Chiếu phim: “Bài ca Ra trận” và “Việt Nam, một bộ phim”...

Chiếu phim: “Bài ca Ra trận” và “Việt Nam, một bộ phim” (Nguyễn Trinh Thi)

logo_DOCLAB
Song to the Front-Vietnam the Movie

19:00, thứ ba 21/04/2015
Phòng đa năng, Viện Goethe

Thông tin từ Nguyễn Trinh Thi và DOCLAB:

Nhân dịp ngày 30/4 sắp tới, kỷ niệm 40 năm kết thúc cuộc “chiến tranh chống Mỹ cứu nước”, như cách gọi thông thường của Việt nam, hay là cuộc “chiến tranh Việt Nam”, như cách gọi của người nước ngoài, tôi muốn có một buổi chiếu phim thân mật mang tính chia sẻ với các bạn 2 bộ phim tôi làm từ các tư liệu cũ và đều liên quan tới cuộc chiến này.

Bộ phim Bài ca Ra trận (2010) là phim found-footage (tạm gọi là phim tái chế từ nguyên liệu cũ) đầu tiên tôi làm. Phim này được tái chế lại từ bộ phim cùng tên do Hãng phim truyện Việt nam sản xuất năm 1973. Tôi đã có tham vọng sẽ làm thêm nhiều phim tái chế khác từ các bộ phim kinh điển của Việt nam, một kế hoạch vẫn còn dở dang.

Bộ phim thứ hai mang tên “Vietnam the Movie” (tạm dịch là “Việt Nam, Một Bộ phim”) (2015). Trong bộ phim này, qua việc quan sát cách các nhân vật trong phim truyện và truyền thông nhắc tới “Việt Nam” trong 50 năm trở lại đây, tôi suy ngẫm về định nghĩa thế nào là một quốc gia và vị trí của quốc gia ấy trên bản đồ thế giới.

Vietnam the Movie là một bản khảo sát cách mà hai tiếng “Việt Nam” xuất hiện trong con mắt quốc tế (thường đại diện cho một cuộc chiến, một biểu tượng, một tư tưởng hệ, một ý niệm) mà đặc biệt là trong hoàn cảnh của chiến tranh Việt Nam và cùng lúc là vết tích của chiến tranh Đông Dương. Bộ phim nhìn vào cách truyền thông uốn nặn trí tưởng tượng, kí ức, và hiểu biết chung của chúng ta về một cuộc chiến, một đất nước, một quốc gia.

Tôi đã sử dụng nguyên liệu từ 40 phim cũ có nhắc tới “Việt Nam” – trong đó có nhiều phim Hollywood quen thuộc như Apocalypse Now, Born on the Fourth of July, The Deer Hunter, Forrest Gump, Full Metal Jacket; nhưng tôi cũng đã đào bới những phim nước ngoài ít được biết tới hoặc gần như đã bị quên lãng như các phim của Harun Farocki, Fassbinder, Werner Hedzog, Nagisa Oshima, Ann Hui. Đặc biệt qua dịp tái chế này, tôi đã có cơ hội tìm hiểu về nhận thức chính trị của Jean-Luc Godard, nhà làm phim đã nhắc nhiều tới Việt nam nhất trong số những người tôi khảo sát.

Động lực của tôi khi làm phim tái chế vừa là để vun giữ, vừa để cơi mở, vừa để lật ngược cách ứng dụng ngôn ngữ và mỹ học trong các dạng thức khác biệt của điện ảnh và truyền thông. Ấy cũng là để kể lại, ngẫm lại, phân tích lại, và kết nối lại với lịch sử.

Thời gian: 70 phút
Phim có phụ đề tiếng Việt
Thảo luận sau buổi chiếu với nhà làm phim

Vào cửa miễn phí! (Mọi đóng góp đều được hoan nghênh và sẽ được dùng cho các hoạt động giáo dục phi lợi nhuận của Hanoi Doclab)

Buổi chiếu phim hoàn toàn phi lợi nhuận với mục đích nghiên cứu và học tập.

Buổi chiếu này nằm trong chương trình chiếu phim 2 tuần một lần “Chuỗi phim tài liệu sáng tạo” của Hanoi DocLab. Hãy cùng đón xem phim tiếp theo của chương trình trong 2 tuần tới.

Các bạn có thể gửi email đến cho chúng tôi tại [email protected] để đăng ký email nhận thông tin về các hoạt động và lịch chiếu phim của DOCLAB.

logo_DOCLAB
DOCLAB
Viện Goethe Hà Nội
56-58 Nguyễn Thái Học Ba Đình, Hà Nội 
http://www.hanoidoclab.org/

2 COMMENTS

  1. Hello,

    I am really excited for the film screenings this evening!

    Where is it and what time does it begin?

    Thank you

Leave a Reply