Giới thiệu sách về Nho giáo Việt Nam

Giới thiệu sách về Nho giáo Việt Nam

Đăng vào
0

logo_LEspaceNEW_IF_Logo-CMJN

nho giao - trinh van thao

14:00, thứ sáu 24/10/2014
L’Espace

Tin từ L’Espace:

Mời các bạn đến với buổi giới thiệu sách xã hội Nho giáo Việt Nam dưới nhãn quan của xã hội học lịch sử của GS. Trịnh Văn Thảo, giáo sư xã hội học ở Pháp.

Trong tiểu luận mới này về hành trình của các trí thức, trên phương diện tập thể lẫn phương diện cá nhân từ khi ngày thực dân đô hộ đến thời điểm giải phóng dân tộc (1858-1975), tác giả cố gắng xác định, diễn giải và giải thích những âm vang cũng như những tiếng nói lạc điệu được nhận ra trong nền văn hóa tri thức trước thử thách của lịch sử.

Tiểu luận bắt đầu bằng cái mà trong những năm 1940, nhà tiểu luận Đinh Gia Trinh gọi là « cuộc phục hưng » của người Việt với những điểm nhấn của nó, giữa khát vọng đón nhận các giá trị Tây Phương đồng thời bảo tồn được truyền thống cha ông của những nhà nho, sự hội nhập những giá trị của Châu Âu một cách nhiệt tình, không chút do dự của tầng lớp tinh hoa Âu hóa và sự trở lại ít nhiều lạc điệu với chủ nghĩa dân tộc hiện đại bị giằng xé giữa những lựa chọn dân chủ – tự do theo kiểu Châu Âu và cộng sản – chuyên quyền theo kiểu Liên Xô và Trung quốc. Tác giả nói rõ, khi thời kỳ hiện đại của Việt Nam vừa mới chớm, có một cuộc đoạn tuyệt kép nổi lên, cuộc đoạn tuyệt của lịch sử chính trị được đánh dấu bằng việc các phong trào Duy Tân, Cần Vương và các cuộc chiến tranh cách mạng xảy ra liên tiếp và sự đoạn tuyệt của lịch sử tri thức được đánh dấu bằng sự trỗi dậy của tình trạng lưỡng cực ý thức hệ, tình trạng này lúc bình thường có thể dẫn tới một cuộc tranh luận dân chủ nếu không có sự giao thoa hay sự can thiệp mang tính quyết định của các thế lực bên ngoài. Cuộc khủng hoảng ý thức của người Việt có thể được rõ ràng nhận ra qua các tiểu luận và hồi ký của các trí thức Việt Nam, họ vừa là tác nhân vừa là nhân chứng của sự chuyển mình đó.

Trịnh Văn Thảo, giáo sư xã hội học ở Pháp, tác giả của nhiều cuốn sách về giáo dục và văn hóa Việt Nam như “Vietnam, du confucianisme au communisme”, “l’Ecole française en Indochine”, “Trois compagnons de route de Ho Chi Minh”.

Với sự tham gia của:

– Gs Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử
– GS. TS. Trần Ngọc Vương: Giảng viên Khoa Văn học trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội
– Dẫn chương trình : GS Chu Hảo

Ngôn ngữ tọa đàm: Tiếng Việt

Vào cửa tự do.

logo_LEspace
Trung Tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội – L’Espace
24 Tràng Tiền, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 39 36 21 64
[email protected]
www.ifhanoi-lespace.com

NO COMMENTS

Leave a Reply