đề ông ngoảnh mặt làm ngơ trước nền đô hộ của thực dân Pháp, cảnh sống nô lệ của muôn dân, và những cuộc kháng chiến chống xâm lăng của dân tộc.
    Trong hầu hết các chương, tôi sẽ cố ý giới hạn việc lý luận, không thể không mang tính chủ quan, ở mức tối thiểu; và thay vào đó, tôi thương trích thuật những kinh điển Đông Tây, quan điểm của nhiều nhân vật lịch sử mà uy tin không còn là vấn đề để chúng ta phải bàn cãi nữa. Thường độc giả sẽ có cơ hội suy gẫm nhiều hơn, đễ tránh được sự nghi ngờ, phân vân phải trái. Đây cũng là phương pháp tôi dùng để tránh cái thị phi đúng sai nhỉ ngã. Mong độc giả hội ý.
    Kinh xin đa tạ.
    *****
    Sự nghiệp của ông Phan Khôi, phản ánh và tình cảm của cộng đồng xã hội đối với ông có thể chia ra làm bốn (4) thời kỳ:
    1- Trước năm 1945:
    Sự nghiệp của ông Phan Khôi có thể nói được tập trung hầu như toàn bộ trong thời kỳ nầy. Vì vậy nhận xét, bình phẩm về sự nghiệp của ông, cũng như về chính ông, của người đương thời phải đương nhiên có giá trị nghiêm chỉnh, thông thoáng, đáng tin hơn hết. Nhưng nếu vậy thì chúng ta sẽ thấy một kết luận rõ ràng, chê thì nhiều mà khen thì ít! Vu Gia là một người trong thời buổi ngày nay, đã rất tích cực ca ngợi ông Phan Khôi, mà trong PK-TVBC&TM , cũng phải than: “Nói chung, đọc qua những bài viết trong cuộc đời báo chỉ của Phan Khôi, thì người đọc kiếm được những lời khen như vậy (như những lời khen ông Phạm Quỳnh-PND) không nhiều.”
    Nhiều người, nhất là ở các thế hệ sau 1975, thường ca ngợi khả năng luận lý của ông. Nhưng như tôi sẽ chứng minh ttrong bài nầy, điều nầy không đúng sự thật. Hãy đọc lại những câu chuyện lý lụân để quảng bá cho “đổi mới” của ông. Ở đây tôi xin sơ dẫn một tỷ dụ tượng trưng đầu tiên để gới thiệu, trong nhiều tranh cãi, ông hay đưa ra một câu hỏi cuối cùng làm như là quyết định lắm: “Có muốn đổi mới hay không? Nếu đổi thì đổi còn không thì thôi!” Đương thời câu hỏi nầy cục bộ, vô nghĩa! Vì sao? Ở vào thời buổi đó, không có ai là không muốn đổi mới. Câu trả lời đương nhiên là “Có”, vậy còn hỏi làm gì? Đáng lẽ phải hỏi câu nầy: “Chúng ta đổi mới như thế nào?” Đây mới là chỗ khác nhau giữa ông và nhân vật đương thời. Nhưng nếu dùng câu hỏi nầy, ông sẽ thấy ngay tính lập dị của mình. Cách đổi mới của ông rất cực đoan, phá hết cái cũ, lấy hết cái mới! Ông Phan cực đoan đến nỗi ông Trần Trọng Kim cũng phải tán thán, “Tiên sinh nhiệt tâm đến nỗi cái tinh thần nuôi tiên sinh từ thuở nhỏ đến giờ, mà đến khi chia tay ra đi, không được một giọt nước mắt!” (lời ông Phan Khôi). Chủ trương của những người làm văn hóa, chính trị lúc bấy giờ, đa số là phá cái xấu, cái dỡ mà đổi lấy cái tốt, cái hay. Đó mới là tinh thần Cách Mạng. Ở đây chúng ta thấy thêm một sai lỗi nặng nề và cố tình nữa của ông Phan Khôi. Từ vấn đề “Đổi mới như thế nào?”, mà ông e dè với sự cực đoan lúng túng của mình, ông đã “biến canh luận điểm” qua một vấn đề khác “Có đổi mới hay không” để tìm cách chiếm thượng phong!
    Ngoài thái độ cực đoan, ông còn khá vôi vàng, sôi nỗi mà thiếu đi phần khiêm tốn. Xét lại những lần tranh cãi, lời lẽ của ông thường nặng nề hơn những đối thủ đương thời. Nhiều khi ông không ngần ngại kết tội người khác “hương nguyện”, “học phiệt” . .thậm chí cả ông Khổng Tử, Mạnh Tử cũng bị ông chê “Mô Lăng “, “Mậu vọng “, “Biến canh luận điểm”, mà như ông Trần Trọng Kim, Sư Thiện Chiếu đã phân tích và phê bình, đều là những kết luận sai lầm từ những luận lý sai lầm! Câu phương ngôn “Lý sự Phan Khôi” được nhiều người đời nay dùng để ngợi khen ông. Nhưng đừng quên rằng, ngoài ý nghĩa “rất Quảng nam”, thường nó còn là một lời chê bai mát mẻ, có ý nghĩa na ná như “Quảng Nam hay cãi”, “cãi vòng vo”, “cãi bướng” mà dân thôn quê mộc mạc thường gọi là “cãi lấy được . .!”. Người dân Quảng Nam đơn sơ mộc mạc không hay văn hoa với những từ “lý luận”, “thảo luận”, v.v. mà những việc nầy thường được họ gọi một cách nôm na là “cãi lộn”. Từ “Lý sự” cũng vậy, nó không phải chỉ có ý nghĩa là lý luận một cách thông thường, mà còn diễn tả một ý nghĩa chê trách, xem thường “Lý lẽ lôi thôi!”, trong ” Ở đó mà lý sự!..”. Bằng vào sinh hoạt của ông, tôi thấy cái nghĩa sau thích hợp hơn. Tôi nhớ có người còn cho rằng một đời làm văn mà được một lời khen như vậy (“Lý sự Phan Khôi”) cũng là đủ lắm rồi. Nghĩ như vậy thật là không hiểu gì về tập quán của người Quảng Nam.
    Trước hết, xin tạm dừng để nói nhỏ một chút về việc gia đình của ông. Trường hợp ông Phan cũng nên nói lắm, vì nó có một ý nghĩa rất căn bản. Về tinh thần “đổi mới”, ông Phan hình như không lưu tâm đến việc đổi mới chính mình. Đúng vậy, trong thời đại của ông, nhất là trong giai đoạn hưng khởi nhất của sự nghiệp làm báo của ông, không mấy người ngợi khen, ngược lại nhiều người còn kết án ông nữa. Tại sao? Theo tôi, vì cách đổi mới của ông quả vội vàng, cực đoan, và nhất là phiến diện. Ông để vợ mình ở lại quê nhà, lo việc thờ phượng, phụng sự cha mẹ, việc nhà, . , rồi ông còn giao cho vợ trách nhiệm phải đi cưới vợ bé cho ông. Bà Phan Thị Mỹ Khanh, con gái của ông, kể: “Vào khoảng cuối năm 1932, cha tôi ở Sài Gòn viết thư về cho ông nội tôi xin phép được lấy vợ bé”. Bà Mỹ Khanh viết tiếp: “Phần cha tôi, ông không bỏ ý định tìm vợ bé. Ông giao hẹn với mẹ tôi: “Việc tôi ủy thác cho mình, mình làm không kết quả, thì từ nay về sau nếu tôi gặp đám nào khá hơn, tôi tự lo lấy, mỉnh không được phiền trách!” Mẹ tôi đành chấp nhận, không còn biết nói gì hơn!” – PK-TVBC&TM. Ai cũng có thể hỏi, cái Nữ Quyền, cái “đổi mới”, ông Phan để ở đâu rồi? Ông quyết theo Tây phương vô điều kiện, vậy ông cũng phải biết vào thời buổi đó, nhiều nước phương Tây đã có luật một vợ một chồng!
    Đến đây tôi nhớ lại câu chuyên Án Anh “kháng chỉ”, không chịu lấy Công Chúa của vua Tề Cảnh Công, vì lòng tôn sùng cái lẽ đạo “Tao khang chi thê bất khả hạ đường” của Nho giáo. Nhìn ông phan Khôi, tôi “buồn” cho Án Anh thiệt là “lỗi thời” vậy! Khổng Mạnh cổ võ cái đức “Tào Khang”. Tôi biết ông Phan chê cái đạo đức của Khổng giáo, nhưng tôi thực không biết cái đạo đức của ông là gì!
    Đương thời sự phản đối, phê bình, công kích ông Phan thì không ít. Tôi xin giới thiệu hai sự kiện tượng trưng, rất có ý nghĩa:
    a- Ông Tản Đà: Sau bài “Cái cười của con Rồng cháu Tiên”, ông Phan Khôi bị ông Tản Đà, Nguyễn Tiên Lãng, Văn Bằng phản đối kịch liệt trên An Nam Tạp Chí. Riêng Tản Đà viết bốn bài liền (số 26 ngày 13-2-1932, số 29 ngày 20-2-1932, số 34 ngày 26-2-1932, và số 37 ngày 16-4-1932) với chung một tiêu đề “Một cái tai nạn lưu hành ở Nam Kỳ: Phan Khôi”. Những người phản đối Phan Khôi đều cho rằng ông Phan là “Hữu tài mà bất ngẫu”, muốn mạ lỵ cả dân tộc, cả Tổ tiên, cả giang sang đất nước. Theo Tản Đà, Phan Khôi vào Sài Gòn để “một mình một chợ, tha hồ nói những điều tàm bậy để tiết tả cái phẩn, cái cuồng. “Và Tản Đà đã thực sự phẩn nộ, muốn làm đao phủ thủ lấy đầu Phan Khôi”.
    Tiếc thay! con Tạo ghen tài, mà “hữu tài bất ngẫu”(2); đã bất ngẫu, làm nên tai vạ, thành ra ngã vào như câu ở trong một quyển tiểu thuyết lục bát: “Chữ tài 才 liền với chữ tai 災 một vần (3)”!
    Nay nghĩ về thân thế ông Phan Khôi, đáng tiếc đáng buồn; mà những người có can liên đến cái chỗ đáng tiếc đáng buồn trong thân thế ông Khôi, là ai? Một là ông Phạm Quỳnh, hai là ông Hoàng Thúc Kháng, ba là vợ chồng ông Nguyễn Đức Nhuận vậy.
    Cứ những lời của ông Khôi viết ở trong tờ Tân văn, có nhiều những tính chất tầm bậy (như bài Cái cười của con rồng cháu tiên); mà hại cho phụ nữ về phần nhiều (như lời bài kích Tống nho về câu ngạ tử sự thậm tiểu, thất tiết sự thậm đại)… Sự hại đó, không phải là ông Khôi có định chí làm hại; chỉ là ông quá dụng sức về nhẽ “ăn cây nào, rào cây ấy”,
    b- Thân phụ của ông Phan: Nhìn cách sống của ông Phan Khôi, thân phụ ông không hề yên lòng. Bà Mỹ Khanh nói: “Nghĩ đến ngày cuối đời, trong tâm trạng ấy, ông tôi làm sẳn đôi câu đối dưới đây và dặn dò con cháu khi nào ông nhắm mắt xuôi tay thì treo trước linh cữu và bàn thờ ông:
    “Thậm hỹ ngô đức suy, phụ tử gia đình phân học thuật
    Thương tai thời cuộc biến, tôn tầng xã hội thục cương suy”.
    Tạm dịch:
    “Ngán nỗi đức ta suy, tình cảnh cha con học thuật chia đôi như thế vậy.
    Thương thay thời cuộc biến, nhân quyền xã hội mối giềng cầm nắm biết ai đây.”
    Bà Mỹ Khanh nói tiếp: “Câu đối ông tôi để lại:
    “Từ quan vi tứ thập, nghi nhàn cảnh bất nhàn, ưu hoạn tầng niên duyên nữ tử.
    Phụ tội ức tam thiên, dục hiếu do vô hiếu, bi toan hà xứ tố cao thiên.”
    Tạm dịch:
    “Từ quan tuổi chửa bốn mươi, đáng nhàn mà chẳng được nhàn, lo lắng mãi vì con cái cả.
    Mang tội nặng quá ba ngàn, muốn hiếu nhưng chưa tròn hiếu, đau thương kêu với đất trời hay”.
    Xem như vậy, việc trong gia đình, ông Phan Khôi đã không hề sống một chút nào cho cha, cũng như cho chính vợ của ông . . . Văn hóa Á Đông coi “Hiếu” và “Nghĩa” là hai cái “Đức” lớn nhất trong đạo làm người: “Nhân Sinh Bách Hạnh Hiếu Vi Tiên 人生百行孝為先”- Khổng – “Dĩ Hiếu Vi Bổn (Luận)”- Phật. Xem ra ông Phan Khôi không biết gì về hai cái “Đức” lớn nầy. Việc ông Phan Khôi phản đối quan điểm “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của Khổng giáo quả đã có cơ sở. Ông hoàn toàn không quan tâm đến những vấn đề đạo đức căn bản theo quan điểm Đông phương. Nếu ông biết rằng trong triết lý Tư Bản không có cái yếu tố nào được gọi là “đạo đức”, thì ông là người không hề có chút ý thức nào về vấn đề đạo đức con gnười và xã hội. Rõ ràng ông Phan Khôi không bao giờ có thể sẳn sàng “bỏ chiếc dép rách” vì nguyện vọng của cha mình.
    2- Từ 1945 đến thời “Nhân Văn Giai Phẩm” (1956):
    Thời gian nầy ông ở ngoài Bắc, đảm trách một số vai trò khá quan trọng, nhưng sinh hoạt thì không có nhiều đặc điểm để thảo luận, cho đến khi khởi diễn vụ “Nhân Văn Giai Phẩm”, một sự kiện mà cho đến nay càng ngày càng trở nên quan trọng, nhờ vào quyết tâm lợi dụng, phóng đại của những kẻ chống đối chế độ miền Bắc.
    3- Từ sau “Nhân Văn Giai Phẩm” đến 1975:
    Ông Phan Khôi vốn có tính tình phóng khoáng, tự do. Việc ông tập kết và sinh hoạt khá lặng lẽ trong một thời gian ở “đàng Ngoài” cũng đáng lấy là lạ lắm. Vụ “Nhân Văn Giai Phẩm” làm nỗ ra hai sự kiện lớn trong làng văn: a- Phong trào chỉ trích, kết tội ông ở miền Bắc, mà tượng trưng nhất là “Hồ sơ Phan Khôi”, và b- phong trào vinh danh và “Phục hồi uy tín Phan Khôi” ở miền Nam và bây giờ được tiếp tục ở nước ngoài, rồi một phần nào ở ngay trong nước, sau khi Việt Nam trở nên cởi mở hơn.
    Sự kiện lịch sử nào cũng phải có thực tính của nó, mà thường theo thời gian dễ bị làm sai lệch đi. Muốn tìm lại tính chân thực của một sự kiện, trong khi gom góp và phân tích sử liệu, thường người ta còn phải xét đến nhiều yếu tố chung quanh, như đông cơ, mục đích, môi trường, v.v. . Ai cũng biết rằng, sau vụ “Nhân Văn Giai Phẩm”, phong trào bài bác ông phan Khôi chịu ảnh hưởng của nền chính trị lúc bấy giờ. Chính ảnh hưởng nầy cũng đã làm lu mờ giá trị của nhiều tác phẩm thực sự có quyết tâm vì chân lý. Tôi nhấn mạnh đoạn nầy không ngoài mục đích mạo muội đề nghị quý độc giả hãy bình tâm lấy ý trung chánh của mình mà phân biệt cái thực với cái hư, đừng vì tình cảm thiêng lệch một bên nào mà vô tình bị quyến rủ, thành ra không phải chân lý mà cũng không có được quan điểm minh chánh của riêng mình.
    Có một điều nầy tôi phải thưa trước cùng độc giả, tôi không phải là một nhân vật đượng cuộc, cũng không có cơ hội đọc được hết mọi tác phẩm có liên quan đến vấn đề ông Phan Khôi. Phát biểu của tôi dĩ nhiên có nhiều chỗ phải dè dặt. Một nhược điểm của những tài liệu mà tôi đã có thể tìm được là chứng cớ trưng dẫn rất thiếu sót. Kể cả những lời biện minh cho ông Phan Khôi, của nhiều tác giả mà da số là sau năm 1975, trong phong trào “phục hồi uy tín” của ông mà như tôi cũng đã nói, tính chủ trương lại còn có hệ thống và quyết liệt hơn, từ nhiều phe phái, mà người ta khong thể không kể đến các thế lực tôn giáo.
    Bản thân phong trào “Phục hồi” nầy chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của số đông tác giả, vì lý do nầy hay lý do khác, bất mãn với thời cuộc, nhất là ở Miền Nam, cũng như ở nước ngoài, những nơi có nhiều tự do ngôn luận hơn, lợi dụng cơ hội “phục hồi uy tín” của ông Phan Khôi, để phỉ bán chính thể mà họ không tán thành. Rất nhiều tác phẩm thuộc loại nầy đã trở tànhh rất cực đoan. Đó là chua kể còn có rất nhiều tác giả và tác phẩm đã vì mục đích riêng tư về chính trị, tôn giáo, quyết tâm bảo vệ quyền lợi phe phái, mà không ngần ngại chủ trương bất chấp thủ đoạn. Ông Vu Gia, Lại Nguyên Ân, Vũ Ngọc Phan, Đỗ Ngọc Thạch, kể cả ông Chương Thâu, v.v. không ngoại lệ được!
    4- Sau năm 1975:
    Trong “NGỰ SỬ VĂN ĐÀN PHAN KHÔI“ – http://newvietart.com/index4.832.html: Ông Đỗ Ngọc Thạch đã không tiêc lời ngợi khen “tài luận lý” của ông Phan Khôi. Theo ông, đăc tính nầy hầu như siêu việt, trên đời gần như không ai sánh kịp. Ông viết: “Ông đã viết những bài nghị luận, phê bình của mình bằng một văn phong giàu tính khoa học, tính duy lý cao, lập luận chặt chẽ, hành văn mạch lạc sáng sủa, chứng cứ rõ ràng. Trong bài “Văn chương và văn phong của nhà báo”, Phan Khôi xác định rõ ba chuẩn mực của văn chương là Tín, Đạt và Mỹ”.
    Văn chương là một trong những đặc tính mà ông Phan Khôi không hề nhận được lời khen nào trong buổi đương thời. Những lời khen, khen một cách “tuyệt đối”, thì người ta chỉ tìm thấy sau nầy, trong các tác phẩm “phục hồi” mà thôi. Tôi có thể trích dẫn rất nhiều tài liệu, bài viết của ông Phan Khôi để chứng minh rằng, thực ra ông đã không hề ” đạt” được một “cái” nào trong ba cái “chuẩn mực” mà ông đã đưa ra. Ở đây, tôi đơn cử một thí du, để nói rằng, văn chương của ông thực không có gì đặc sắc cả: Bài “CÁI CHẾ ĐỘ GIA ĐÌNH Ở NƯỚC TA đem gióng với luân lý Khổng-Mạnh” (tôi có bản phóng ảnh bài đăng trên Phụ Nữ Tân Văn, ngày 04.6.1931).
    Bài viết dài khoảng 4 trang, 180 dòng và 4,000 chữ (gần đúng). Ngay trong đề tài, ông cũng chỉ giới thiệu việc làm, là “đem gióng” mà thôi, ý tưởng và chủ trương chính, đọc giả không thể nào biết được. Rồi mãi cho đến dòng thứ 23 (khoảng 1/8 bài viết), ông mới nói “hồ nghi”, và ở đây người đọc mới ghi nhận ông muốn giới thiệu một cái gì đây, mà ý chính, chủ trương vẫn còn được dấu kín! Phải đợi cho đến dòng 34 (18.5% bài viết), đến câu: “nói hai cái điều ra từ Nho giáo thì phải, nhưng nói hai cái đều ra từ Khổng Mạnh thì không phải.”, dộc giả mới phát hiện mang máng quan điểm của ông. Nhưng hình như, đến chỗ nầy người đọc cũng vẫn còn cảm thấy sự việc chưa đươc giới thiệu xong, đừng nói gì đên phần thân bài, và kết luận. Đó là chưa kể, văn chương quả thật lúng túng, lượm thuộm. Nói thành thật, không có chỗ để khen!
    *****
    Khi làm việc khá ngược dòng đối với nhiều người – nhất là đồng hương Quảng Nam – tôi biết phận mình, phải hết sức thận trọng. Đặc biệt đối với sự kiện “Nhân Văn Giai Phẩm”, mà sau nầy đã để lại một cơ hội lớn cho người có sẳn thành kiến có lý do để bài bác tính chân thực của mọi bài viết, sự kiện dẫn chứng. Thành kiến “có chủ trương” nầy quả thực đã làm giảm giá trị của những phê bình đó đi nhiều lắm. Vì thường người ta không quan tâm đến thực tính lịch sử của chính sự kiện, mà dễ để cho nhận xét của mình bị xuyên tạc bởi cái “danh” có thể có của vấn đề. Rồi trong những năm gần đây lại có một hiện tượng dai dẳng, cố ý “cãi hoán” những sai lầm của ông, biến thành những ưu điểm, công trạng, mà những ai sâu sắc tất cũng nhận ra được “những chủ trương ngược lại” của nó! Chủ trương thứ yếu, xin kể trước, là để thỏa mãn tâm tư của một số người không được ưu ái với thời cuộc, muốn tỏ ý phiền trách xa xôi. Lý do quan trọng nhất, mà tôi nghĩ rằng chúng ta không nên vô tình bỏ quên, đó là chủ trương khuynh loát dư luận của những kẻ, đoàn thể có lợi trong phong trào nây. Rõ ràng ca ngợi những tác phẩm của ông Phan, nhất là những lời bình luận nông nổi, thiêng vị của ông để đả kích văn hóa Đồng phương, và cổ vỏ một cách thiếu trung chính cho nền văn hoá du mục cực đoan Tây Âu, cho Kinh thánh, và những “tôn giáo” lỗi thời của người phương Tây, là mặc nhiên quay lưng lại với dân tộc. Đây cũng là lý do chính khiến tôi mong mỏi được tham gia, đóng góp ý kiến.
    Tôi xin giới thiệu vài nét quan trọng trong những triết lý Đông phương qua vài tư tưởng đã mang tính lịch sử sau đây. Không ghi nhận những căn bản nầy, độc giả không thể nào tìm hiểu sâu xa được.
    • “Nho giáo(*) cho vũ trụ sở dĩ có là vì có cái lý độc nhất tuyệt đối. Lấy nghĩa cùng tột hết cả, thì gọi lý ấy là Thái Cực. Lấy nghĩa bao quát khắp cả thế gian, thì gọi là Thiên. Lấy nghĩa làm chủ tể vạn vật thì gọi là Đế, hay là Thiên Đế. Song lý ấy siêu việt vô cùng, không sao biết rõ cái tính thể là thế nào, cho nên Nho giáo công nhận có lý ấy, rồi thì xét cái động thể của lý ấy đã phát hiện ra để làm tông chỉ. Tông chỉ ấy chủ ở đạo Nhân, có sẵn cái trực giác để hiểu lẽ tiến hóa của trời đất, khiến cho lúc nào cũng theo được lẽ ấy mà vẫn Đắc Kỳ Trung”. (Nho Giáo – Trần Trọng Kim).
    • “Phật học, như mọi thứ “học” của Đông phương, là “Đạo học”, nghĩa là không thể chỉ dùng Trí, mà còn phải dùng Tâm để hiểu nó và SỐNG VỚI NÓ. Bằng học Phật chỉ để thoả mãn óc tò mò ham hiểu biết mà thôi, thì chắc chắn sẽ chỉ có thể hiếu cái hình thức của nó, chứ không làm sao hiểu cái tinh thần sâu sắc của nó được”. (Phật Học Tinh Hoa – Nguyễn Duy Cần).
    • “Phật giáo chẳng phải là triết học, lũ tín đồ Phật giáo chúng ta đã từng nói rõ. Là vì, mục đích của triết học là cầu Tri Kiến, mà mục đích của Phật pháp là lìa Tri Kiến. Việc làm của triết học là nơi lời nói, mà của Phật pháp là ở chỗ lìa lời nói. Triết học là dùng Lý Trí để làm con đường đi đến Chân lý, còn Phật pháp thì lại cho rằng Lý Trí là “Sở Tri Chướng”, và bài xích nó là “vọng tưởng”. Các triết gia Tây phương thì cầu nơi Lý Trí, ỷ lại vào Lý Trí; còn nhà Phật thì lại đi phá trừ Lý Trí, phủ định Lý Trí. Cho nên, có thể bảo rằng hai bên nghịch hẳn nhau. Bản thân của triết học là thuộc về tương đối luận, chưa đạt đến cảnh giới tuyệt đối, thường bị sự hạn chế của thời gian, không gian, nên nội dung của triết học thường tùy theo thời đại mà thay đổi. Thật chẳng một ai dám công nhận triết học nào là triết học tuyệt đói. Phật pháp thì khác, Phật pháp là sự chân thực tuyệt đối, siêu việt thời gian không gian, nên trải qua muôn đời mà chẳng hề thay đổi”. (Đại Thừa Tuyệt Đối Luận – Nguyệt Khê Pháp Sư).

    A*- KHOE KHOANG NHƯNG THỰC SỰ KHÔNG AM TƯỜNG MÔN LUẬN LÝ:
    Qua những bài viết của ông Phan Khôi, tôi chắc chắn ông không mấy tâm đắc với những nguyên tắc căn bản của nền triết lý đạo học Đông phương nói trên. Đọc “Phan Khôi – Tiếng Việt, Báo Chí Và Thơ Mới” của Vu Gia, đến đoạn “Phan Khôi ra Huế xin học trường dòng . . làm quen với cô Luận Lý”. làm tôi bở ngở. Thật ra nhiều tài liệu cũng nói về việc ông Phan Khôi rất “mê” cô “Logique” (luận lý học), nhưng mê cô Logique mà lại theo học trường dòng mới là điều kỳ dị! Vì học trường dòng thì không thể không quen thuộc với “Kinh thánh” và “Thần học” của Gia Tô, mà “Kinh thánh” và “Thần học” thì lại là hai “tác phẩm” nỗi tiếng phi / phản luận lý! Học giả Đông Tây, xưa nay đều biết cả hai “cái học” nầy đều chỉ xây dựng trên nền tảng một “đức tin vô điều kiện”, hoàn toàn không có một chút luận lý học nào cả! Việc một học trò đã khá lớn tuổi mê môn luận lý trong một trường dòng thì không thể không làm cho người ta ngạc nhiên cho được!
    Bằng vào cách suy nghĩ, cách nói và viết, và những việc làm cố ý thiêng lệch, thiếu công bằng của ông Phan Khôi về hai nền văn minh Đông và Tây, độc giả cũng có thể tin được rất nhiều phần những lời phê bình, chỉ trích ông của nhiều tác giả, trong nhiều tác phẩm suốt chiều dài lịch sử văn học cận đại.
    Xin xem phần Phụ Lục, cuốn Nho Giao II của ông Trần Trọng Kim và những bài viết của ông Phan Khôi đăng trên báo Đông Pháp Thời Báo, Thần Chung, Nam Phong và Phụ Nữ Tân Văn. Qua những tài liệu nầy, độc giả không thể không nhận thấy những khuyết điểm lớn của ông. Như nói trong phần bàn về sự nghiệp dịch Kinh thánh của ông Phan Khôi, tôi không tin ông Phan có biệt tài về luận lý. Sự đam mê của ông với cô “logique” thật ra cũng chỉ là cái cớ, dùng như một vũ khí, rất “hợp thời” trong hoàn cảnh mà nước nhà đang cần “canh tân”, để miệt thị nền văn hóa, triết lý Đông phương mà thôi.
    Trong kho tàng tác phẩm “văn học” của ông, kể cả trong năm (5) năm trời mài miệt với cuốn Kinh thánh, ngoài một vài lời “hờn mát” với môn ” thần học” và nội dung cuốn sách nầy (Kinh thánh), ông không hề nặn ra được một lời phê bình chân thành nào cả. Nhất là việc phê phán, chỉ trích nội dung và đặc tính phi nhân ái, phi / phản luận lý, của Kinh thánh thì ông không bao giờ “đụng” tới. Tôi đưa ra nhận xét nầy không ngoài mục đích chứng minh rằng sự phê phán của ông Phan đối với văn hóa Á đông thật ra chỉ là việc làm thiêng vị, sai lầm, cố ý và có mục đích. Những việc làm và cách say nghĩ nầy của ông làm cho người đọc có thể xác định thêm lập trướng cực đoan thân Tây phương, củng cố thêm những chỉ trích, tố cáo ông đã quyết tâm phục vụ cho thực dân, xâm lược.
    Ngẫm nghĩ mãi về những nghi vấn nầy, nhiều khi tôi muốn la lớn: “Ngoài những kẻ cuồng tín, ai cũng có thể nói chuyện về luận lý học, ngoại trừ một người, người đó là ông Phan Khôi!”.

    B*- QUYẾT TÂM PHỦ BÁC NỀN VĂN HÓA ĐÔNG PHƯƠNG MỘT CÁCH CÓ CHỦ TRƯƠNG:
    I- Những cuộc tranh luận với ông Trần Trọng Kim:
    Tôi kể lại một số câu chuyện trong những cuộc tranh cãi của ông với ông Trần Trọng Kim, làm tiêu biểu cho sự nông cạn trong suy tư và sự khinh miệt của ông đới với nền đạo lý Đông phương, lập trường thiêng lệch và nỗi lòng hồ hởi một cách lộ liễu, cực đoan của ông đối với nền văn hóa du mục Tây phương.
    1- Vấn đề “Vô Thần Luận Giả”:
    Phụ Nữ Tân Văn sô 54 năm 1930, ông Phan Khôi viện vào câu “Tử bất ngữ quái, lực, loạn, thần” của Khổng tử mà kết án Ngài là “Vô thần luận giả”.
    Ông Trần Trọng Kim hỏi: “Đã tin rằng không có quỷ thần, thì sao còn bày ra tế tự làm chi?
    Ông Phan Khôi trả lời: “Đó là một vấn đề khác, cắt nghĩa ra đây rườm rà quá, xin cho tạm bỏ qua.”
    Theo tôi, đây không phải là cách lý luận. Nhưng may thay, về sau ông đã nhận sự sai lầm nầy với ông Trần Trọng Kim. Vậy ở đây chỉ nhắc lại như là một bằng chứng cho sự thiéu sót của ông mà thôi.
    Nhân đây tôi cũng xin bàn thêm, chữ “vô thần” suy từ chữ “thần” hay “hữu thần” mà người phương Tây quen thuộc. Đối với người Tây phương, chữ “Thần” trước đây có nghĩ là “Chúa”, là “độc thần”. Vì vậy họ thường định nghĩa “Vô thần” như sau: “atheist n (1571): one who denies the existence of God.”- Webster Ninth New Colligiate Dictionary Principal Copỷight 1983.
    Chính vì định nghĩa nầy mà trong thời Đệ Nhất Cọng Hòa, Ông Diệm đã không ngần ngại khẳn định lại giá trị pháp lý của Dụ Số 10 ngày 06 tháng 8 naăm 1950, thời Bảo Đại, liệt Phật giáo vào hàng những tổ chức xã hội, như hội thể thao, v.v. Vào thời buổi nầy, sau nhiều thế hệ, kinh nghiệm về tính “vô ý nghĩa” của “thần” nầy, nhiều người không còn kỳ thị với từ “vô thần” nữa. Xin xem vài ý tưởng nầy:
    * Vô thần là thói xấu của một số nhỏ những người thông minh (Atheism is the vice of a few intelligent people) – Voltaire- (1694-1778), Văn hào, Triết gia Pháp.
    * Một người vô thần không ghét Thần Ki Tô, hắn chỉ không thể tin được là một Thần có thể hiện hữu. (An atheist does not hate God; he simply is one who is unable to believce that a God exist) – Steve Allen.
    2- Khổng Tử trả lời Mạnh Ý Tử:
    Ông Phan Khôi viết,: “Ấy là như ở sách Luận ngữ, thiên Vi chánh, môn nhơn chép lời ngài đối đáp cùng Mạnh Ý Tử, chép rằng: “Mạnh Ý Tử hỏi về hiếu. Thầy trả lời rằng: Không trái (vô vi).”. Phan Khôi chỉ trích Khổng tử là “Mô lăng” qua câu trả lời nầy. Ông Trần Trong Kim phê bình: “Nhưng theo phương pháp của Ngài thì Ngài có hai lối: Một là ai hỏi Ngài điều gì, Ngài xem người ấy sở trường hay sở đoản về cái gì, rồi Ngài mới liệu mà trả lời cho hiểu ngay. Hai là “Bất phẩn bất khải, bất phỉ bất phát. Cử nhất ngung bất di tam ngung phản, tắc bất phục giả . Khi Ngài nói “vô vi” là đúng theo cái bệnh của Mạnh Ý Tử rồi. Vậy trước sau vẫn dùng phương pháp của mình là “luân luân thiện du”, tức là vẫn hợp với phép luận lý.”
    May thay cũng có khi ông Phan Khôi đã ghi nhận lịch sử môn Luận Lý trong nền văn hóa Đông phương. Phụ Nữ Tân Văn số 57, ngày 19-6-1930, trong bài “Người mở đường cho Luận lý học Á Đông – Khổng Tử và thuyết Chính Danh của Ngài”, ông Phan Khôi khẳng định Khổng Tử là thỉ tổ của Luận lý học Trung Hoa với thuyết “Chính Danh” cũng giống như Socrate ở Hy Lạp với thuyết “Khái Niệm”. Phan Khôi viết: “Chính Danh, nói theo tiếng ta tức là kêu cho trúng, mới nghe như là không trọng yếu mấy, bởi vậy Tử Lộ mới dám vọt miệng chê Ngài là “hư hoạt”. Nhưng xét ra trong sự học vấn, trong sự chính trị, mà cho trong sự gì cũng vậy, kêu tên cho trúng là sự trọng yếu lắm, chớ nên dễ dưng.” – PK-TVBC&TM, trg 158.
    Đó là nghĩa của chữ “Tùy” trong Nho giáo, cũng như “Khế Cơ khế lý”, “Tuỳ thời thuyết pháp”, “Tuỳ bịnh cho thuốc”, cách giáo hóa rất phổ biến của các vị Phật, Tổ, . . Ông Phan đã nói đến “mặc chí tâm thông”, và với sức học của ông, chắc chắn ông đã biết rõ môn tâm học và cách lý luận phủ định trong các nền triết học, văn hóa Đông phương. Không dễ hiểu được tại sao ông luôn luôn biện bác cái học nầy một cách gắn gượng và nông nỗi như vậy.
    3- Đào Ứng hỏi Mạnh Tử:
    “Đào Ứng (giả sử một câu chuyện để) hỏi Mạnh Tử: “Ông Thuấn là vua, ông Cao Dao là bề tôi, Cổ Tẩu (là cha của vua Thuấn) giết người, vậy phải làm sao?”
    “Mạnh Tử trả lời: “(Ông Cao Dao) cứ như luật mà trị tội.”
    “Vậy vua Thuấn không ngăn cấm sao?”
    “Đáp: “Ôi! Ông Thuấn sao có thể ngăn cấm được? Này, Cao Dao có chức vụ riêng của mình chứ.”
    “Vậy ông Thuấn phải làm sao?”
    “Trả lời: “Ông Thuấn phải xem việc bỏ thiên hạ (bỏ ngôi vua-TTK ) nhẹ như bỏ chiếc dép rách, mà cỏng cha đi trốn, noi theo chỗ bờ biển (nơi hẻo lánh-TTK) mà cư ngụ, suốt đời vui vẻ, quên hẳn chuyện thiên hạ.” – TTTC , trg. 1322.
    Ông Phan Khôi hiều lầm ý nghĩa trong câu trả lời của Mạnh Tử, lại thiếu cẩn thận, câu chấp nên mới vội vàng kết tội Mạnh Tử là “Mậu vọng”. Ông thực ra đã biết rõ môn “Luận lý” có nhiều hình thức và đã xuất hiện từ lâu lắm trong lịch sử của cả Đông và Tây phương. Chính ông đã “lạc dẫn” khi đưa ra những câu hỏi không dính dáng gì đên vấn đề, như: “Bắt thế nào được ông Thái Thượng Hoàng?”, “Trốn thì trốn đi đâu mà Cao Dao không bắt được?” Vì vậy Trần Trọng Kim không do dự phê phán, “Thế mà Phan tiên sinh lại không xét kỹ, rồi đem phép luận lý ở đâu ra mà cắt nghĩa sở dĩ tại sao mà bậy. Thế cũng đáng lấy làm kỳ thực!”, “Có lẽ vì cô Logique nhan sắc làm cho tiên sinh quẫn đi chăng?”, . . “thì tôi cho rằng chính tiên sinh mậu vọng chứ không phải Mạnh Tử.”
    Những câu hỏi ngoài đề nầy của ông Phan là những tỉ dụ về cái lỗi “biến canh luận điểm” của chính ông, mà ông đã dùng để phê bình Mạnh Tử – xem đoạn sau, “Vạn Chương hỏi Mạnh Tử”.
    Cứ theo cách lý luận cực đoan, ông Phan Khôi nhất định không bao giờ chịu thông cảm cho phép truyền đạt tâm ý trong nền văn hoá, triết học Đông phương. Những phương pháp tâm học như “Dĩ huyễn độ chân”, “Hành bất ngôn chi giáo”, “Giáo ngoại biệt truyền”, v.v. không thể nào làm cho ông Phan Khôi hội ý được. Vì không hội được ý nên ông Phan không thấy được giá trị luận lý bên trong. Những câu chuyện “dĩ tâm truyền tâm ” như vậy thật không thiếu gì trong lịch sử triết học Đông phương, như trong các câu chuyện “u mặc”, và “phép tâm truyền” trong “thiền môn” Đại thừa Phật giáo.
    Nhưng điều kỳ lạ nhất vẫn là việc tại sao ông đã từng chứng tỏ không hề có nỗi băng khoăng nầy khi ông cận kề vơi cuốn “Kinh thánh” cũng như khi ông suy tư về cái gọi là “Thần học” của Ky tô giáo. Trong lịch sử Đông Tây, không băng khoăng cách nầy thì băng khoăng cách khác, trong cũng như ngoài Giáo hội, không ai như ông Phan Khôi.
    4- Vạn Chương hỏi Mạnh Tử:
    “Vua Nghiêu có lấy thiên hạ cho vua Thuấn được không?”
    Ông Phan Khôi mang nặng tâm ý nô lệ cho cô “Logique” cực đoan, nên đã không chịu hiểu ý nghĩa chữ “cho” trong câu hỏi và chữ “không” trong câu trả lời của Mạnh Tử, vội vàng kết tội ông Mạnh Tử là “Mậu vọng”, là “Biến canh luận điểm”. Ông Trần Trọng Kim phê bình, “Mạnh Tử hiểu rõ ý ấy, trả lời ngay là “Không”, và lại giảng thêm cho rõ hơn nữa rằng: “Thiên tử không thể lấy thiên hạ mà cho người được”. Cứ theo cái lý tự nhiên mà hiểu, thì câu trả lời ấy ăn khớp với câu hỏi lắm, không có cái gì là “Biến canh luận điểm” như tiên sinh nói hết cả!”
    Một độc giả bình thường cũng có thể hiểu cái “ý” trong câu chuyện nầy. Không phải ông Nghiêu lấy tư cách cá nhân, xem ngôi vua là của riêng mình, mà đem cho ông Thuấn được. Khổng giáo ca ngợi tài đức của hai ông Nghiêu và Thuấn, đều xứng đáng là vua theo định nghĩa của Khổng giáo, nên việc vua Nghiêu đem ngôi vua cho vua Thuấn chỉ có nghĩa là một sự việc thuận theo lòng trời, lòng dân, và phải được xem như là cái “ý dân” là ‘ý trời” đã đem ngôi vua mà giao cho ông Thuấn. Ông Phan không hiểu chỗ nầy, tôi không tin là ông nhầm, mà là vì tôi rất hồ nghi rằng ông có chủ trương.
    5- Thuyết “Minh minh đức, thân dân, chỉ ư chí thiện”:
    Cuộc tranh luận nầy mới thật là hay, và liên quan trực tiếp đến căn bản triết lý của đạo Khổng. Câu chuyện dài và tế nhị, tôi chỉ trích một đoạn có ý nghĩa bao quát nhất. Muốn hiểu cặn kẻ vấn đề, đề nghị độc giả tham khảo thêm tài liệu, nhất là phần PHỤ-LỤC trong cuốn Nho Giáo – Trần Trọng Kim Tập 2.
    Ông Trần Trọng Kim viết: “Ba cái cương lĩnh trong sách Đại học là “minh minh đức, thân dân và chỉ ư chí thiện.” Minh minh đức là đối với mình, thân dân là đối với người, chỉ ư chí thiện là cái kết quả hoàn toàn của hai cương lĩnh kia. Cương lĩnh “minh minh đức” có năm điều mục, là: “cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân”; cương lĩnh thân dân có ba đièu mục, là: “tề gia, trị quốc và bình thiên hạ”; đều lấy lòng nhân ái làm cốt yếu. Đối với mình hay đối với người, đều phải đến chỗ “chí thiện”, tức là đến hết cái tính bản nhiên của trời phú cho mới thôi.
    “Cái nghĩa của ba cương lĩnh trong sách Đại học rõ ràng và quán thông từ gốc chí ngọn, thật là rất hợp với phương pháp chứng luận của Tây phương. Nay Phan tiên sinh theo cái nghĩa chữ “tân” mà cho là lấy “minh” mà cảm hóa mọi người từ gần đến xa, tức là do nhà ra nước, ra thiên hạ là không phải và trái với khoa học, như tiên sinh đã nói. Vì tiên sinh không xét cho kỹ cái nghĩa nguyên văn từ thời xưa, và lại nệ vì cái học của ông Trình, ông Chu, cho nên mới có sự lầm lẫn đó. Giá tiên sinh bẻ lỗi ông Trình ông Chu thì phải, chứ đem đổ lỗi ấy cho Khổng giáo thì thật là tiên sinh đã lầm.”
    Trong cuộc tranh luận nầy ông Phan Khôi có hai sai lầm căn bản: 1- Ông theo quan điểm của hai ông Trình Hạo và Chu Đôn Di, dùng chữ “tân dân”, thay vì từ nguyên văn của Khổng giáo là “thân dân”, nghĩa ngữ khác hẳn; 2- Trong khi lý luận về “điều kiện ắt có” trong tiến trình “tu thân” của đạo Khổng từ “cách vật, . . đến “bình thiên hạ”, thì ông lại gắn cho những bước phát triển của tiến trình nầy những “điều kiện đủ”, làm cho lý luận trở nên mơ hồ.
    6- “Vô khả, vô bất khả”:
    Trong “Khổng Tử với quan Toàn Quyền”, ông Phan Khôi đã trích và mĩa mai câu “Vô khả vô bất khả” một cách phiến diện đối với ý nghĩa rộng lớn mênh mông của chữ “Tùy” hay chữ “khế cơ, khế lý” trong nền luận lý, đạo học Đông Phương, để so sánh với hành vi chính trị xâm lược của Toàn quyền Pháp!
    Ông viết, “Nhưng mà không việc gì, xin quan Toàn quyền đừng lo, đã có đức Khổng Tử giáo chủ của chúng tôi đây ra mà bào chửa cho ngài. Đức Khổng Tử nói rằng: “Không thể nào là nên, không thể nào là không nên” (Vô khả vô bất khả)”.
    Hãy xem lại một vài câu chuyện diễn dụ ý nghĩa của “vô khả vô bất khả”:
    “Tử Hạ hỏi Khổng Tử: “Nhan Hồi là người thế nào ?”
    “Khổng Tử nói: – “Cái nhân của Nhan Hồi hơn ta”
    “Tử Hạ lại hỏi: – “Tử Cống là người thế nào?
    “- Cái mau mắn của Tứ hơn ta.
    – Tử Lộ là người thế nào ?
    – Cái dũng của Do hơn ta.
    – Tử Trương là người thế nào ?
    – Cái vẻ trang nghiêm của Sư hơn ta.”
    “Tử Hạ lấy làm lạ, đứng dậy, thưa: “Vậy thì tại sao bốn người ấy lại còn theo Thầy mà học?”
    “Khổng Tử nói: “Ở đây ta bảo cho:
    – Hồi chỉ biết nhân mà không biết lúc nào bất nhân;
    – Tứ chỉ biết mau mắn mà không biết lúc chậm chạp;
    – Do chỉ biết hùng dũng mà không biết lúc nên nhút nhát;
    – Sư chỉ biết trang nghiêm mà không biết lúc ung dung để hòa đồng với mọi người.
    “Nay gồm tất cả những cái hay của bốn người ấy có mà đổi với cái ta có, ta không đổi. Bởi vậy, họ phải thờ ta làm Thầy mà không có hai lòng” (Liệt Tử – Đệ tứ Thiên)
    Chữ “Tùy” trong cách thế ứng xử của người xưa: Cổ thời, người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung rất linh hoạt trong cách xử thế tiếp vật. Đó là cách ứng xử tùy thời, tùy nơi, tùy tâm cảnh, quyền biến vô ý, vô tắc, vô cố, vô chấp, vô ngã. Nó thể hiện sự nhu thuận, uyển chuyển, khôn ngoan lợi cả mình và lợi cả người, chứ không đồng thuận một cách tùy tiện. Cách hành xử như vậy đã vượt ra khỏi sự câu nệ, o ép, cố chấp theo một ý thức hệ hoặc một phạm trù tư tuởng đóng khung. Các hiền triết lảnh đạo thời Lý đã vần dụng nhuần nhuyễn thuyết Tam giáo đồng nguyên để chế định một mô thức xã hội dân chủ, rộng mở. Đó cũng là cách vận dụng chữ Tùy: “Đồng quy nhi thù đồ, nhất trí nhi bách lự”.
    “Chữ Tùy trong tư tuởng của Khổng Tử được cô đúc trong một mệnh đề: “Ngô tác di ư thị, vô khả vô bất khả” (Ta khác bọn họ: chẳng có việc gì mà ta quyết định phải làm, chẳng có việc gì ta quyết định phải bỏ – trích dịch bởi Đoàn Trung Cồn). Mệnh đề nầy được trích từ một đoạn văn bình luận của Khổng Tử về các danh sĩ đời trước: “Bá Di, Thúc Tề ngày xưa, những người bỏ công danh phú quý mà đi ẩn dật, Triều đại nhà Ân có bốn người: Bá Di, Thúc Tề, Ngu Trọng Di Dật; và đời nhà Chu có ba người: Châu Trùng, Liễu Hạ Huệ, Thiếu Liêm. Về những nhân vật nầy Khổng Tử luận rằng: “Chẳng khuất chí mình, chẳng nhục thân mình chỉ có hai ông Bá Di, Thúc Tề chứ còn ai nữa. Ông Liễu Hạ Huệ và ông Thiếu Liêm kém hơn phải khuất chí mình, phải nhục thân mình. Tuy vậy, lời nói của hai ông hợp với luận lý, việc làm của hai ông hợp với lòng mong đợi của dân. Chỉ có hai điều đó là đáng khen thôi. Còn ông Ngu Trọng và ông Di Dật tuy ẩn cư nơi xa vắng và ăn nói tự do phóng túng, nhưng giữ mình đúng lễ thanh khiết và biết phế bỏ đúng lẽ quyền biến.
    Kẻ sĩ Việt Nam ngày xưa khẳng định: “Xưa nay xuất xử thường hai lối”. Chọn lối nào còn tùy. Nói hai lối là cách nói phiếm định thật ra có năm bảy đường và nhiều hơn thế nữa. Ngày xưa kẻ sĩ sống giản dị. Ngay trong việc ăn mặc cũng tùy điều kiện mà không thay đổi, “y thực tự nhiên, tùy duỵên bất biến”. Kẻ sĩ ngày nay phần đông đánh mất truyền thống Nho học lại bị kẹt bởi các thứ duy nầy duy nọ do ảnh hưởng tư tưởng phương Tây nên tự đóng khung trong những phạm trù cứng nhắc: phải là thế nầy mà không là thế kia. “Ai theo ta là bạn, ai không theo ta là thù” Vì không lấy bất biến mà ứng với vạn biến nên dễ bị vong thân mất gốc. Vì khư khu giữ lấy ý kiến chủ quan, vì tuyệt đối hóa, duy nhất hóa mọi chuyện, vì bảo thủ cố chấp vị kỷ nên đánh mất tố chất của một kẻ sĩ: trước cường quyền thì khuất phục, trong giàu sang thì xa hoa, trong nghèo khổ thì thay đổi. Loại kẻ sĩ nầy xuất hiện nhan nhản trong thời Pháp thuộc.
    II- Tranh luận với thiền sư Thiện Chiếu:
    Hãy nghe một ít lời biện giải và phê bình của thiền sư Thiện Chiếu đăng trên Thần chung, Sài Gòn, s.311 (11.2.1930):
    Ông Phan Khôi đem Khổng giáo mà so sánh rằng:
    “Đạo của Khổng Tử, vì tại những người nối theo cắt nghĩa mỗi người sai lầm một ít, trải đời nọ sang đời kia, càng nhiều người cắt nghĩa thì càng sai, mà càng sai lại càng nhiều người cắt, vì vậy mà sách chất hàng đống. Phật giáo cũng một kiểu ấy”.
    Sư Thiện Chiếu viết:
    “Tôi có nói: “Nhờ các phái tranh biện nhau mới hiển lộ thêm nghĩa mầu trong kinh Phật”.
    “Tiên sanh lại cho: “khốn nhau là tại Kinh tạng và Luận tạng”.
    “Thưa tiên sanh, ấy là một sự sai lầm đáng tiếc vậy.
    “Tiên sanh nói: “Các đệ tử chép kinh chưa chắc đã đúng như lời Phật”.
    “Thưa tiên sanh: Tôi đã nói, trong kinh Niết bàn, Phật có dạy: “Y liễu nghĩa Kinh, bất y bất liễu nghĩa Kinh” (heo kinh rõ nghĩa, chớ theo kinh không rõ nghĩa). Thế thì ta có quyền phán đoán tự do, những lời trong kinh Phật, lời nào nói có lý thì ta theo, bằng vô lý thì thôi; ai biểu câu chấp chi từng chữ từng câu mà phải sợ đệ tử Phật chép kinh đúng cùng không đúng?”
    Và một đoạn khác nói về những “lý luận” vòng vo, mâu thuẩn của người nỗi danh thông bác môn “luận lý”:
    Sư Thiện Chiếu viết tiếp:
    “Có lửa thì có khói, tuy không thấy lửa, nhưng chỗ nào có khói thì suy lý ra biết rằng chỗ đó ắt có lửa. Ở cuối bài “Mấy lời thỉnh giáo”, tiên sanh nói “Khổng là Khổng, Phật là Phật” ấy là tiên sanh cho Khổng với Phật không phải như lửa với khói, sao ở đầu bài, tiên sanh lại đem Khổng giáo mà luận Phật giáo? Tôi nghe tiên sanh tinh về khoa luận lý học lắm, sao để cho trước sau nó mâu thuẫn với nhau?
    “Sự lý trong thiên hạ vô cùng, không phải mỗi việc mỗi biết hết được. Nhưng việc nào mình biết thì cứ chịu ngay rằng biết, còn việc nào mình chẳng biết thì cũng phải dám chịu ngay rằng chẳng biết, ấy mới thiệt là biết. Nếu cái nào mình chưa biết mà dám nói đến cái đó, thì chẳng những là có quan hệ, mà lại rất là nguy hiểm.
    “Thưa tiên sanh: Có phải như vậy không ?”

    C*- CỔ SÚY VĂN HÓA TÂY PHƯƠNG – THÂN THIỆN VỚI THỰC DÂN VÀ GS TRUYỀN GIÁO:
    I- Ông Phan Khôi đầu tư tâm và trí vào công cuộc dịch Kinh thánh:
    PHAN KHÔI VÀ PHIÊN DỊCH KINH THÁNH TIẾNG VIỆT ( 1920-1925)
    http://antontruongthang.com/l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD/phan-khoi-va-phien-d%E1%BB%8Bch-kinh-thanh-ti%E1%BA%BFng-vi%E1%BB%87t-1920-1925/
    Từ thế kỷ 19, các Hội Thánh Tin Lành đã phát động mạnh mẻ phong trào truyền giáo trên khắp thế giới. Nhiều Giáo Hội Phúc âm muốn mang ánh sáng Chúa Giêsu – Christ đến Đông Dương thuộc Pháp. Nhưng do những lo ngại của nhà cầm quyền Pháp và Nam Triều thời ấy, kế hoạch trên chưa được thuận lợi.
    “ Ðến mùa xuân năm 1911, các Giáo sĩ R. A. Jaffay, Paul M. Hosler và G. Lloyd Huglers đến hải cảng Tourane, ở Trung phần Việt Nam. Họ mua được một cơ sở ở góc đường Khải Ðịnh, số 66 và đường Nguyễn Hoàng, số 67 để làm trụ sở truyền giáo, đó là trụ sở đầu tiên của hội. Sau khi hoàn tất công tác, họ trở lại Trung Hoa. Giáo sĩ Jaffray không được phép làm giáo sĩ thường xuyên tại Việt Nam, Giáo sĩ Huglers được gọi về Nữu-ước để lảnh nhiệm vụ cao trọng hơn nên chỉ còn Giáo sĩ Hosler trở lại Ðông Dương một mình. Ông khởi sự học tiếng Việt và đồng thời bắt đầu giảng Tin Lành. (Trích quyển Bốn mươi sáu năm chức vụ, hồi ký của Mục sư Lê Văn Thái).
    http://www.tinlanhhouston.org/hoithanh/TrangNh%C3%
    A0/tabid/36/ctl/Details/mid/508/ItemID/1/Default.aspx
    Ông Phan Khôi học tiếng Pháp rất trể, “ông học tiếng Pháp cùng với học trò của ông” – Vu Gia. Ông tự học nhiều hơn và việc tự học tiếng Pháp tiến bộ nhanh chóng, được nhiều người khen ngợi. Tuy vậy khả năng Pháp ngữ của ông không cao, nên có ngươi cho rằng “luyện tiếng Pháp cũng là một lý do để ông tình nguyện dịch Kinh thánh”. Tuy nhiên việc ông Phan Khôi đầu tư trí tuệ trong năm năm (5 năm) để dịch cuốn Kinh thánh làm cho tôi hết sức kinh ngạc. * Một lưu ý quan trọng: Trong thời buổi này hầu như người đi học ai cũng thông thạo tiếng Pháp, ngoại trừ một thiểu số, trong đó có ông Phan Khôi. Ông Phan là người không thông thạo tiếng Pháp mà lại được “HT Tin Lành” tín nhiệm giao việc dịch “kinh thánh”, việc này ắt phải có một ý nghĩa đặc biệt: Không ai chịu tham gia, trừ ông Khôi. Như vậy chắc chắn ngay trong thời buổi đầu, ông đã phải có những sinh hoạt thân cận với họ lắm.
    Ông Phan Khôi nói nhièu về Kinh thánh, làm như đây là chuyên môn và sở hiếu của ông vậy. Nhưng tôi ít (không) nghe ông nói về “thần học” một môn “học” rất phổ biến ở Tây phương, đi đôi và hổ trợ cho cuốn Kinh thánh. Biết Kinh thánh mà không biết thần học, thì là một điều lạ. Nếu biết Kinh thánh mà không biết thần học và không biết cả cái văn hóa du mục của người phương Tây, thì lại càng lạ hơn nữa, nhất là đối với một nhân vật như ông Phan.
    Thomas Hobbes (1588-1679), Tư tưởng gia Anh: * Thần học là vương quốc của sự tối tăm (Theology is the kingdom of darkness).
    Muốn dịch một tác phẩm nào, khả năng ngôn ngữ chỉ là điều ắt có, nhưng chưa đủ. Người dịch còn phải hiểu và tâm đắc vơi nội dung và văn tự . . của tác phẩm. Điều nầy ông Phan đã hội đủ. Ông viết trong bài “Giới thiệu Kinh Thánh Báo”, “Ai đã thông thạo Kinh Thánh rồi thì chắc hiểu sâu hơn mà lấy làm khoái lắm”. Và bây giờ tôi xin bàn về hai đặc tính nầy: “Hiểu” và “Hứng khởi” trong lòng của ông Phan Khôi.
    Thích hợp với vũ trụ quan, nhân sinh quan trong Kinh thánh, tạm xem là việc riêng của ông. Nhưng “hiểu” được cuốn Kinh thánh là điều hết sức kỳ dị! Vì sao? Kinh thánh là “một cái gì” không thể hiểu được, nó chỉ để “Tin” mà thôi. Tôi chưa nghe ai nói mình “hiểu” Kinh thánh bao giờ. Ngoại trừ những người đã “Tin”, tin một cách vô điều kiện, vì “Phúc cho những kẻ không biết mà tin”, thì họ làm gì với nó cũng được, không chỉ phải dịch nó mà thôi. Chính vì vậy mà bao nhiêu người dịch, thì có bấy nhiêu bản “Kinh thánh” khác nhau, khác đến nỗi có nhiều câu còn mâu thuẩn với nhau nữa! Nhưng điều nầy thì hoàn toàn không đúng với ông Phan Khôi. Vì qua nhiều bài viết của ông, tôi xác định ông Phan Khôi không tin Kinh thánh. Tóm lại lý do đề ông có thể dịch được cuốn sách nầy là ông phải “hiểu sâu” và “Hứng khởi” với nó.
    * Cái “Hiểu” và “Hứng khởi” (“Khoái lắm”) của ông Phan Khôi: Không thể nói ra cái hiểu và hứng khởi của ông được, nên tôi xin giới thiệu với độc giả vài điều trong Kinh thánh, để quý vị cùng với tôi suy nghĩ xem thử ông có thể “Hiểu” và “Hứng khởi” được như thế nào? Tôi xin được rào đón trước: Trong bài nầy, tôi không chủ trương nói đến Kinh thánh. Một ít trích dịch Kinh thánh là việc làm bất đắc dĩ, chỉ đủ để phản bác lập luận cục bộ của ông Phan Khôi mà thôi. Kính xin độc giả hội ý. Đa ta.
    1- Kinh thánh nói rằng vũ trụ được Chúa làm ra trước đây khoảng 6 ngàn năm. Ông Phan Khôi lại là người yêu khoa học lắm. Ông yêu khoa học thực nghiệm của Tây phương đến nỗi vì vậy mà ông phỉ báng hết tất cả các nền văn minh khác, mà ông cho là không khoa học. Vậy với tinh thần khoa học, ông hiểu chuyện nầy như thế nào?
    2- Genesis 3:16: “Và ngài phán cùng người đàn bà, “Ta sẽ làm tăng thêm nạn khổ cho ngươi trong khi thai nghén và nỗi đau đớn khi sinh đẻ. Mặc dầu vậy, ngươi sẽ còn sự ham muốn chồng ngươi, và vì vậy người sẽ lệ thuộc ông ta.” Tôi thật bàng hoàng, không biết ông Phan Khôi hiểu và hứng khởi làm sao với điều nầy?
    3- Về câu chuyện ông Lot và hai người con gái của ông, Genesis 19:32, “Nầy nhé, Chúng ta hãy làm cho cha chúng ta say, sao cho chúng ta có thể ngủ với ông và có con với ông.” Không tưởng tượng nỗi ông Phan Khôi “Khoái lắm” như thế nào khi ngẫm nghĩ và dịch đoạn nầy?
    4- Exodus 21:23 – 25 “Nhưng nếu có ai làm hại đến các con, thì ta sẽ mạng đổi mạng, mắt đổi mắt, răng đổi răng, tay đổi tay, chân đổi chân, thiêu thân đổi thiêu thân, vết thương đổi vết thương, lằn roi đổi lằn roi”. Hãy tưởng tượng ông Phan Khôi hứng khởi làm sao?
    5- Numbers 31:36-40 “Nửa chia cho binh lính là 337,500 cừu và dê, trong đó 675 đã là thuế nộp cho Chúa; 36,000 gia súc cho binh lính, trong đó 72 đã là thuế nộp cho Chúa; 30,500 con lừa cho binh lính, trong đó 61 đã là thuế nộp cho Chúa; và 16,000 cô gái trinh cho binh lính, trong đó 32 cô gái trinh đã là thuế nộp cho Chúa”. Khi để tâm để ý dịch câu chuyện về 32 cô gái trinh nầy, tôi tò mò muốn biết, ông Phan Khôi “khoái lắm” thể nào!
    6- Deuteromony 12:3 “Đạp đổ những bàn thờ và đập vỡ những cột đá thiêng liêng của chúng thành từng mảnh vụn. Đốt bỏ những hình tượng . . . của chúng và chặc những hình tượng của chúng nó xuống, sao cho chúng nó sẽ không bao giờ còn được thờ phượng nữa ở những nơi đó” (“Tear down their altars and smash their sacred stone pillars to pieces. Burn their symbols of the goddess Asherah and chop down their idols, so that they will never again be worshipped at those places”). Tôi muốn biết ông Phan Khôi “khoái” cái cảnh phả đổ chùa chiềng, đình miếu, tượng Phật, tượng thần, hũy hoại các nền văn hóa khác của người Tây phương như thế nào?
    Và với vô số những điều tương tự! . . Chẳng lẽ ông Phan Khôi làm công việc nầy, chỉ như là nhắm mắt, bịt tai để kiếm tiền? Qua nhiều tài liệu, ông thật sự ca ngợi nó và chính việc làm nầy của ông.
    Trong bài “Giới Thiệu Và Phê Bình Thánh Kinh Báo – Phan Khôi 1930 “, ông viết:
    “Ở đời, ta phải có mục đích cao xa, nghĩ đến đời đời vô cùng, chớ chẳng phải chỉ lo tính trong tạm thời mà thôi. Không nên để hoàn cảnh uốn nắn tánh nết mình. Ai bị hoàn cảnh sai khiến ấy là người rất nhát, “giống như sóng biển bị gió động mà đưa đi đẩy đi đó” (Gia-cơ 1: 6). Cái giá một người có chí quả quyết chống nỗi điều ác, giữ vững điều thiện, thật gấp triệu lần những người yếu chí nhát gan. Ta nên theo gương sáng của Đa-ni-ên quyết chí trong lòng rằng không chịu ô uế bởi đồ ngon vua ăn và rượu vua uống” (Đa-ni-ên 1: 8).
    Hai câu nầy, và cả hai đoạn văn nầy, trong Kinh thánh thật ra chỉ là để kiểu thị một sự vâng lời vô điều kiện, một hình thức nô lệ trong ý tưởng và tâm hồn. Ông Phan Khôi đã xử dụng cách trích dẫn nữa vời, để biến đen thành trắng. Rõ ràng ông đang bắt chước lý lẽ và giọng điệu của các nhà truyền giáo, giới người đã có ảnh hưởng quyết định mọi bước đi của bọn thực dân.
    Cái hùng khí trong “Chánh Khí Ca”, trong “Bình Ngô Đại Cáo”, cái uyên thâm của tinh thần Bát Nhã không làm cho ông Phan cảm động. Ông viết:
    “Đây tôi giới thiệu Thánh Kinh báo là chuyên về một mặt văn học. “Kinh Thánh đây tức là Bible, gồm cả Cựu ước và Tân ước. Người có đạo Cơ-đốc ở xứ ta bất luận Cựu giáo (Catholique) hay Tân giáo (Protestant) đều dịch ra tiếng ta kêu bằng Kinh Thánh. Có nhiều người An Nam mình, theo cái óc cũ, thấy đạo khác thì không ưa, nói rằng: Kinh Thánh là do người có đạo họ tôn trọng kinh của họ mà kêu như vậy; còn mình, người ngoại, không tội chi mà kêu Kinh Thánh như họ.”
    Ông Phan giỏi môn luận lý như vậy mà lại làm ngơ hay không hề biết gì về quỹ thuật lạm dụng danh từ của các nhà tuyền giáo! Ông viết: “Ai nói vậy là còn hẹp hòi quá, không hiểu sự học đời nay. Ở bên Tàu và Nhựt Bổn, người không theo đạo cũng kêu bằng Kinh Thánh như người có đạo vậy, vì hai chữ ấy đã thành một cái tên riêng (nom propre) rồi.”
    Ông dùng từ “không theo đạo” để đối ứng với từ “có đạo” là sai cả ngữ lẫn nghĩa rồi! Trái với “có đạo” phải dịch là “không có đạo” hay là “vô đạo” mới đúng! Ông Phan Khôi nói vậy là không được cởi mở với dân tộc Á đông. Bản chất người Á Đông, người Việt Nam là bao

  3. Thử Tìm Khuyết Điểm của ông PHAN KHÔI
    Phan Như Diệp – Xuân Quý-Tỵ
    *****
    FOR VIỆT NAM
    Giới thiệu:
    “Phan Khôi (潘魁, 1887-1959) là một “học giả” có tên tuổi, nhất là ở miền Nam Việt Nam”, một nhà thơ, nhà văn, cháu ngoại của Tổng đốc Hoàng Diệu, đỗ Tú tài chữ Hán năm 19 tuổi, mở đầu và cổ vũ cho Thơ mới”. Ông Phan Khôi là một nhân vật lịch sử văn học cận đại của Việt Nam. Sự nghiệp viết văn của ông đã quá dày; từ đó đến nay, tác phẩm viết về ông lại còn mấy lần dày hơn. Sách vở, báo chỉ đã nhiều mà bài viết trên mạng thì lại càng phong phú thập bội.
    Tôi có nhiều lý do mà từ đó tôi có được nhiều cảm hứng viết về ông Phan Khôi. Một vài trong những lý do đó là tôi có vài điểm giống ông Phan Khôi: Ông Phan là người Việt Nam, tôi cũng vậy; ông là người Quảng Nam, tôi cũng vậy; ông họ Phan, tôi cũng họ Phan, . . không hãnh diện sao được! Còn chỗ khác nhau thì chắc là nhiều lắm, không dám kể ra!
    Viết về những nhân vật như vậy là một việc rất khó, vì nhiều lý do, mà sự nể trọng và lòng e ngại, sợ sai lầm là điều nghiêm trọng nhất. Đã không có mấy người, nhất là trong thời buổi trắng đen lẫn lộn nầy, dám phê bình, chỉ trích ông, mà hầu hết những lời phê bình đã trở thành mục tiêu của những phản bác nặng nề! Nhưng viết lặp lại những gì nhiều người đã viết, đã biết thì lại là một việc làm không mấy ý nghĩa. Vậy nên tôi cố gắng viết thêm những điều mới, để giới thiệu những nhận xét thô thiển của mình. Nếu đúng thì may mắn, mà nếu có sai, thì cũng xin thức giả châm chước cho vậy. Trong bài viết nầy, tôi không ca ngợi và không chủ trương bàn về những ưu điểm của ông. Điều nầy không có nghĩa là tôi không có lòng kính phục ông, mà chỉ là vì, như tôi nghĩ, hay thì đã hay lắm rồi, lời khen của tôi không làm cho ông hay hơn được nữa.
    Trong lịch sử xã hội Tây Âu, triết gia xuất hiện không phải ít, triết thuyết của nhiều vị rất cao siêu. Nhưng có hai điều nầy rất quan trọng: Một là vì triết lý của họ nếu không chống thì cũng không thích hợp với nền “văn hóa độc thần bất khoan nhượng”, nên suốt trong chiều dài lịch sử bị vùi dập bởi những “bó đuốc và lưỡi gươm” (Xem Linh mục Trần Tam Tỉnh). Điều thứ hai mà ai ai cũng phải công nhận, là trong cuộc sống xã hội Tây phương, nền văn hóa của họ 99% là văn hóa Kinh thánh. Đây là lý do quan yếu mà khi phê bình môn luận lý và lòng thiêng vị văn hóa Tây phương của ông Phan Khôi, tôi không thể không nói đến Kinh thánh, mà ông luôn luôn đề cập trong quyết tâm cổ suý nền văn hóa nầy, và việc ông dùng “lý luận” để phủ bác văn hóa Đông phương. Vì vậy, nếu tôi phải nói đến Kinh thánh khi bàn về quan điểm của ông Phan Khôi đối với nền văn hóa Tây phương, thì đó chỉ là một việc làm bị bắt buộc (bất đắc dĩ), để dẫn chứng lý lẽ, biện bác quan điểm của ông Phan Khôi mà thôi. Tuyệt đối không có ý phê phán “tôn giáo”. Đọc đến những đoạn như vậy, mong độc giả chỉ lưu ý đến thực tính của vấn đề mà đừng cho cảm xúc lôi kéo theo sở nguyện của mình. Dẫu sao thì cũng xin cho được cái tinh thần: “Quân tử diệc nhân nhi dĩ hĩ, hà bất đồng.”
    Tìm hiểu sự thật lịch sử đâu có phải để kết tội ai hay để gây bất hòa giữa tôn giáo nầy với tôn giáo khác. Ngược lại, hiểu lịch sử chính là để đừng vấp nữa những sai lầm trong quá khứ, những sai lầm đến từ bên ngoài làm chảy máu giữa những người con của cùng một dân tộc. Tôn giáo là thiêng liêng và tự do tôn giáo là quyền tự do căn bản của con người. Chính vì tôn trọng sự thiêng liêng đó mà mọi sự lạm dụng tôn giáo vì một mục đích khác, đều cần phải được đè phòng và phê phán triệt để.
    Trong toàn bộ bài viết tôi sẽ đặt trọng tâm thảo luận vào bốn vấn đề xem như tiêu biểu nhất của ông Phan Khôi:
    a- Vấn đề “luận lý”,
    b- Vấn đề ông phủ bác văn hóa Đông phương,
    c- Vấn đề ông ca ngợi, cổ súy văn hóa Tây phương. Sống cuộc đời thân thiện với thực dân và các giới tuyền giáo. Và
    d- Vấn đề ông ngoảnh mặt làm ngơ trước nền đô hộ của thực dân Pháp, cảnh sống nô lệ của muôn dân, và những cuộc kháng chiến chống xâm lăng của dân tộc.
    Trong hầu hết các chương, tôi sẽ cố ý giới hạn việc lý luận, không thể không mang tính chủ quan, ở mức tối thiểu; và thay vào đó, tôi thương trích thuật những kinh điển Đông Tây, quan điểm của nhiều nhân vật lịch sử mà uy tin không còn là vấn đề để chúng ta phải bàn cãi nữa. Thường độc giả sẽ có cơ hội suy gẫm nhiều hơn, đễ tránh được sự nghi ngờ, phân vân phải trái. Đây cũng là phương pháp tôi dùng để tránh cái thị phi đúng sai nhỉ ngã. Mong độc giả hội ý.
    Kinh xin đa tạ.
    *****
    Sự nghiệp của ông Phan Khôi, phản ánh và tình cảm của cộng đồng xã hội đối với ông có thể chia ra làm bốn (4) thời kỳ:
    1- Trước năm 1945:
    Sự nghiệp của ông Phan Khôi có thể nói được tập trung hầu như toàn bộ trong thời kỳ nầy. Vì vậy nhận xét, bình phẩm về sự nghiệp của ông, cũng như về chính ông, của người đương thời phải đương nhiên có giá trị nghiêm chỉnh, thông thoáng, đáng tin hơn hết. Nhưng nếu vậy thì chúng ta sẽ thấy một kết luận rõ ràng, chê thì nhiều mà khen thì ít! Vu Gia là một người trong thời buổi ngày nay, đã rất tích cực ca ngợi ông Phan Khôi, mà trong PK-TVBC&TM , cũng phải than: “Nói chung, đọc qua những bài viết trong cuộc đời báo chỉ của Phan Khôi, thì người đọc kiếm được những lời khen như vậy (như những lời khen ông Phạm Quỳnh-PND) không nhiều.”
    Nhiều người, nhất là ở các thế hệ sau 1975, thường ca ngợi khả năng luận lý của ông. Nhưng như tôi sẽ chứng minh ttrong bài nầy, điều nầy không đúng sự thật. Hãy đọc lại những câu chuyện lý lụân để quảng bá cho “đổi mới” của ông. Ở đây tôi xin sơ dẫn một tỷ dụ tượng trưng đầu tiên để gới thiệu, trong nhiều tranh cãi, ông hay đưa ra một câu hỏi cuối cùng làm như là quyết định lắm: “Có muốn đổi mới hay không? Nếu đổi thì đổi còn không thì thôi!” Đương thời câu hỏi nầy cục bộ, vô nghĩa! Vì sao? Ở vào thời buổi đó, không có ai là không muốn đổi mới. Câu trả lời đương nhiên là “Có”, vậy còn hỏi làm gì? Đáng lẽ phải hỏi câu nầy: “Chúng ta đổi mới như thế nào?” Đây mới là chỗ khác nhau giữa ông và nhân vật đương thời. Nhưng nếu dùng câu hỏi nầy, ông sẽ thấy ngay tính lập dị của mình. Cách đổi mới của ông rất cực đoan, phá hết cái cũ, lấy hết cái mới! Ông Phan cực đoan đến nỗi ông Trần Trọng Kim cũng phải tán thán, “Tiên sinh nhiệt tâm đến nỗi cái tinh thần nuôi tiên sinh từ thuở nhỏ đến giờ, mà đến khi chia tay ra đi, không được một giọt nước mắt!” (lời ông Phan Khôi). Chủ trương của những người làm văn hóa, chính trị lúc bấy giờ, đa số là phá cái xấu, cái dỡ mà đổi lấy cái tốt, cái hay. Đó mới là tinh thần Cách Mạng. Ở đây chúng ta thấy thêm một sai lỗi nặng nề và cố tình nữa của ông Phan Khôi. Từ vấn đề “Đổi mới như thế nào?”, mà ông e dè với sự cực đoan lúng túng của mình, ông đã “biến canh luận điểm” qua một vấn đề khác “Có đổi mới hay không” để tìm cách chiếm thượng phong!
    Ngoài thái độ cực đoan, ông còn khá vôi vàng, sôi nỗi mà thiếu đi phần khiêm tốn. Xét lại những lần tranh cãi, lời lẽ của ông thường nặng nề hơn những đối thủ đương thời. Nhiều khi ông không ngần ngại kết tội người khác “hương nguyện”, “học phiệt” . .thậm chí cả ông Khổng Tử, Mạnh Tử cũng bị ông chê “Mô Lăng “, “Mậu vọng “, “Biến canh luận điểm”, mà như ông Trần Trọng Kim, Sư Thiện Chiếu đã phân tích và phê bình, đều là những kết luận sai lầm từ những luận lý sai lầm! Câu phương ngôn “Lý sự Phan Khôi” được nhiều người đời nay dùng để ngợi khen ông. Nhưng đừng quên rằng, ngoài ý nghĩa “rất Quảng nam”, thường nó còn là một lời chê bai mát mẻ, có ý nghĩa na ná như “Quảng Nam hay cãi”, “cãi vòng vo”, “cãi bướng” mà dân thôn quê mộc mạc thường gọi là “cãi lấy được . .!”. Người dân Quảng Nam đơn sơ mộc mạc không hay văn hoa với những từ “lý luận”, “thảo luận”, v.v. mà những việc nầy thường được họ gọi một cách nôm na là “cãi lộn”. Từ “Lý sự” cũng vậy, nó không phải chỉ có ý nghĩa là lý luận một cách thông thường, mà còn diễn tả một ý nghĩa chê trách, xem thường “Lý lẽ lôi thôi!”, trong ” Ở đó mà lý sự!..”. Bằng vào sinh hoạt của ông, tôi thấy cái nghĩa sau thích hợp hơn. Tôi nhớ có người còn cho rằng một đời làm văn mà được một lời khen như vậy (“Lý sự Phan Khôi”) cũng là đủ lắm rồi. Nghĩ như vậy thật là không hiểu gì về tập quán của người Quảng Nam.
    Trước hết, xin tạm dừng để nói nhỏ một chút về việc gia đình của ông. Trường hợp ông Phan cũng nên nói lắm, vì nó có một ý nghĩa rất căn bản. Về tinh thần “đổi mới”, ông Phan hình như không lưu tâm đến việc đổi mới chính mình. Đúng vậy, trong thời đại của ông, nhất là trong giai đoạn hưng khởi nhất của sự nghiệp làm báo của ông, không mấy người ngợi khen, ngược lại nhiều người còn kết án ông nữa. Tại sao? Theo tôi, vì cách đổi mới của ông quả vội vàng, cực đoan, và nhất là phiến diện. Ông để vợ mình ở lại quê nhà, lo việc thờ phượng, phụng sự cha mẹ, việc nhà, . , rồi ông còn giao cho vợ trách nhiệm phải đi cưới vợ bé cho ông. Bà Phan Thị Mỹ Khanh, con gái của ông, kể: “Vào khoảng cuối năm 1932, cha tôi ở Sài Gòn viết thư về cho ông nội tôi xin phép được lấy vợ bé”. Bà Mỹ Khanh viết tiếp: “Phần cha tôi, ông không bỏ ý định tìm vợ bé. Ông giao hẹn với mẹ tôi: “Việc tôi ủy thác cho mình, mình làm không kết quả, thì từ nay về sau nếu tôi gặp đám nào khá hơn, tôi tự lo lấy, mỉnh không được phiền trách!” Mẹ tôi đành chấp nhận, không còn biết nói gì hơn!” – PK-TVBC&TM. Ai cũng có thể hỏi, cái Nữ Quyền, cái “đổi mới”, ông Phan để ở đâu rồi? Ông quyết theo Tây phương vô điều kiện, vậy ông cũng phải biết vào thời buổi đó, nhiều nước phương Tây đã có luật một vợ một chồng!
    Đến đây tôi nhớ lại câu chuyên Án Anh “kháng chỉ”, không chịu lấy Công Chúa của vua Tề Cảnh Công, vì lòng tôn sùng cái lẽ đạo “Tao khang chi thê bất khả hạ đường” của Nho giáo. Nhìn ông phan Khôi, tôi “buồn” cho Án Anh thiệt là “lỗi thời” vậy! Khổng Mạnh cổ võ cái đức “Tào Khang”. Tôi biết ông Phan chê cái đạo đức của Khổng giáo, nhưng tôi thực không biết cái đạo đức của ông là gì!
    Đương thời sự phản đối, phê bình, công kích ông Phan thì không ít. Tôi xin giới thiệu hai sự kiện tượng trưng, rất có ý nghĩa:
    a- Ông Tản Đà: Sau bài “Cái cười của con Rồng cháu Tiên”, ông Phan Khôi bị ông Tản Đà, Nguyễn Tiên Lãng, Văn Bằng phản đối kịch liệt trên An Nam Tạp Chí. Riêng Tản Đà viết bốn bài liền (số 26 ngày 13-2-1932, số 29 ngày 20-2-1932, số 34 ngày 26-2-1932, và số 37 ngày 16-4-1932) với chung một tiêu đề “Một cái tai nạn lưu hành ở Nam Kỳ: Phan Khôi”. Những người phản đối Phan Khôi đều cho rằng ông Phan là “Hữu tài mà bất ngẫu”, muốn mạ lỵ cả dân tộc, cả Tổ tiên, cả giang sang đất nước. Theo Tản Đà, Phan Khôi vào Sài Gòn để “một mình một chợ, tha hồ nói những điều tàm bậy để tiết tả cái phẩn, cái cuồng. “Và Tản Đà đã thực sự phẩn nộ, muốn làm đao phủ thủ lấy đầu Phan Khôi”.
    Tiếc thay! con Tạo ghen tài, mà “hữu tài bất ngẫu”(2); đã bất ngẫu, làm nên tai vạ, thành ra ngã vào như câu ở trong một quyển tiểu thuyết lục bát: “Chữ tài 才 liền với chữ tai 災 một vần (3)”!
    Nay nghĩ về thân thế ông Phan Khôi, đáng tiếc đáng buồn; mà những người có can liên đến cái chỗ đáng tiếc đáng buồn trong thân thế ông Khôi, là ai? Một là ông Phạm Quỳnh, hai là ông Hoàng Thúc Kháng, ba là vợ chồng ông Nguyễn Đức Nhuận vậy.
    Cứ những lời của ông Khôi viết ở trong tờ Tân văn, có nhiều những tính chất tầm bậy (như bài Cái cười của con rồng cháu tiên); mà hại cho phụ nữ về phần nhiều (như lời bài kích Tống nho về câu ngạ tử sự thậm tiểu, thất tiết sự thậm đại)… Sự hại đó, không phải là ông Khôi có định chí làm hại; chỉ là ông quá dụng sức về nhẽ “ăn cây nào, rào cây ấy”,
    b- Thân phụ của ông Phan: Nhìn cách sống của ông Phan Khôi, thân phụ ông không hề yên lòng. Bà Mỹ Khanh nói: “Nghĩ đến ngày cuối đời, trong tâm trạng ấy, ông tôi làm sẳn đôi câu đối dưới đây và dặn dò con cháu khi nào ông nhắm mắt xuôi tay thì treo trước linh cữu và bàn thờ ông:
    “Thậm hỹ ngô đức suy, phụ tử gia đình phân học thuật
    Thương tai thời cuộc biến, tôn tầng xã hội thục cương suy”.
    Tạm dịch:
    “Ngán nỗi đức ta suy, tình cảnh cha con học thuật chia đôi như thế vậy.
    Thương thay thời cuộc biến, nhân quyền xã hội mối giềng cầm nắm biết ai đây.”
    Bà Mỹ Khanh nói tiếp: “Câu đối ông tôi để lại:
    “Từ quan vi tứ thập, nghi nhàn cảnh bất nhàn, ưu hoạn tầng niên duyên nữ tử.
    Phụ tội ức tam thiên, dục hiếu do vô hiếu, bi toan hà xứ tố cao thiên.”
    Tạm dịch:
    “Từ quan tuổi chửa bốn mươi, đáng nhàn mà chẳng được nhàn, lo lắng mãi vì con cái cả.
    Mang tội nặng quá ba ngàn, muốn hiếu nhưng chưa tròn hiếu, đau thương kêu với đất trời hay”.
    Xem như vậy, việc trong gia đình, ông Phan Khôi đã không hề sống một chút nào cho cha, cũng như cho chính vợ của ông . . . Văn hóa Á Đông coi “Hiếu” và “Nghĩa” là hai cái “Đức” lớn nhất trong đạo làm người: “Nhân Sinh Bách Hạnh Hiếu Vi Tiên 人生百行孝為先”- Khổng – “Dĩ Hiếu Vi Bổn (Luận)”- Phật. Xem ra ông Phan Khôi không biết gì về hai cái “Đức” lớn nầy. Việc ông Phan Khôi phản đối quan điểm “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của Khổng giáo quả đã có cơ sở. Ông hoàn toàn không quan tâm đến những vấn đề đạo đức căn bản theo quan điểm Đông phương. Nếu ông biết rằng trong triết lý Tư Bản không có cái yếu tố nào được gọi là “đạo đức”, thì ông là người không hề có chút ý thức nào về vấn đề đạo đức con gnười và xã hội. Rõ ràng ông Phan Khôi không bao giờ có thể sẳn sàng “bỏ chiếc dép rách” vì nguyện vọng của cha mình.
    2- Từ 1945 đến thời “Nhân Văn Giai Phẩm” (1956):
    Thời gian nầy ông ở ngoài Bắc, đảm trách một số vai trò khá quan trọng, nhưng sinh hoạt thì không có nhiều đặc điểm để thảo luận, cho đến khi khởi diễn vụ “Nhân Văn Giai Phẩm”, một sự kiện mà cho đến nay càng ngày càng trở nên quan trọng, nhờ vào quyết tâm lợi dụng, phóng đại của những kẻ chống đối chế độ miền Bắc.
    3- Từ sau “Nhân Văn Giai Phẩm” đến 1975:
    Ông Phan Khôi vốn có tính tình phóng khoáng, tự do. Việc ông tập kết và sinh hoạt khá lặng lẽ trong một thời gian ở “đàng Ngoài” cũng đáng lấy là lạ lắm. Vụ “Nhân Văn Giai Phẩm” làm nỗ ra hai sự kiện lớn trong làng văn: a- Phong trào chỉ trích, kết tội ông ở miền Bắc, mà tượng trưng nhất là “Hồ sơ Phan Khôi”, và b- phong trào vinh danh và “Phục hồi uy tín Phan Khôi” ở miền Nam và bây giờ được tiếp tục ở nước ngoài, rồi một phần nào ở ngay trong nước, sau khi Việt Nam trở nên cởi mở hơn.
    Sự kiện lịch sử nào cũng phải có thực tính của nó, mà thường theo thời gian dễ bị làm sai lệch đi. Muốn tìm lại tính chân thực của một sự kiện, trong khi gom góp và phân tích sử liệu, thường người ta còn phải xét đến nhiều yếu tố chung quanh, như đông cơ, mục đích, môi trường, v.v. . Ai cũng biết rằng, sau vụ “Nhân Văn Giai Phẩm”, phong trào bài bác ông phan Khôi chịu ảnh hưởng của nền chính trị lúc bấy giờ. Chính ảnh hưởng nầy cũng đã làm lu mờ giá trị của nhiều tác phẩm thực sự có quyết tâm vì chân lý. Tôi nhấn mạnh đoạn nầy không ngoài mục đích mạo muội đề nghị quý độc giả hãy bình tâm lấy ý trung chánh của mình mà phân biệt cái thực với cái hư, đừng vì tình cảm thiêng lệch một bên nào mà vô tình bị quyến rủ, thành ra không phải chân lý mà cũng không có được quan điểm minh chánh của riêng mình.
    Có một điều nầy tôi phải thưa trước cùng độc giả, tôi không phải là một nhân vật đượng cuộc, cũng không có cơ hội đọc được hết mọi tác phẩm có liên quan đến vấn đề ông Phan Khôi. Phát biểu của tôi dĩ nhiên có nhiều chỗ phải dè dặt. Một nhược điểm của những tài liệu mà tôi đã có thể tìm được là chứng cớ trưng dẫn rất thiếu sót. Kể cả những lời biện minh cho ông Phan Khôi, của nhiều tác giả mà da số là sau năm 1975, trong phong trào “phục hồi uy tín” của ông mà như tôi cũng đã nói, tính chủ trương lại còn có hệ thống và quyết liệt hơn, từ nhiều phe phái, mà người ta khong thể không kể đến các thế lực tôn giáo.
    Bản thân phong trào “Phục hồi” nầy chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của số đông tác giả, vì lý do nầy hay lý do khác, bất mãn với thời cuộc, nhất là ở Miền Nam, cũng như ở nước ngoài, những nơi có nhiều tự do ngôn luận hơn, lợi dụng cơ hội “phục hồi uy tín” của ông Phan Khôi, để phỉ bán chính thể mà họ không tán thành. Rất nhiều tác phẩm thuộc loại nầy đã trở tànhh rất cực đoan. Đó là chua kể còn có rất nhiều tác giả và tác phẩm đã vì mục đích riêng tư về chính trị, tôn giáo, quyết tâm bảo vệ quyền lợi phe phái, mà không ngần ngại chủ trương bất chấp thủ đoạn. Ông Vu Gia, Lại Nguyên Ân, Vũ Ngọc Phan, Đỗ Ngọc Thạch, kể cả ông Chương Thâu, v.v. không ngoại lệ được!
    4- Sau năm 1975:
    Trong “NGỰ SỬ VĂN ĐÀN PHAN KHÔI“ – http://newvietart.com/index4.832.html: Ông Đỗ Ngọc Thạch đã không tiêc lời ngợi khen “tài luận lý” của ông Phan Khôi. Theo ông, đăc tính nầy hầu như siêu việt, trên đời gần như không ai sánh kịp. Ông viết: “Ông đã viết những bài nghị luận, phê bình của mình bằng một văn phong giàu tính khoa học, tính duy lý cao, lập luận chặt chẽ, hành văn mạch lạc sáng sủa, chứng cứ rõ ràng. Trong bài “Văn chương và văn phong của nhà báo”, Phan Khôi xác định rõ ba chuẩn mực của văn chương là Tín, Đạt và Mỹ”.
    Văn chương là một trong những đặc tính mà ông Phan Khôi không hề nhận được lời khen nào trong buổi đương thời. Những lời khen, khen một cách “tuyệt đối”, thì người ta chỉ tìm thấy sau nầy, trong các tác phẩm “phục hồi” mà thôi. Tôi có thể trích dẫn rất nhiều tài liệu, bài viết của ông Phan Khôi để chứng minh rằng, thực ra ông đã không hề ” đạt” được một “cái” nào trong ba cái “chuẩn mực” mà ông đã đưa ra. Ở đây, tôi đơn cử một thí du, để nói rằng, văn chương của ông thực không có gì đặc sắc cả: Bài “CÁI CHẾ ĐỘ GIA ĐÌNH Ở NƯỚC TA đem gióng với luân lý Khổng-Mạnh” (tôi có bản phóng ảnh bài đăng trên Phụ Nữ Tân Văn, ngày 04.6.1931).
    Bài viết dài khoảng 4 trang, 180 dòng và 4,000 chữ (gần đúng). Ngay trong đề tài, ông cũng chỉ giới thiệu việc làm, là “đem gióng” mà thôi, ý tưởng và chủ trương chính, đọc giả không thể nào biết được. Rồi mãi cho đến dòng thứ 23 (khoảng 1/8 bài viết), ông mới nói “hồ nghi”, và ở đây người đọc mới ghi nhận ông muốn giới thiệu một cái gì đây, mà ý chính, chủ trương vẫn còn được dấu kín! Phải đợi cho đến dòng 34 (18.5% bài viết), đến câu: “nói hai cái điều ra từ Nho giáo thì phải, nhưng nói hai cái đều ra từ Khổng Mạnh thì không phải.”, dộc giả mới phát hiện mang máng quan điểm của ông. Nhưng hình như, đến chỗ nầy người đọc cũng vẫn còn cảm thấy sự việc chưa đươc giới thiệu xong, đừng nói gì đên phần thân bài, và kết luận. Đó là chưa kể, văn chương quả thật lúng túng, lượm thuộm. Nói thành thật, không có chỗ để khen!
    *****
    Khi làm việc khá ngược dòng đối với nhiều người – nhất là đồng hương Quảng Nam – tôi biết phận mình, phải hết sức thận trọng. Đặc biệt đối với sự kiện “Nhân Văn Giai Phẩm”, mà sau nầy đã để lại một cơ hội lớn cho người có sẳn thành kiến có lý do để bài bác tính chân thực của mọi bài viết, sự kiện dẫn chứng. Thành kiến “có chủ trương” nầy quả thực đã làm giảm giá trị của những phê bình đó đi nhiều lắm. Vì thường người ta không quan tâm đến thực tính lịch sử của chính sự kiện, mà dễ để cho nhận xét của mình bị xuyên tạc bởi cái “danh” có thể có của vấn đề. Rồi trong những năm gần đây lại có một hiện tượng dai dẳng, cố ý “cãi hoán” những sai lầm của ông, biến thành những ưu điểm, công trạng, mà những ai sâu sắc tất cũng nhận ra được “những chủ trương ngược lại” của nó! Chủ trương thứ yếu, xin kể trước, là để thỏa mãn tâm tư của một số người không được ưu ái với thời cuộc, muốn tỏ ý phiền trách xa xôi. Lý do quan trọng nhất, mà tôi nghĩ rằng chúng ta không nên vô tình bỏ quên, đó là chủ trương khuynh loát dư luận của những kẻ, đoàn thể có lợi trong phong trào nây. Rõ ràng ca ngợi những tác phẩm của ông Phan, nhất là những lời bình luận nông nổi, thiêng vị của ông để đả kích văn hóa Đồng phương, và cổ vỏ một cách thiếu trung chính cho nền văn hoá du mục cực đoan Tây Âu, cho Kinh thánh, và những “tôn giáo” lỗi thời của người phương Tây, là mặc nhiên quay lưng lại với dân tộc. Đây cũng là lý do chính khiến tôi mong mỏi được tham gia, đóng góp ý kiến.
    Tôi xin giới thiệu vài nét quan trọng trong những triết lý Đông phương qua vài tư tưởng đã mang tính lịch sử sau đây. Không ghi nhận những căn bản nầy, độc giả không thể nào tìm hiểu sâu xa được.
    • “Nho giáo(*) cho vũ trụ sở dĩ có là vì có cái lý độc nhất tuyệt đối. Lấy nghĩa cùng tột hết cả, thì gọi lý ấy là Thái Cực. Lấy nghĩa bao quát khắp cả thế gian, thì gọi là Thiên. Lấy nghĩa làm chủ tể vạn vật thì gọi là Đế, hay là Thiên Đế. Song lý ấy siêu việt vô cùng, không sao biết rõ cái tính thể là thế nào, cho nên Nho giáo công nhận có lý ấy, rồi thì xét cái động thể của lý ấy đã phát hiện ra để làm tông chỉ. Tông chỉ ấy chủ ở đạo Nhân, có sẵn cái trực giác để hiểu lẽ tiến hóa của trời đất, khiến cho lúc nào cũng theo được lẽ ấy mà vẫn Đắc Kỳ Trung”. (Nho Giáo – Trần Trọng Kim).
    • “Phật học, như mọi thứ “học” của Đông phương, là “Đạo học”, nghĩa là không thể chỉ dùng Trí, mà còn phải dùng Tâm để hiểu nó và SỐNG VỚI NÓ. Bằng học Phật chỉ để thoả mãn óc tò mò ham hiểu biết mà thôi, thì chắc chắn sẽ chỉ có thể hiếu cái hình thức của nó, chứ không làm sao hiểu cái tinh thần sâu sắc của nó được”. (Phật Học Tinh Hoa – Nguyễn Duy Cần).
    • “Phật giáo chẳng phải là triết học, lũ tín đồ Phật giáo chúng ta đã từng nói rõ. Là vì, mục đích của triết học là cầu Tri Kiến, mà mục đích của Phật pháp là lìa Tri Kiến. Việc làm của triết học là nơi lời nói, mà của Phật pháp là ở chỗ lìa lời nói. Triết học là dùng Lý Trí để làm con đường đi đến Chân lý, còn Phật pháp thì lại cho rằng Lý Trí là “Sở Tri Chướng”, và bài xích nó là “vọng tưởng”. Các triết gia Tây phương thì cầu nơi Lý Trí, ỷ lại vào Lý Trí; còn nhà Phật thì lại đi phá trừ Lý Trí, phủ định Lý Trí. Cho nên, có thể bảo rằng hai bên nghịch hẳn nhau. Bản thân của triết học là thuộc về tương đối luận, chưa đạt đến cảnh giới tuyệt đối, thường bị sự hạn chế của thời gian, không gian, nên nội dung của triết học thường tùy theo thời đại mà thay đổi. Thật chẳng một ai dám công nhận triết học nào là triết học tuyệt đói. Phật pháp thì khác, Phật pháp là sự chân thực tuyệt đối, siêu việt thời gian không gian, nên trải qua muôn đời mà chẳng hề thay đổi”. (Đại Thừa Tuyệt Đối Luận – Nguyệt Khê Pháp Sư).

    A*- KHOE KHOANG NHƯNG THỰC SỰ KHÔNG AM TƯỜNG MÔN LUẬN LÝ:
    Qua những bài viết của ông Phan Khôi, tôi chắc chắn ông không mấy tâm đắc với những nguyên tắc căn bản của nền triết lý đạo học Đông phương nói trên. Đọc “Phan Khôi – Tiếng Việt, Báo Chí Và Thơ Mới” của Vu Gia, đến đoạn “Phan Khôi ra Huế xin học trường dòng . . làm quen với cô Luận Lý”. làm tôi bở ngở. Thật ra nhiều tài liệu cũng nói về việc ông Phan Khôi rất “mê” cô “Logique” (luận lý học), nhưng mê cô Logique mà lại theo học trường dòng mới là điều kỳ dị! Vì học trường dòng thì không thể không quen thuộc với “Kinh thánh” và “Thần học” của Gia Tô, mà “Kinh thánh” và “Thần học” thì lại là hai “tác phẩm” nỗi tiếng phi / phản luận lý! Học giả Đông Tây, xưa nay đều biết cả hai “cái học” nầy đều chỉ xây dựng trên nền tảng một “đức tin vô điều kiện”, hoàn toàn không có một chút luận lý học nào cả! Việc một học trò đã khá lớn tuổi mê môn luận lý trong một trường dòng thì không thể không làm cho người ta ngạc nhiên cho được!
    Bằng vào cách suy nghĩ, cách nói và viết, và những việc làm cố ý thiêng lệch, thiếu công bằng của ông Phan Khôi về hai nền văn minh Đông và Tây, độc giả cũng có thể tin được rất nhiều phần những lời phê bình, chỉ trích ông của nhiều tác giả, trong nhiều tác phẩm suốt chiều dài lịch sử văn học cận đại.
    Xin xem phần Phụ Lục, cuốn Nho Giao II của ông Trần Trọng Kim và những bài viết của ông Phan Khôi đăng trên báo Đông Pháp Thời Báo, Thần Chung, Nam Phong và Phụ Nữ Tân Văn. Qua những tài liệu nầy, độc giả không thể không nhận thấy những khuyết điểm lớn của ông. Như nói trong phần bàn về sự nghiệp dịch Kinh thánh của ông Phan Khôi, tôi không tin ông Phan có biệt tài về luận lý. Sự đam mê của ông với cô “logique” thật ra cũng chỉ là cái cớ, dùng như một vũ khí, rất “hợp thời” trong hoàn cảnh mà nước nhà đang cần “canh tân”, để miệt thị nền văn hóa, triết lý Đông phương mà thôi.
    Trong kho tàng tác phẩm “văn học” của ông, kể cả trong năm (5) năm trời mài miệt với cuốn Kinh thánh, ngoài một vài lời “hờn mát” với môn ” thần học” và nội dung cuốn sách nầy (Kinh thánh), ông không hề nặn ra được một lời phê bình chân thành nào cả. Nhất là việc phê phán, chỉ trích nội dung và đặc tính phi nhân ái, phi / phản luận lý, của Kinh thánh thì ông không bao giờ “đụng” tới. Tôi đưa ra nhận xét nầy không ngoài mục đích chứng minh rằng sự phê phán của ông Phan đối với văn hóa Á đông thật ra chỉ là việc làm thiêng vị, sai lầm, cố ý và có mục đích. Những việc làm và cách say nghĩ nầy của ông làm cho người đọc có thể xác định thêm lập trướng cực đoan thân Tây phương, củng cố thêm những chỉ trích, tố cáo ông đã quyết tâm phục vụ cho thực dân, xâm lược.
    Ngẫm nghĩ mãi về những nghi vấn nầy, nhiều khi tôi muốn la lớn: “Ngoài những kẻ cuồng tín, ai cũng có thể nói chuyện về luận lý học, ngoại trừ một người, người đó là ông Phan Khôi!”.

    B*- QUYẾT TÂM PHỦ BÁC NỀN VĂN HÓA ĐÔNG PHƯƠNG MỘT CÁCH CÓ CHỦ TRƯƠNG:
    I- Những cuộc tranh luận với ông Trần Trọng Kim:
    Tôi kể lại một số câu chuyện trong những cuộc tranh cãi của ông với ông Trần Trọng Kim, làm tiêu biểu cho sự nông cạn trong suy tư và sự khinh miệt của ông đới với nền đạo lý Đông phương, lập trường thiêng lệch và nỗi lòng hồ hởi một cách lộ liễu, cực đoan của ông đối với nền văn hóa du mục Tây phương.
    1- Vấn đề “Vô Thần Luận Giả”:
    Phụ Nữ Tân Văn sô 54 năm 1930, ông Phan Khôi viện vào câu “Tử bất ngữ quái, lực, loạn, thần” của Khổng tử mà kết án Ngài là “Vô thần luận giả”.
    Ông Trần Trọng Kim hỏi: “Đã tin rằng không có quỷ thần, thì sao còn bày ra tế tự làm chi?
    Ông Phan Khôi trả lời: “Đó là một vấn đề khác, cắt nghĩa ra đây rườm rà quá, xin cho tạm bỏ qua.”
    Theo tôi, đây không phải là cách lý luận. Nhưng may thay, về sau ông đã nhận sự sai lầm nầy với ông Trần Trọng Kim. Vậy ở đây chỉ nhắc lại như là một bằng chứng cho sự thiéu sót của ông mà thôi.
    Nhân đây tôi cũng xin bàn thêm, chữ “vô thần” suy từ chữ “thần” hay “hữu thần” mà người phương Tây quen thuộc. Đối với người Tây phương, chữ “Thần” trước đây có nghĩ là “Chúa”, là “độc thần”. Vì vậy họ thường định nghĩa “Vô thần” như sau: “atheist n (1571): one who denies the existence of God.”- Webster Ninth New Colligiate Dictionary Principal Copỷight 1983.
    Chính vì định nghĩa nầy mà trong thời Đệ Nhất Cọng Hòa, Ông Diệm đã không ngần ngại khẳn định lại giá trị pháp lý của Dụ Số 10 ngày 06 tháng 8 naăm 1950, thời Bảo Đại, liệt Phật giáo vào hàng những tổ chức xã hội, như hội thể thao, v.v. Vào thời buổi nầy, sau nhiều thế hệ, kinh nghiệm về tính “vô ý nghĩa” của “thần” nầy, nhiều người không còn kỳ thị với từ “vô thần” nữa. Xin xem vài ý tưởng nầy:
    * Vô thần là thói xấu của một số nhỏ những người thông minh (Atheism is the vice of a few intelligent people) – Voltaire- (1694-1778), Văn hào, Triết gia Pháp.
    * Một người vô thần không ghét Thần Ki Tô, hắn chỉ không thể tin được là một Thần có thể hiện hữu. (An atheist does not hate God; he simply is one who is unable to believce that a God exist) – Steve Allen.
    2- Khổng Tử trả lời Mạnh Ý Tử:
    Ông Phan Khôi viết,: “Ấy là như ở sách Luận ngữ, thiên Vi chánh, môn nhơn chép lời ngài đối đáp cùng Mạnh Ý Tử, chép rằng: “Mạnh Ý Tử hỏi về hiếu. Thầy trả lời rằng: Không trái (vô vi).”. Phan Khôi chỉ trích Khổng tử là “Mô lăng” qua câu trả lời nầy. Ông Trần Trong Kim phê bình: “Nhưng theo phương pháp của Ngài thì Ngài có hai lối: Một là ai hỏi Ngài điều gì, Ngài xem người ấy sở trường hay sở đoản về cái gì, rồi Ngài mới liệu mà trả lời cho hiểu ngay. Hai là “Bất phẩn bất khải, bất phỉ bất phát. Cử nhất ngung bất di tam ngung phản, tắc bất phục giả . Khi Ngài nói “vô vi” là đúng theo cái bệnh của Mạnh Ý Tử rồi. Vậy trước sau vẫn dùng phương pháp của mình là “luân luân thiện du”, tức là vẫn hợp với phép luận lý.”
    May thay cũng có khi ông Phan Khôi đã ghi nhận lịch sử môn Luận Lý trong nền văn hóa Đông phương. Phụ Nữ Tân Văn số 57, ngày 19-6-1930, trong bài “Người mở đường cho Luận lý học Á Đông – Khổng Tử và thuyết Chính Danh của Ngài”, ông Phan Khôi khẳng định Khổng Tử là thỉ tổ của Luận lý học Trung Hoa với thuyết “Chính Danh” cũng giống như Socrate ở Hy Lạp với thuyết “Khái Niệm”. Phan Khôi viết: “Chính Danh, nói theo tiếng ta tức là kêu cho trúng, mới nghe như là không trọng yếu mấy, bởi vậy Tử Lộ mới dám vọt miệng chê Ngài là “hư hoạt”. Nhưng xét ra trong sự học vấn, trong sự chính trị, mà cho trong sự gì cũng vậy, kêu tên cho trúng là sự trọng yếu lắm, chớ nên dễ dưng.” – PK-TVBC&TM, trg 158.
    Đó là nghĩa của chữ “Tùy” trong Nho giáo, cũng như “Khế Cơ khế lý”, “Tuỳ thời thuyết pháp”, “Tuỳ bịnh cho thuốc”, cách giáo hóa rất phổ biến của các vị Phật, Tổ, . . Ông Phan đã nói đến “mặc chí tâm thông”, và với sức học của ông, chắc chắn ông đã biết rõ môn tâm học và cách lý luận phủ định trong các nền triết học, văn hóa Đông phương. Không dễ hiểu được tại sao ông luôn luôn biện bác cái học nầy một cách gắn gượng và nông nỗi như vậy.
    3- Đào Ứng hỏi Mạnh Tử:
    “Đào Ứng (giả sử một câu chuyện để) hỏi Mạnh Tử: “Ông Thuấn là vua, ông Cao Dao là bề tôi, Cổ Tẩu (là cha của vua Thuấn) giết người, vậy phải làm sao?”
    “Mạnh Tử trả lời: “(Ông Cao Dao) cứ như luật mà trị tội.”
    “Vậy vua Thuấn không ngăn cấm sao?”
    “Đáp: “Ôi! Ông Thuấn sao có thể ngăn cấm được? Này, Cao Dao có chức vụ riêng của mình chứ.”
    “Vậy ông Thuấn phải làm sao?”
    “Trả lời: “Ông Thuấn phải xem việc bỏ thiên hạ (bỏ ngôi vua-TTK ) nhẹ như bỏ chiếc dép rách, mà cỏng cha đi trốn, noi theo chỗ bờ biển (nơi hẻo lánh-TTK) mà cư ngụ, suốt đời vui vẻ, quên hẳn chuyện thiên hạ.” – TTTC , trg. 1322.
    Ông Phan Khôi hiều lầm ý nghĩa trong câu trả lời của Mạnh Tử, lại thiếu cẩn thận, câu chấp nên mới vội vàng kết tội Mạnh Tử là “Mậu vọng”. Ông thực ra đã biết rõ môn “Luận lý” có nhiều hình thức và đã xuất hiện từ lâu lắm trong lịch sử của cả Đông và Tây phương. Chính ông đã “lạc dẫn” khi đưa ra những câu hỏi không dính dáng gì đên vấn đề, như: “Bắt thế nào được ông Thái Thượng Hoàng?”, “Trốn thì trốn đi đâu mà Cao Dao không bắt được?” Vì vậy Trần Trọng Kim không do dự phê phán, “Thế mà Phan tiên sinh lại không xét kỹ, rồi đem phép luận lý ở đâu ra mà cắt nghĩa sở dĩ tại sao mà bậy. Thế cũng đáng lấy làm kỳ thực!”, “Có lẽ vì cô Logique nhan sắc làm cho tiên sinh quẫn đi chăng?”, . . “thì tôi cho rằng chính tiên sinh mậu vọng chứ không phải Mạnh Tử.”
    Những câu hỏi ngoài đề nầy của ông Phan là những tỉ dụ về cái lỗi “biến canh luận điểm” của chính ông, mà ông đã dùng để phê bình Mạnh Tử – xem đoạn sau, “Vạn Chương hỏi Mạnh Tử”.
    Cứ theo cách lý luận cực đoan, ông Phan Khôi nhất định không bao giờ chịu thông cảm cho phép truyền đạt tâm ý trong nền văn hoá, triết học Đông phương. Những phương pháp tâm học như “Dĩ huyễn độ chân”, “Hành bất ngôn chi giáo”, “Giáo ngoại biệt truyền”, v.v. không thể nào làm cho ông Phan Khôi hội ý được. Vì không hội được ý nên ông Phan không thấy được giá trị luận lý bên trong. Những câu chuyện “dĩ tâm truyền tâm ” như vậy thật không thiếu gì trong lịch sử triết học Đông phương, như trong các câu chuyện “u mặc”, và “phép tâm truyền” trong “thiền môn” Đại thừa Phật giáo.
    Nhưng điều kỳ lạ nhất vẫn là việc tại sao ông đã từng chứng tỏ không hề có nỗi băng khoăng nầy khi ông cận kề vơi cuốn “Kinh thánh” cũng như khi ông suy tư về cái gọi là “Thần học” của Ky tô giáo. Trong lịch sử Đông Tây, không băng khoăng cách nầy thì băng khoăng cách khác, trong cũng như ngoài Giáo hội, không ai như ông Phan Khôi.
    4- Vạn Chương hỏi Mạnh Tử:
    “Vua Nghiêu có lấy thiên hạ cho vua Thuấn được không?”
    Ông Phan Khôi mang nặng tâm ý nô lệ cho cô “Logique” cực đoan, nên đã không chịu hiểu ý nghĩa chữ “cho” trong câu hỏi và chữ “không” trong câu trả lời của Mạnh Tử, vội vàng kết tội ông Mạnh Tử là “Mậu vọng”, là “Biến canh luận điểm”. Ông Trần Trọng Kim phê bình, “Mạnh Tử hiểu rõ ý ấy, trả lời ngay là “Không”, và lại giảng thêm cho rõ hơn nữa rằng: “Thiên tử không thể lấy thiên hạ mà cho người được”. Cứ theo cái lý tự nhiên mà hiểu, thì câu trả lời ấy ăn khớp với câu hỏi lắm, không có cái gì là “Biến canh luận điểm” như tiên sinh nói hết cả!”
    Một độc giả bình thường cũng có thể hiểu cái “ý” trong câu chuyện nầy. Không phải ông Nghiêu lấy tư cách cá nhân, xem ngôi vua là của riêng mình, mà đem cho ông Thuấn được. Khổng giáo ca ngợi tài đức của hai ông Nghiêu và Thuấn, đều xứng đáng là vua theo định nghĩa của Khổng giáo, nên việc vua Nghiêu đem ngôi vua cho vua Thuấn chỉ có nghĩa là một sự việc thuận theo lòng trời, lòng dân, và phải được xem như là cái “ý dân” là ‘ý trời” đã đem ngôi vua mà giao cho ông Thuấn. Ông Phan không hiểu chỗ nầy, tôi không tin là ông nhầm, mà là vì tôi rất hồ nghi rằng ông có chủ trương.
    5- Thuyết “Minh minh đức, thân dân, chỉ ư chí thiện”:
    Cuộc tranh luận nầy mới thật là hay, và liên quan trực tiếp đến căn bản triết lý của đạo Khổng. Câu chuyện dài và tế nhị, tôi chỉ trích một đoạn có ý nghĩa bao quát nhất. Muốn hiểu cặn kẻ vấn đề, đề nghị độc giả tham khảo thêm tài liệu, nhất là phần PHỤ-LỤC trong cuốn Nho Giáo – Trần Trọng Kim Tập 2.
    Ông Trần Trọng Kim viết: “Ba cái cương lĩnh trong sách Đại học là “minh minh đức, thân dân và chỉ ư chí thiện.” Minh minh đức là đối với mình, thân dân là đối với người, chỉ ư chí thiện là cái kết quả hoàn toàn của hai cương lĩnh kia. Cương lĩnh “minh minh đức” có năm điều mục, là: “cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân”; cương lĩnh thân dân có ba đièu mục, là: “tề gia, trị quốc và bình thiên hạ”; đều lấy lòng nhân ái làm cốt yếu. Đối với mình hay đối với người, đều phải đến chỗ “chí thiện”, tức là đến hết cái tính bản nhiên của trời phú cho mới thôi.
    “Cái nghĩa của ba cương lĩnh trong sách Đại học rõ ràng và quán thông từ gốc chí ngọn, thật là rất hợp với phương pháp chứng luận của Tây phương. Nay Phan tiên sinh theo cái nghĩa chữ “tân” mà cho là lấy “minh” mà cảm hóa mọi người từ gần đến xa, tức là do nhà ra nước, ra thiên hạ là không phải và trái với khoa học, như tiên sinh đã nói. Vì tiên sinh không xét cho kỹ cái nghĩa nguyên văn từ thời xưa, và lại nệ vì cái học của ông Trình, ông Chu, cho nên mới có sự lầm lẫn đó. Giá tiên sinh bẻ lỗi ông Trình ông Chu thì phải, chứ đem đổ lỗi ấy cho Khổng giáo thì thật là tiên sinh đã lầm.”
    Trong cuộc tranh luận nầy ông Phan Khôi có hai sai lầm căn bản: 1- Ông theo quan điểm của hai ông Trình Hạo và Chu Đôn Di, dùng chữ “tân dân”, thay vì từ nguyên văn của Khổng giáo là “thân dân”, nghĩa ngữ khác hẳn; 2- Trong khi lý luận về “điều kiện ắt có” trong tiến trình “tu thân” của đạo Khổng từ “cách vật, . . đến “bình thiên hạ”, thì ông lại gắn cho những bước phát triển của tiến trình nầy những “điều kiện đủ”, làm cho lý luận trở nên mơ hồ.
    6- “Vô khả, vô bất khả”:
    Trong “Khổng Tử với quan Toàn Quyền”, ông Phan Khôi đã trích và mĩa mai câu “Vô khả vô bất khả” một cách phiến diện đối với ý nghĩa rộng lớn mênh mông của chữ “Tùy” hay chữ “khế cơ, khế lý” trong nền luận lý, đạo học Đông Phương, để so sánh với hành vi chính trị xâm lược của Toàn quyền Pháp!
    Ông viết, “Nhưng mà không việc gì, xin quan Toàn quyền đừng lo, đã có đức Khổng Tử giáo chủ của chúng tôi đây ra mà bào chửa cho ngài. Đức Khổng Tử nói rằng: “Không thể nào là nên, không thể nào là không nên” (Vô khả vô bất khả)”.
    Hãy xem lại một vài câu chuyện diễn dụ ý nghĩa của “vô khả vô bất khả”:
    “Tử Hạ hỏi Khổng Tử: “Nhan Hồi là người thế nào ?”
    “Khổng Tử nói: – “Cái nhân của Nhan Hồi hơn ta”
    “Tử Hạ lại hỏi: – “Tử Cống là người thế nào?
    “- Cái mau mắn của Tứ hơn ta.
    – Tử Lộ là người thế nào ?
    – Cái dũng của Do hơn ta.
    – Tử Trương là người thế nào ?
    – Cái vẻ trang nghiêm của Sư hơn ta.”
    “Tử Hạ lấy làm lạ, đứng dậy, thưa: “Vậy thì tại sao bốn người ấy lại còn theo Thầy mà học?”
    “Khổng Tử nói: “Ở đây ta bảo cho:
    – Hồi chỉ biết nhân mà không biết lúc nào bất nhân;
    – Tứ chỉ biết mau mắn mà không biết lúc chậm chạp;
    – Do chỉ biết hùng dũng mà không biết lúc nên nhút nhát;
    – Sư chỉ biết trang nghiêm mà không biết lúc ung dung để hòa đồng với mọi người.
    “Nay gồm tất cả những cái hay của bốn người ấy có mà đổi với cái ta có, ta không đổi. Bởi vậy, họ phải thờ ta làm Thầy mà không có hai lòng” (Liệt Tử – Đệ tứ Thiên)
    Chữ “Tùy” trong cách thế ứng xử của người xưa: Cổ thời, người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung rất linh hoạt trong cách xử thế tiếp vật. Đó là cách ứng xử tùy thời, tùy nơi, tùy tâm cảnh, quyền biến vô ý, vô tắc, vô cố, vô chấp, vô ngã. Nó thể hiện sự nhu thuận, uyển chuyển, khôn ngoan lợi cả mình và lợi cả người, chứ không đồng thuận một cách tùy tiện. Cách hành xử như vậy đã vượt ra khỏi sự câu nệ, o ép, cố chấp theo một ý thức hệ hoặc một phạm trù tư tuởng đóng khung. Các hiền triết lảnh đạo thời Lý đã vần dụng nhuần nhuyễn thuyết Tam giáo đồng nguyên để chế định một mô thức xã hội dân chủ, rộng mở. Đó cũng là cách vận dụng chữ Tùy: “Đồng quy nhi thù đồ, nhất trí nhi bách lự”.
    “Chữ Tùy trong tư tuởng của Khổng Tử được cô đúc trong một mệnh đề: “Ngô tác di ư thị, vô khả vô bất khả” (Ta khác bọn họ: chẳng có việc gì mà ta quyết định phải làm, chẳng có việc gì ta quyết định phải bỏ – trích dịch bởi Đoàn Trung Cồn). Mệnh đề nầy được trích từ một đoạn văn bình luận của Khổng Tử về các danh sĩ đời trước: “Bá Di, Thúc Tề ngày xưa, những người bỏ công danh phú quý mà đi ẩn dật, Triều đại nhà Ân có bốn người: Bá Di, Thúc Tề, Ngu Trọng Di Dật; và đời nhà Chu có ba người: Châu Trùng, Liễu Hạ Huệ, Thiếu Liêm. Về những nhân vật nầy Khổng Tử luận rằng: “Chẳng khuất chí mình, chẳng nhục thân mình chỉ có hai ông Bá Di, Thúc Tề chứ còn ai nữa. Ông Liễu Hạ Huệ và ông Thiếu Liêm kém hơn phải khuất chí mình, phải nhục thân mình. Tuy vậy, lời nói của hai ông hợp với luận lý, việc làm của hai ông hợp với lòng mong đợi của dân. Chỉ có hai điều đó là đáng khen thôi. Còn ông Ngu Trọng và ông Di Dật tuy ẩn cư nơi xa vắng và ăn nói tự do phóng túng, nhưng giữ mình đúng lễ thanh khiết và biết phế bỏ đúng lẽ quyền biến.
    Kẻ sĩ Việt Nam ngày xưa khẳng định: “Xưa nay xuất xử thường hai lối”. Chọn lối nào còn tùy. Nói hai lối là cách nói phiếm định thật ra có năm bảy đường và nhiều hơn thế nữa. Ngày xưa kẻ sĩ sống giản dị. Ngay trong việc ăn mặc cũng tùy điều kiện mà không thay đổi, “y thực tự nhiên, tùy duỵên bất biến”. Kẻ sĩ ngày nay phần đông đánh mất truyền thống Nho học lại bị kẹt bởi các thứ duy nầy duy nọ do ảnh hưởng tư tưởng phương Tây nên tự đóng khung trong những phạm trù cứng nhắc: phải là thế nầy mà không là thế kia. “Ai theo ta là bạn, ai không theo ta là thù” Vì không lấy bất biến mà ứng với vạn biến nên dễ bị vong thân mất gốc. Vì khư khu giữ lấy ý kiến chủ quan, vì tuyệt đối hóa, duy nhất hóa mọi chuyện, vì bảo thủ cố chấp vị kỷ nên đánh mất tố chất của một kẻ sĩ: trước cường quyền thì khuất phục, trong giàu sang thì xa hoa, trong nghèo khổ thì thay đổi. Loại kẻ sĩ nầy xuất hiện nhan nhản trong thời Pháp thuộc.
    II- Tranh luận với thiền sư Thiện Chiếu:
    Hãy nghe một ít lời biện giải và phê bình của thiền sư Thiện Chiếu đăng trên Thần chung, Sài Gòn, s.311 (11.2.1930):
    Ông Phan Khôi đem Khổng giáo mà so sánh rằng:
    “Đạo của Khổng Tử, vì tại những người nối theo cắt nghĩa mỗi người sai lầm một ít, trải đời nọ sang đời kia, càng nhiều người cắt nghĩa thì càng sai, mà càng sai lại càng nhiều người cắt, vì vậy mà sách chất hàng đống. Phật giáo cũng một kiểu ấy”.
    Sư Thiện Chiếu viết:
    “Tôi có nói: “Nhờ các phái tranh biện nhau mới hiển lộ thêm nghĩa mầu trong kinh Phật”.
    “Tiên sanh lại cho: “khốn nhau là tại Kinh tạng và Luận tạng”.
    “Thưa tiên sanh, ấy là một sự sai lầm đáng tiếc vậy.
    “Tiên sanh nói: “Các đệ tử chép kinh chưa chắc đã đúng như lời Phật”.
    “Thưa tiên sanh: Tôi đã nói, trong kinh Niết bàn, Phật có dạy: “Y liễu nghĩa Kinh, bất y bất liễu nghĩa Kinh” (heo kinh rõ nghĩa, chớ theo kinh không rõ nghĩa). Thế thì ta có quyền phán đoán tự do, những lời trong kinh Phật, lời nào nói có lý thì ta theo, bằng vô lý thì thôi; ai biểu câu chấp chi từng chữ từng câu mà phải sợ đệ tử Phật chép kinh đúng cùng không đúng?”
    Và một đoạn khác nói về những “lý luận” vòng vo, mâu thuẩn của người nỗi danh thông bác môn “luận lý”:
    Sư Thiện Chiếu viết tiếp:
    “Có lửa thì có khói, tuy không thấy lửa, nhưng chỗ nào có khói thì suy lý ra biết rằng chỗ đó ắt có lửa. Ở cuối bài “Mấy lời thỉnh giáo”, tiên sanh nói “Khổng là Khổng, Phật là Phật” ấy là tiên sanh cho Khổng với Phật không phải như lửa với khói, sao ở đầu bài, tiên sanh lại đem Khổng giáo mà luận Phật giáo? Tôi nghe tiên sanh tinh về khoa luận lý học lắm, sao để cho trước sau nó mâu thuẫn với nhau?
    “Sự lý trong thiên hạ vô cùng, không phải mỗi việc mỗi biết hết được. Nhưng việc nào mình biết thì cứ chịu ngay rằng biết, còn việc nào mình chẳng biết thì cũng phải dám chịu ngay rằng chẳng biết, ấy mới thiệt là biết. Nếu cái nào mình chưa biết mà dám nói đến cái đó, thì chẳng những là có quan hệ, mà lại rất là nguy hiểm.
    “Thưa tiên sanh: Có phải như vậy không ?”

    C*- CỔ SÚY VĂN HÓA TÂY PHƯƠNG – THÂN THIỆN VỚI THỰC DÂN VÀ GS TRUYỀN GIÁO:
    I- Ông Phan Khôi đầu tư tâm và trí vào công cuộc dịch Kinh thánh:
    PHAN KHÔI VÀ PHIÊN DỊCH KINH THÁNH TIẾNG VIỆT ( 1920-1925)
    http://antontruongthang.com/l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD/phan-khoi-va-phien-d%E1%BB%8Bch-kinh-thanh-ti%E1%BA%BFng-vi%E1%BB%87t-1920-1925/
    Từ thế kỷ 19, các Hội Thánh Tin Lành đã phát động mạnh mẻ phong trào truyền giáo trên khắp thế giới. Nhiều Giáo Hội Phúc âm muốn mang ánh sáng Chúa Giêsu – Christ đến Đông Dương thuộc Pháp. Nhưng do những lo ngại của nhà cầm quyền Pháp và Nam Triều thời ấy, kế hoạch trên chưa được thuận lợi.
    “ Ðến mùa xuân năm 1911, các Giáo sĩ R. A. Jaffay, Paul M. Hosler và G. Lloyd Huglers đến hải cảng Tourane, ở Trung phần Việt Nam. Họ mua được một cơ sở ở góc đường Khải Ðịnh, số 66 và đường Nguyễn Hoàng, số 67 để làm trụ sở truyền giáo, đó là trụ sở đầu tiên của hội. Sau khi hoàn tất công tác, họ trở lại Trung Hoa. Giáo sĩ Jaffray không được phép làm giáo sĩ thường xuyên tại Việt Nam, Giáo sĩ Huglers được gọi về Nữu-ước để lảnh nhiệm vụ cao trọng hơn nên chỉ còn Giáo sĩ Hosler trở lại Ðông Dương một mình. Ông khởi sự học tiếng Việt và đồng thời bắt đầu giảng Tin Lành. (Trích quyển Bốn mươi sáu năm chức vụ, hồi ký của Mục sư Lê Văn Thái).
    http://www.tinlanhhouston.org/hoithanh/TrangNh%C3%
    A0/tabid/36/ctl/Details/mid/508/ItemID/1/Default.aspx
    Ông Phan Khôi học tiếng Pháp rất trể, “ông học tiếng Pháp cùng với học trò của ông” – Vu Gia. Ông tự học nhiều hơn và việc tự học tiếng Pháp tiến bộ nhanh chóng, được nhiều người khen ngợi. Tuy vậy khả năng Pháp ngữ của ông không cao, nên có ngươi cho rằng “luyện tiếng Pháp cũng là một lý do để ông tình nguyện dịch Kinh thánh”. Tuy nhiên việc ông Phan Khôi đầu tư trí tuệ trong năm năm (5 năm) để dịch cuốn Kinh thánh làm cho tôi hết sức kinh ngạc. * Một lưu ý quan trọng: Trong thời buổi này hầu như người đi học ai cũng thông thạo tiếng Pháp, ngoại trừ một thiểu số, trong đó có ông Phan Khôi. Ông Phan là người không thông thạo tiếng Pháp mà lại được “HT Tin Lành” tín nhiệm giao việc dịch “kinh thánh”, việc này ắt phải có một ý nghĩa đặc biệt: Không ai chịu tham gia, trừ ông Khôi. Như vậy chắc chắn ngay trong thời buổi đầu, ông đã phải có những sinh hoạt thân cận với họ lắm.
    Ông Phan Khôi nói nhièu về Kinh thánh, làm như đây là chuyên môn và sở hiếu của ông vậy. Nhưng tôi ít (không) nghe ông nói về “thần học” một môn “học” rất phổ biến ở Tây phương, đi đôi và hổ trợ cho cuốn Kinh thánh. Biết Kinh thánh mà không biết thần học, thì là một điều lạ. Nếu biết Kinh thánh mà không biết thần học và không biết cả cái văn hóa du mục của người phương Tây, thì lại càng lạ hơn nữa, nhất là đối với một nhân vật như ông Phan.
    Thomas Hobbes (1588-1679), Tư tưởng gia Anh: * Thần học là vương quốc của sự tối tăm (Theology is the kingdom of darkness).
    Muốn dịch một tác phẩm nào, khả năng ngôn ngữ chỉ là điều ắt có, nhưng chưa đủ. Người dịch còn phải hiểu và tâm đắc vơi nội dung và văn tự . . của tác phẩm. Điều nầy ông Phan đã hội đủ. Ông viết trong bài “Giới thiệu Kinh Thánh Báo”, “Ai đã thông thạo Kinh Thánh rồi thì chắc hiểu sâu hơn mà lấy làm khoái lắm”. Và bây giờ tôi xin bàn về hai đặc tính nầy: “Hiểu” và “Hứng khởi” trong lòng của ông Phan Khôi.
    Thích hợp với vũ trụ quan, nhân sinh quan trong Kinh thánh, tạm xem là việc riêng của ông. Nhưng “hiểu” được cuốn Kinh thánh là điều hết sức kỳ dị! Vì sao? Kinh thánh là “một cái gì” không thể hiểu được, nó chỉ để “Tin” mà thôi. Tôi chưa nghe ai nói mình “hiểu” Kinh thánh bao giờ. Ngoại trừ những người đã “Tin”, tin một cách vô điều kiện, vì “Phúc cho những kẻ không biết mà tin”, thì họ làm gì với nó cũng được, không chỉ phải dịch nó mà thôi. Chính vì vậy mà bao nhiêu người dịch, thì có bấy nhiêu bản “Kinh thánh” khác nhau, khác đến nỗi có nhiều câu còn mâu thuẩn với nhau nữa! Nhưng điều nầy thì hoàn toàn không đúng với ông Phan Khôi. Vì qua nhiều bài viết của ông, tôi xác định ông Phan Khôi không tin Kinh thánh. Tóm lại lý do đề ông có thể dịch được cuốn sách nầy là ông phải “hiểu sâu” và “Hứng khởi” với nó.
    * Cái “Hiểu” và “Hứng khởi” (“Khoái lắm”) của ông Phan Khôi: Không thể nói ra cái hiểu và hứng khởi của ông được, nên tôi xin giới thiệu với độc giả vài điều trong Kinh thánh, để quý vị cùng với tôi suy nghĩ xem thử ông có thể “Hiểu” và “Hứng khởi” được như thế nào? Tôi xin được rào đón trước: Trong bài nầy, tôi không chủ trương nói đến Kinh thánh. Một ít trích dịch Kinh thánh là việc làm bất đắc dĩ, chỉ đủ để phản bác lập luận cục bộ của ông Phan Khôi mà thôi. Kính xin độc giả hội ý. Đa ta.
    1- Kinh thánh nói rằng vũ trụ được Chúa làm ra trước đây khoảng 6 ngàn năm. Ông Phan Khôi lại là người yêu khoa học lắm. Ông yêu khoa học thực nghiệm của Tây phương đến nỗi vì vậy mà ông phỉ báng hết tất cả các nền văn minh khác, mà ông cho là không khoa học. Vậy với tinh thần khoa học, ông hiểu chuyện nầy như thế nào?
    2- Genesis 3:16: “Và ngài phán cùng người đàn bà, “Ta sẽ làm tăng thêm nạn khổ cho ngươi trong khi thai nghén và nỗi đau đớn khi sinh đẻ. Mặc dầu vậy, ngươi sẽ còn sự ham muốn chồng ngươi, và vì vậy người sẽ lệ thuộc ông ta.” Tôi thật bàng hoàng, không biết ông Phan Khôi hiểu và hứng khởi làm sao với điều nầy?
    3- Về câu chuyện ông Lot và hai người con gái của ông, Genesis 19:32, “Nầy nhé, Chúng ta hãy làm cho cha chúng ta say, sao cho chúng ta có thể ngủ với ông và có con với ông.” Không tưởng tượng nỗi ông Phan Khôi “Khoái lắm” như thế nào khi ngẫm nghĩ và dịch đoạn nầy?
    4- Exodus 21:23 – 25 “Nhưng nếu có ai làm hại đến các con, thì ta sẽ mạng đổi mạng, mắt đổi mắt, răng đổi răng, tay đổi tay, chân đổi chân, thiêu thân đổi thiêu thân, vết thương đổi vết thương, lằn roi đổi lằn roi”. Hãy tưởng tượng ông Phan Khôi hứng khởi làm sao?
    5- Numbers 31:36-40 “Nửa chia cho binh lính là 337,500 cừu và dê, trong đó 675 đã là thuế nộp cho Chúa; 36,000 gia súc cho binh lính, trong đó 72 đã là thuế nộp cho Chúa; 30,500 con lừa cho binh lính, trong đó 61 đã là thuế nộp cho Chúa; và 16,000 cô gái trinh cho binh lính, trong đó 32 cô gái trinh đã là thuế nộp cho Chúa”. Khi để tâm để ý dịch câu chuyện về 32 cô gái trinh nầy, tôi tò mò muốn biết, ông Phan Khôi “khoái lắm” thể nào!
    6- Deuteromony 12:3 “Đạp đổ những bàn thờ và đập vỡ những cột đá thiêng liêng của chúng thành từng mảnh vụn. Đốt bỏ những hình tượng . . . của chúng và chặc những hình tượng của chúng nó xuống, sao cho chúng nó sẽ không bao giờ còn được thờ phượng nữa ở những nơi đó” (“Tear down their altars and smash their sacred stone pillars to pieces. Burn their symbols of the goddess Asherah and chop down their idols, so that they will never again be worshipped at those places”). Tôi muốn biết ông Phan Khôi “khoái” cái cảnh phả đổ chùa chiềng, đình miếu, tượng Phật, tượng thần, hũy hoại các nền văn hóa khác của người Tây phương như thế nào?
    Và với vô số những điều tương tự! . . Chẳng lẽ ông Phan Khôi làm công việc nầy, chỉ như là nhắm mắt, bịt tai để kiếm tiền? Qua nhiều tài liệu, ông thật sự ca ngợi nó và chính việc làm nầy của ông.
    Trong bài “Giới Thiệu Và Phê Bình Thánh Kinh Báo – Phan Khôi 1930 “, ông viết:
    “Ở đời, ta phải có mục đích cao xa, nghĩ đến đời đời vô cùng, chớ chẳng phải chỉ lo tính trong tạm thời mà thôi. Không nên để hoàn cảnh uốn nắn tánh nết mình. Ai bị hoàn cảnh sai khiến ấy là người rất nhát, “giống như sóng biển bị gió động mà đưa đi đẩy đi đó” (Gia-cơ 1: 6). Cái giá một người có chí quả quyết chống nỗi điều ác, giữ vững điều thiện, thật gấp triệu lần những người yếu chí nhát gan. Ta nên theo gương sáng của Đa-ni-ên quyết chí trong lòng rằng không chịu ô uế bởi đồ ngon vua ăn và rượu vua uống” (Đa-ni-ên 1: 8).
    Hai câu nầy, và cả hai đoạn văn nầy, trong Kinh thánh thật ra chỉ là để kiểu thị một sự vâng lời vô điều kiện, một hình thức nô lệ trong ý tưởng và tâm hồn. Ông Phan Khôi đã xử dụng cách trích dẫn nữa vời, để biến đen thành trắng. Rõ ràng ông đang bắt chước lý lẽ và giọng điệu của các nhà truyền giáo, giới người đã có ảnh hưởng quyết định mọi bước đi của bọn thực dân.
    Cái hùng khí trong “Chánh Khí Ca”, trong “Bình Ngô Đại Cáo”, cái uyên thâm của tinh thần Bát Nhã không làm cho ông Phan cảm động. Ông viết:
    “Đây tôi giới thiệu Thánh Kinh báo là chuyên về một mặt văn học. “Kinh Thánh đây tức là Bible, gồm cả Cựu ước và Tân ước. Người có đạo Cơ-đốc ở xứ ta bất luận Cựu giáo (Catholique) hay Tân giáo (Protestant) đều dịch ra tiếng ta kêu bằng Kinh Thánh. Có nhiều người An Nam mình, theo cái óc cũ, thấy đạo khác thì không ưa, nói rằng: Kinh Thánh là do người có đạo họ tôn trọng kinh của họ mà kêu như vậy; còn mình, người ngoại, không tội chi mà kêu Kinh Thánh như họ.”
    Ông Phan giỏi môn luận lý như vậy mà lại làm ngơ hay không hề biết gì về quỹ thuật lạm dụng danh từ của các nhà tuyền giáo! Ông viết: “Ai nói vậy là còn hẹp hòi quá, không hiểu sự học đời nay. Ở bên Tàu và Nhựt Bổn, người không theo đạo cũng kêu bằng Kinh Thánh như người có đạo vậy, vì hai chữ ấy đã thành một cái tên riêng (nom propre) rồi.”
    Ông dùng từ “không theo đạo” để đối ứng với từ “có đạo” là sai cả ngữ lẫn nghĩa rồi! Trái với “có đạo” phải dịch là “không có đạo” hay là “vô đạo” mới đúng! Ông Phan Khôi nói vậy là không được cởi mở với dân tộc Á đông. Bản chất người Á Đông, người Việt Nam là bao

Leave a Reply