Vị lai, Kiến tạo, và Siêu việt – Những tiếng hô xung...

Vị lai, Kiến tạo, và Siêu việt – Những tiếng hô xung trận của chủ nghĩa Hiện đại

Posted on
0

14:00 – 17:00, Chủ nhật 18/07/2021
Thảo luận online trên nền tảng Zoom (link sẽ được gửi tới mail người tham gia sau khi hoàn thành các bước đăng ký)
Link đăng ký

Thông tin từ ban tổ chức:

Vị lai (Futurism), thể hiện ngay trong tên gọi của nó – hoàn toàn hướng về thời đại hiện đại, ca tụng nó, say mê nó (“Một chiếc ô tô gầm rú giống như thể là chạy bằng súng máy, thì còn đẹp hơn cả tượng Thần Chiến thắng Samothrace!” – Marinetti, người tiên phong của Vị lai). Những nghệ sĩ Vị lai sẵn sàng cực đoan tới mức ủng hộ bạo lực và chiến tranh như những hình thức thanh tẩy cái cũ và thúc đẩy cái mới, cái tiến bộ. Nghệ sĩ Vị lai Ý ủng hộ Phát-xít.

Trong khi đó, tại Nga, trào lưu Kiến tạo và Siêu việt bắt đầu phát triển gần như đồng thời và phần nào sẽ tạo các cảm hứng và nguồn tham khảo cho sự phát triển của Dada, Bauhaus, De Stijl, và nhiều trào lưu avant-garde khác của thế kỷ 20.

Chủ nghĩa Kiến tạo đưa nghệ sĩ ra khỏi studio của họ và vào nơi nhà máy, xóa bỏ lối tiếp cận bằng cấu tạo/bố cục (composition) của nghệ thuật truyền thống mà thay vào đó là kiến tạo/xây dựng (construct), nghiên cứu khả năng sản xuất hàng loạt. Chủ nghĩa Kiến tạo đã song hành với Cách mạng Nga trong công cuộc dân chủ hoá và hiện đại hoá xã hội mới.

Chủ nghĩa Siêu việt là một trong những trào lưu nghệ thuật trừu tượng sớm nhất và cũng triệt để nhất, tới mức trở nên gần như là phi lý. Nó trải rộng trên nhiều hình thức nghệ thuật, tham vọng đi tìm cái siêu việt – trải nghiệm siêu việt vượt lên mọi thứ thuộc đời thật và loại nghệ thuật vượt trội mọi nghệ thuật từng có. Siêu việt tìm kiếm cái trừu tượng hoàn toàn và do đó tiến đến ngưỡng của một loại chủ nghĩa thần bí.

Cùng với nhau, Vị lai, Kiến tạo, và Siêu việt là những tiếng hô xung trận của chủ nghĩa Hiện đại và con người/nghệ sĩ Hiện đại. Hãy hình dung tâm thế của những người đầu thế kỷ 20, trong khoảnh khắc của đại chuyển giao, và suy nghĩ bằng tư duy trừu tượng để cùng nhau bàn luận về ba trào lưu này.

Webinar được điều phối bởi Lê Hương Mi, giảng viên tại Học viện Nghệ thuật & Thiết kế Monster Lab, quản lý giáo dục tại Noirfoto Darkroom-Studio-Gallery, và chủ mục Lịch sử thiết kế đồ hoạ của iDesign. Mi cũng là dịch giả và biên tập sách, tổ chức và điều phối các lớp học và thảo luận về nghệ thuật và thiết kế. Mi đã và đang làm việc với các đơn vị như Thái Hà Books, viện Nghiên cứu Hán-Nôm, VCCA, Sunday Art Club, Pencil Philosophy… Mi từng theo học Thiết kế Truyền thông tại Học viện Nghệ thuật Thị giác Frankfurt, Đức và Nhân học tại Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Hà Nội, Việt Nam.

Bên cạnh đó, Mi là một nhà thơ và một nghệ sĩ thị giác hoạt động dưới cái tên mi-mimi.

Một số sự kiện nghệ thuật mà Mi từng tham gia với tư cách nghệ sĩ: Cõi riêng ảo / Virtual Private Realm – Triển lãm nghệ thuật thị giác nhóm – Manzi Art Space (2021, Hà Nội) – Animal Theater 2019 – Á Space (2019, Hà Nội), Poetry Plus – Performance Plus 2019 – Mot+++ (2019, TP HCM), Khi Đàn Chim Trở Về / When the Birds Fly Home – Triển lãm Nhiếp ảnh và Kể chuyện, đồng sáng tác – Bảo tàng Phụ Nữ (2016, Hà Nội).

* Link Zoom sẽ được gửi tới mail người tham gia sau khi hoàn thành các bước đăng ký
* Phí tham gia: Free đối với nhóm có membership của chuỗi seminar Lịch sử Hội hoạ;
50k/người đối với nhóm guest, giảm 50% cho học sinh-sinh viên.
* Lưu ý:
– Form đăng ký sẽ đóng khi nhận đủ số lượng người tham gia.
– Học sinh trung học có thể tham dự miễn phí, với điều kiện (1) hoàn thành việc đăng ký online, và (2) nhận được thông báo tham gia từ mail của Sunday Art Club.

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.

NO COMMENTS

Leave a Reply