fbpx
404 Error - page not found
We're sorry, but the page you are looking for doesn't exist.
You can go to the homepage

OUR LATEST POSTS

Thời hạn nhận bài dự thi: 11/07 – 05/08/2022
Link nộp bài dự thi

Thông tin từ ban tổ chức:

Trong khuôn khổ Dự án Hanoi RethinkHợp phần Thúc đẩy các ngành công nghiệp sáng tạo và chế tác kỹ thuật số tại Hà Nội, Quỹ Fab City tổ chức Thử thách thiết kế với chủ đề Đời sống tuần hoàn từ ngày 11/07 đến 30/09. Thử thách có mục tiêu tìm kiếm những ý tưởng mới mẻ có khả năng thúc đẩy và phát triển những giá trị, di sản của thành phố Hà Nội trong nền kinh tế văn hóa và sáng tạo. Chương trình được thực hiện dưới sự đồng hành của ba cơ quan của Liên Hợp Quốc UNESCO, UNIDO và UN-Habitat

Các ý tưởng có thể tìm chất liệu sáng tác từ những nghề truyền thống, công nghệ chế tác kỹ thuật số và thiết kế mở rộng. Cuộc thi mong muốn kêu gọi các ý tưởng có những sự kết hợp độc đáo, giữa quá khứ và tương lai, giữa cái cũ và cái mới, giữa cái vô hình và hữu hình, thông qua những chiến lược mới mẻ, hướng tiếp cận và giải pháp sáng tạo.

Cuộc thi mong muốn tìm kiếm các hướng thiết kế và những phát kiến mang tính chất liên ngành, sáng tạo và bền vững, thể hiện được tài năng của cộng đồng chế tác, thiết kế, và sáng tạo của Việt Nam. Cuộc thi thiết kế Đời sống tuần hoàn kêu gọi mọi ý tưởng thiết kế sáng tạo liên quan đến các chủ đề sau:

– Di sản, chế tác mỹ nghệ, và công nghệ mới
– Các ứng dụng thiết kế phân tán
– Hệ thống thực phẩm và nguyên vật liệu mới
– Biến rác thải thành giá trị
– Mô hình giáo dục mới

Người dự thi có thể tiếp cận các đề tài trên bằng cách liên kết những giá trị di sản của Hà Nội với những hướng giải quyết thực tiễn để kiến thiết Thủ đô thành một thành phố sáng tạo. Hoặc các dự án có thể nhìn nhận lại những nguyên vật liệu và ứng dụng những mô hình thiết kế tuần hoàn để tạo nên sự bền bỉ cho đô thị Hà Nội.

Khung thời gian

Thử thách được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 được mở ra cho tất cả đăng ký. Giai đoạn 2 sẽ chỉ dành cho những người vượt qua vòng 2.

Mở đơn đăng ký: Thứ hai 11/07/2022
Đóng đơn đăng ký: 23:59’, Chủ nhật 05/08/2022 (GMT+7)
Công bố các bài thi vượt qua Vòng 1: Thứ hai 15/08/2022
Hạn nộp bài cho Vòng 2: 23:59’, Chủ nhật 17/09/2022 (GMT+7)
Công bố top 3 vượt qua Vòng 2: Thứ sáu 30/09/2022
Phát triển các dự án trong top 3: đến hết ngày 31/12/2022

Đối tượng tham dự

Thử thách này dành cho tất cả mọi đối tượng đang thực hành trong lĩnh vực sáng tạo liên quan đến thiết kếchế tác, bao gồm: người trong ngành sáng tạo, nhà chế tác, nhà thiết kế, nghệ nhân, nghệ sĩ, kiến trúc sư, nhà khoa học, sinh viên, người thực hành sáng tạo nghiệp dư đến chuyên nghiệp. Người tham dự có thể đăng ký tham gia với tư cách cá nhân hoặc theo nhóm. Mục tiêu của cuộc thi là hướng đến sự đa dạng, công bằng và hòa nhập, vì vậy đối tượng tham dự không phân biệt quốc tịch, chủng tộc, văn hóa, giới tính và tôn giáo, thường trú tại Việt Nam, đều có thể đăng ký tham gia cuộc thi với những dự án có đề tài về Hà Nội.

Cập nhật thêm các thông tin chi tiết về cuộc thi tại đây

Về Dự án Hanoi Rethink – Hợp phần Thúc đẩy các ngành công nghiệp sáng tạo và chế tác kỹ thuật số tại Hà Nội

UNIDO, cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc thúc đẩy phát triển công nghiệp để giảm nghèo, toàn cầu hóa toàn diện và môi trường bền vững, đã hợp tác với UNESCO và UN Habitat để hỗ trợ Hà Nội trở thành Thủ đô sáng tạo của Việt Nam. Ba cơ quan của Liên Hợp Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác theo Chương trình chung mang tên Huy động nguồn lực Văn hóa và sự Tham gia của Thanh niên cho Thủ đô sáng tạo Hà Nội. Là một phần trong Chương trình, Dự án Hanoi Rethink mong muốn thúc đẩy các ngành công nghiệp sáng tạo và chế tác kỹ thuật số tại Hà Nội, bắt đầu từ tháng 6/2022 đến tháng 3/2023.

Theo dự án hợp tác này, UNIDO sẽ xây dựng bản đồ các phòng sản xuất thử nghiệm (FabLab – được viết tắt từ Fabrication Laboratory) và các trung tâm sáng tạo ở Hà Nội, cung cấp một chương trình đào tạo về thiết kế công nghiệp và công nghệ 4.0 cho các ngành công nghiệp sáng tạo và tổ chức một cuộc thi thiết kế để hỗ trợ phát triển các giải pháp sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp sáng tạo phối hợp với các phòng thí nghiệm địa phương, các công ty và các tổ chức/trường đại học khác. UNIDO đang hợp tác với Quỹ Fab City để thực hiện các hoạt động của chương trình.

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.

19:30, thứ Năm 28/03/2024
bảo tàng Queer
Số 103 Ngọc Lâm, Long Biên

Thông tin từ ban tổ chức:

hoạt động xã hội là một khu vực có lẽ mà ít nhiều chúng ta đã nghe đến. đó là một khu vực rất rộng, bao gồm sự tham gia của con người vào lợi ích chung của xã hội. các phong trào vận động xã hội tại Việt Nam đã có mặt từ rất sớm. trong hai thập kỷ gần đây, phong trào xã hội đã tiếp nhận thêm những cách tiếp cận mới, những làn gió mới, những dự án mới và đi theo dòng chảy của xã hội, sản xuất ra những diễn ngôn nhằm kiến tạo xã hội cởi mở, công bằng, bình đẳng và toàn vẹn phẩm giá, thu hẹp khoảng cách. hoạt động xã hội đã có mặt ở khắp mọi nơi, đặc biệt trên mạng xã hội, khu vực thân quen mà bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận được. song song đó, các định nghĩa, khái niệm về hoạt động được sản sinh ra, và đều có điểm chung rằng công nhận đó là hoạt động của một nhóm người, vận động vì lợi ích xã hội.

với những hoạt động diễn ra và trải dài của các phong trào xã hội như vậy. nó đã được lưu trữ lại như thế nào?

cùng Nhung Đinh (bảo tàng queer) và Bằng Giang (đèn-dầu) trò chuyện thêm, kể lại, thảo luận và hỏi đáp về nó.

mời bạn đến aqueermuseum (bảo tàng queer) xem mở hộp, nghe kể chuyện về một vài câu chuyện trong vài lĩnh vực trong phong trào xã hội từ 2009 tới nay.

Vui lòng nhắn tin với đèn-dầu để đăng ký sự kiện và giữ chỗ.
Bạn gửi xe tại Mipec Long Biên và đi bộ khoảng 50m-100m sẽ tới địa điểm tổ chức.

Một vài thông tin của người dẫn chuyện:

Nguyễn Bằng Giang (she/her) – người cầm bút, kẻ viết thơ, người thực hành nghệ thuật, nhà hoạt động xã hội thực hành liên ngành.

Kể từ 2015, Giang khởi điểm là một LGBTQ activist, sau đó là những hoạt động gắn kết với phong trào về Giới, nữ quyền, lao động và các lĩnh vực khác. Công việc của Giang trong lĩnh vực hoạt động xã hội thường là khởi xướng các dự án với các cách tiếp cận mới đi từ cá nhân trong xã hội nhằm xem xét về cuộc sống của các nhóm cộng đồng đã diễn ra như thế nào và tài liệu hóa nó. Đồng thời, Giang quan sát và tự phản chiếu về quá trình làm việc của chính mình, của các cộng sự và bạn hữu của mình trong khu vực ấy để tìm hiểu về các triết lý làm việc đảm bảo sự toàn vẹn nhân phầm. Giang quan tâm tới câu chuyện của cá nhân, cách cá nhân di chuyển, tương tác với các thiết chế như thế nào để tìm ra các vấn đề của các hệ thống xã hội.

Giang khởi xướng chuỗi dự án về SOGIE Talk (2015-2016), Bạo lực học đường với LGBTQ+ (2017); Mắt không màu (2018-2020) và là người đồng sáng lập dự án về quyền lao động công sở như Tan ca thôi (2021-2023). Trong thời gian đó, Giang có sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật và viết lách.

Hiện nay, Giang là người sáng lập đèn-dầu.

Bên cạnh hoạt động xã hội, Giang cũng viết và thực hành nghệ thuật để thể hiện rõ suy nghĩ và cách nghĩ của con người cá nhân mình khi nằm bên trong hệ thống.

Đinh Nhung (she/they) là một nghệ sĩ và nhà hoạt động đa ngành, người đi sâu vào các hình thức thể hiện sáng tạo khác nhau, đặc biệt tập trung vào ngôn ngữ và tài liệu về trải nghiệm của người Queer. Thông qua sách, triển lãm và lưu trữ của mình, cô say mê lưu giữ và bảo tồn lịch sử Queer ở Việt Nam. Lấy cảm hứng từ Những độc thoại về âm đạo (Vagina Monologues), Nhung đã khởi xướng một dự án mang tên Bàn Lộn-Vagina Talks vào tháng 9 năm 2015, rút ​​ra từ bộ sưu tập truyện và văn bản phong phú của cô. Mục đích của cô là khám phá và thống nhất các quan điểm về nữ quyền và người đồng tính, thu hẹp khoảng cách trong hoạt động bình đẳng giới và quyền LGBTQ+.

Nhung được biết đến với những đóng góp của mình, bao gồm việc tạo ra từ vựng về người Queer bằng tiếng Việt (tập 1 và tập 2) và sáng lập (aqueermuseum) Bảo tàng Queer, một nền tảng dành riêng cho việc thể hiện sự khác lạ (Queer).

Năm 2018, Nhung tham gia huyến đi trao đổi do Ms Magazine và Viện Goethe tổ chức. Trong hành trình này, cô đã đến thăm FFBIZ và hợp tác với Bảo tàng Schwules để tổ chức triển lãm Bản sửa đổi đồng tính nữ. Trải nghiệm này ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình suy nghĩ của Nhung, truyền cảm hứng cho cô khám phá những cách tiếp cận sáng tạo và tập thể nhằm xây dựng một kho lưu trữ về người đồng tính và nữ quyền ở Việt Nam.

Về tổ chức:
đèn-dầu là dự án do Bằng Giang sáng lập năm 2023 sau suy tư, lưu trữ về vấn đề của những nhà hoạt động xã hội trong khu vực của chính mình từ năm 2017. Sau đó, đèn-dầu phát triển thành nhóm những người làm việc vì xã hội cộng tác để viết và chia sẻ suy nghĩ từ người trong cuộc mang tính phản chiếu.

Đồng thời, đèn-dầu còn mang tính kết nối liên ngành để trao đổi, trò chuyện, kết nối các nhà hoạt động với những khu vực học thuật, phi học thuật.

đèn-dầu lưu trữ, trò chuyện, viết và suy tư về các triết lý cho công việc vì chính mình và cộng đồng.

Bảo tàng Queer (AQM) ban đầu được Đinh Nhung thành lập để lưu trữ tác phẩm của chính cô cũng như những trải nghiệm về người đồng tính và nữ quyền ở Việt Nam và hơn thế nữa. Tuy nhiên, dự án đã phát triển để bao gồm việc lưu trữ sáng tạo và tập thể các tài liệu, nghệ thuật và hoạt động ủng hộ nữ quyền và đồng tính. Nhiệm vụ của AQM là lưu trữ, kích hoạt và bán từ vựng cũng như đồ chơi tình dục để duy trì hoạt động của mình. Vị trí thực tế của Bảo tàng Queer nằm trong studio của Nhung, đóng vai trò là không gian để sưu tầm, bảo tồn, chia sẻ, học tập cộng đồng và tiếp cận.

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.

20:00, 29 & 31/03/2024
The Airy Space
Số 9 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
20:00, thứ Ba 02/04/2024
Tender bar
Số 8 ngõ 29 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội
Giá vé: 120.000 VNĐ/người
Link đăng ký

Thông tin từ Hanoi Grapevine:

Nhằm chia sẻ kho tàng phim ảnh đa dạng với nhiều thể loại từ thư viện lưu trữ của Hanoi Grapevine, cũng như mong muốn khai thác sâu hơn vào việc trao đổi, thảo luận nhằm mở rộng kiến thức một cách tự nhiên thay vì chỉ thông qua sách vở, chúng tôi ra đời Chùm nho Cinema, được hoạt động dưới sự tuyển chọn và điều phối của Mạng lưới khán giả tích cực – PAN.

Chùm nho Cinema số đầu tiên được tổ chức như một sự kiện vệ tinh của chương trình Gây quỹ cộng đồng cho dự án vựng tập “Hanoi Grapevine’s Finest 2019 – 2024″. Được sự ủng hộ từ đạo diễn Phạm Ngọc Lân, người vừa đạt giải thưởng Phim dài đầu tay xuất sắc nhất (GWFF Best First Feature) tại Liên hoan phim Berlin lần thứ 74, chúng tôi rất vui mừng khi có được cơ hội mang tới cho cộng đồng khán giả 4 bộ phim ngắn của anh.

Thông tin chi tiết:
Buổi 1: 20:00, thứ Sáu 29/03/2024
Buổi 2: 20:00, Chủ nhật 31/03/2024
Địa điểm: The Airy Space – Số 9 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Buổi 3: 20:00, thứ Ba, 02/04/2024
Địa điểm: Tender bar – Số 8 ngõ 29 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội
Giá vé: 120.000 VNĐ/người

Danh sách phim:
– Chuyện mọi nhà (2011)
– Echoes from the Near Future (2022)
– Một khu đất tốt (2019)
– Giòng sông không nhìn thấy (2020)

Lưu ý:
– Chương trình giới hạn 25 người tham dự mỗi buổi. Bạn sẽ nhận được email xác nhận đăng ký thành công sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký.
– Mỗi email chỉ đăng ký được cho 1 người.
– Chương trình đón khách từ 19:45, và ngưng nhận khách sau 20:10. Vui lòng tới đúng giờ để đảm bảo trải nghiệm người xem.
– Khán giả có thể mang theo nước uống cá nhân, tuy nhiên, vui lòng không mang đồ ăn tới.
– Khi tham gia, khán giả đồng ý cho phép Hanoi Grapevine được quyền sử dụng hình ảnh, ý kiến của mình để làm tư liệu cho chương trình.

Về đạo diễn Phạm Ngọc Lân

Phạm Ngọc Lân (1986) sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Lân tốt nghiệp chuyên ngành quy hoạch đô thị và tự học làm phim ở tuổi 27. Tác phẩm của anh đã được trình chiếu tại các liên hoan phim danh giá: Berlinale, Liên hoan phim New York, Liên hoan phim Sundance, Liên hoan phim Locarno…; và nền tảng phát trực tuyến: Criterion Channel và Mubi. Vào ngày 25/02/2024, Phạm Ngọc Lân được xướng tên cho hạng mục Phim dài đầu tay xuất sắc nhất (GWFF Best First Feature) tại Liên hoan phim Berlin lần thứ 74 với bộ phim Cu Li Không Bao Giờ Khóc.

Phạm Ngọc Lân có cách kể chuyện tĩnh tại, sâu sắc, chắt lọc. Những khung hình trong phim của anh đẹp một cách ngay ngắn và tinh tế với cách bài trí không gian nhờ những kiến thức anh có được trong thời gian học tại trường kiến trúc. Anh đã có hành trình làm phim từ năm 2012 cùng 5 phim ngắn. Thử nghiệm ở các thể loại phim khác nhau từ phim tài liệu sáng tạo (Creative Documentary), phim ngắn (Short Fiction Film) đến phim tâm lý tình cảm (Melodrama).

Tại Hanoi Grapevine Finest mùa đầu tiên (2019), Phạm Ngọc Lân được đề cử Nghệ sĩ tích cực của năm.

Về chương trình Gây quỹ cộng đồng cho dự án vựng tập “Hanoi Grapevine’s Finest 2019 – 2024″:

Hanoi Grapevine’s Finest là sự kiện thường niên vinh danh hoạt động nghệ thuật đương đại tại Việt Nam, được tổ chức và lựa chọn bởi Hanoi Grapevine và cộng đồng khán giả. Sự kiện góp phần khuyến khích và lan tỏa sức mạnh văn hóa nghệ thuật tới cộng đồng rộng rãi và sâu sắc hơn nữa.

Cùng với mỗi sự kiện vinh danh Hanoi Grapevine’s Finest, chúng tôi đều tổng hợp một cuốn vựng tập, ghi lại danh sách các cá nhân, tổ chức, những dự án đặc sắc và nổi bật của năm. Đây là tài liệu có giá trị tổng hợp, lưu trữ, tính tham khảo cao về những gương mặt đại diện của nền văn hoá nghệ thuật Việt Nam qua từng năm.

Nhân dịp Hanoi Grapevine’s Finest tổ chức lần thứ 5, đội ngũ Hanoi Grapevine muốn kêu gọi gây quỹ cộng đồng nhằm mục đích phát hành 05 cuốn vựng tập Finest từ 2019 đến 2024.

Tổng quan Hanoi Grapevine’s Finest (PDF)
Đăng ký nhận ấn phẩm Finest và đóng góp gây quỹ tại đây

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.

Hanoi Grapevine
Email
Website
Facebook
Instagram
Youtube
Twitter

Khai mạc: 18:00, thứ Sáu 29/03/2024
Triển lãm: 19/03 – 04/04/2024
Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội

Thông tin từ ban tổ chức:

Triển lãm “Câu chuyện đầu năm” với sự tham gia của 5 hoạ sĩ: Phạm Thanh Sơn, Nguyễn Lâm, Hoàng Quốc Tuấn, Lương Bình, Cường Nguyễn. Triển lãm gồm 67 tác phẩm đến từ các chất liệu màu nước, lụa, sơn dầu được thể hiện với đa dạng chủ đề như Chân dung, Tĩnh vật, Phong Cảnh, Hoa.

Ngoài việc tiếp đón các bạn yêu hội hoạ, các nhà sưu tập thì trong thời gian triển lãm chúng tôi còn tổ chức 4 workshop, hy vọng sẽ nhận được sự yêu mến và ủng hộ của tất cả mọi người!

Cập nhậ thêm thông tin tại trang sự kiện.

15:00 – 17:00, Chủ nhật 24/03/2024
Phòng thư viện, Á Space
Ngõ 59 Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội

Thông tin từ ban tổ chức:

Cùng Á Space chào đón hai người bạn đến từ The Substation — tổ chức nghệ thuật độc lập đầu tiên của ở Singapore thành lập vào năm 1990, là Yuni Hani (Cố vấn Chương trình) và Olivia Tay (Điều phối Chương trình) đến Hà Nội vào những ngày lạnh cuối cùng.

Cơ duyên để Á bắt tay cùng với The Substation là qua phiên bản đầu tiên của chương trình ‘Sub+ Incubator Collabs’, diễn ra từ 26/02 đến 26/04/2024 cùng với Linh San, một nghệ sĩ thị giác sống và làm việc tại Hà Nội từng tham gia chương trình Solo Marathon của Á năm 2022. Đồng hành cùng với Linh San lần này có Yuni Hadi, cố vấn chương trình của The Sub, Linh Lê, thành viên Ban giám tuyển của Á, và hỗ trợ chuyên môn từ nghệ sĩ “mentor” Jason Lim — một nghệ sĩ gốm và trình diễn kỳ cựu đến từ Singapore.

Nhân dịp mọi người “không hẹn mà gặp” tại Hà Nội, Á Space thân mời các bạn ghé chơi để cùng nghe Yuni và Olivia chia sẻ về lịch sử cũng như các dự định sắp tới của The Substation, và một chút bật mí về dự án của Linh San trong chương trình ‘Sub+ Incubator Collabs’ nhé.

Số lượng tham dự: 10 người
Ngôn ngữ: tiếng Anh

Tiểu sử:

Yuni Hadi đã dành phần lớn thời gian trong 25 năm qua để quảng bá điện ảnh Đông Nam Á và đóng góp cho nền văn hóa và nghệ thuật với tư cách là nhà quản lý, giám tuyển và nhà sản xuất nghệ thuật. Cô bắt đầu quản lý dự án cho một công ty hoạt hình trước khi gia nhập The Substation vào năm 1999 với tư cách là Giám đốc chương trình và Biên tập viên (của Substance). Cô tiếp tục đề cao các câu chuyện về Singapore với tư cách là Biên tập viên ủy quyền tại MediaCorp Arts Central vào năm 2003 và sau đó đảm nhận vai trò lãnh đạo với tư cách là Đồng Giám đốc Trung tâm Nhiếp ảnh & Làm phim Objectifs vào năm 2005 và Giám đốc Điều hành của Liên hoan phim Quốc tế Singapore (2013-2019). Cô giám tuyển và ủy quyền các bộ phim nhảy múa cho Liên hoan nghệ thuật Singapore vào năm 2011 và 2012, đồng thời đồng sản xuất bộ phim đoạt giải Camera d’Or ‘Ilo Ilo’ của LHP Cannes vào năm 2013. Yuni đã xuất bản cuốn sách ‘Phía sau máy ảnh’ (phim thuộc Objectifs) vào năm 2013 và đóng góp cho cuốn sách ‘Những địa điểm phim thế giới: Singapore’ (NXB Đại học Chicago) năm 2014. Năm 2022, cô viết ‘Bangkok Café (Núi Năm Ngón Tay)’.

Yuni là thành viên của Eisenhower và đã nhận được Học bổng của United Technologies Corporation vào năm 2016. Năm 2015, The Substation ghi nhận đóng góp của cô cho nền điện ảnh Singapore bằng Giải thưởng Danh dự tại Giải thưởng Phim ngắn Singapore. Năm 2022, cô nhận được Giải thưởng Thành tựu Chuyên môn từ Liên hoan phim ASEAN của Đại học Ramkhamhaeng Thái Lan vì những đóng góp xuất sắc cho nền điện ảnh ASEAN. Yuni hiện là Chủ tịch của The Substation và là thành viên hội đồng quản trị của Trung tâm Nhiếp ảnh và Làm phim Objectifs.

Sinh ra, sống và làm việc tại Singapore, Olivia Tay là nhà quản lý nghệ thuật và người làm chương trình từ năm 2014. Chuyên môn của họ bao gồm giám tuyển phim, gắn kết cộng đồng, tổ chức liên hoan phim và quản lý hành chính, thỉnh thoảng có đột phá vào lĩnh vực đa dạng hóa và nhân sự của các công ty. Với nền tảng về điện ảnh, văn học nghệ thuật và tổ chức phi lợi nhuận, Olivia đam mê tạo ra không gian hòa nhập để các nghệ sĩ giới thiệu tác phẩm của mình và thúc đẩy các cộng đồng và hệ sinh thái nghệ thuật. Khi không đắm mình trong nghệ thuật, bạn có thể thấy họ hoàn toàn say mê với trò chơi điện tử, nỗ lực tập luyện CrossFit một cách dũng cảm hoặc tội lỗi bỏ bê vô số cuốn sách mà họ đã tích được.

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.

Khai mạc: 18:00 – 21:00, thứ Sáu 29/03/2024
Triển lãm: 09:00 – 18:00, thứ Hai – thứ Bảy, 29/03 – 29/06/2024
22 Gallery
22 Phạm Cự Lượng, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM
Link đăng ký

Thông tin từ ban tổ chức:

Triển lãm “Họa Chiêu Hồn” của họa sĩ Phạm Trần Việt Nam lấy cảm hứng từ những câu chuyện chiến tranh, sự chết chóc, và ám ảnh của những cơn ác mộng. Dưới góc nhìn ‘thế giới quan’ qua lăng kính hậu chiến, cảm xúc về lịch sử địa phương cũng như vướng mắc toàn cầu, anh dẫn dắt người xem chiêm ngưỡng muôn vàn trạng thái của kiếp nhân sinh: bất công, khổ ải, phiền não. Qua đó, chuỗi tác phẩm vẽ nên bức tranh ảm đạm về trạng thái bế tắc của xã hội đương đại. Là bản tự truyện của chính tác giả, “Họa Chiêu Hồn” như một lăng kính trực diện, soi chiếu những góc khuất trong tâm hồn của Phạm Trần Việt Nam. Vẽ là khi anh kết nối với “sự tồn tại khác”, chìm đắm trong cõi hư vô để lắng nghe tiếng nói từ những linh hồn phiêu bạt, chuyển tiếp cõi hư vô trở lại thành hình hài.

Trên nền màu tối với gam xanh tím, xanh rêu, nâu, những quệt màu đỏ và vàng như nguồn năng lượng mới, dẫn dắt anh khám phá hành trình tìm tòi hình ảnh, tạo hình, giúp anh mở lòng và phóng khoáng hơn trong lối vẽ. Thoát khỏi những ràng buộc truyền thống, anh phá vỡ khuôn khổ với những đường cắt xẻ, đục lỗ do chính tay anh tạo nên. Khung tranh không còn là giới hạn, cho phép anh bộc lộ cảm xúc hiện tại một cách tự do nhất.

Cùng “Họa Chiêu Hồn”, ta suy ngẫm về những câu hỏi muôn thuở của kiếp nhân sinh: ý nghĩa của sự sống và cái chết, những tầng lớp phức tạp của con người trong bối cảnh xã hội hiện đại.

Tác phẩm mang đến cho người xem góc nhìn sâu sắc về bản chất cuộc sống, khơi gợi lòng trắc ẩn và sự đồng cảm cho những kiếp người bất hạnh.

Triển lãm bao gồm 17 tác phẩm tranh với chất liệu: sơn dầu trên vải. Các tác phẩm được sáng tác trong giai đoạn từ 2017 đến 2024.

Về nghệ sĩ Phạm Trần Việt Nam (1985, TP. Hồ Chí Minh)

Phạm Trần Việt Nam sinh ra tại Đà Nẵng và tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh năm 2010. Tuy được đào tạo về điêu khắc, nhưng anh chủ yếu thực hành hội họa, chất liệu sơn dầu trên vải. Chịu ảnh hưởng từ nhạc rock và trường phái biểu hiện, tạo hình của anh thời kỳ đầu thường gào thét hoặc quằn quại như trong hoả ngục, chú tâm bóc tác từng góc tối tăm, phẫn nộ và thô bạo của con người. Từ năm 2014, sau khi vượt qua giai đoạn trầm cảm khó khăn, anh bắt đầu thực hành phá bỏ tất cả những gì mình đã tôn thờ, thể nghiệm việc cắt nát và tái cấu trúc toàn bộ tranh vẽ cũ. Những sáng tác của Nam trao gửi thông điệp nhân văn từ lòng trắc ẩn và rung cảm của anh trước bối cảnh xã hội của đất nước mà anh đang sống, những điều trần ai trước mắt. Thực hành nghệ thuật đối với anh không chỉ là một công việc, mà đó còn là ‘hành vi không thể cưỡng lại của trầm cảm’, có lúc dữ dội nhưng cũng có lúc kiên trì và nhẫn nại như thiền định. Một số triển lãm và hoạt động tiêu biểu mà anh đã tham gia: ‘Dogma Prize’ (Heritage Space , Hà Nội , Việt Nam, 2017), ‘Vietnam Eye’ (Trung tâm Văn hóa Ý, Hà Nội, Việt Nam, 2016), ‘Miền Méo Miệng’ (Bảo tàng nghệ thuật đương đại Bildmuseet, Umea, , 2015), ‘Phía Sau Tri Thức (phòng tranh Tự Do , Hồ Chí Minh , Việt Nam, 2010), ‘Chị tôi’ (Sàn Art, Hồ Chí Minh , Việt Nam, 2010), ‘Băng Đảng’ (Nhà Sàn Studio, Hà Nội, Việt Nam, 2009), ‘Mớ’ , (APD Center for art Patronage and development , Hanoi , Viet Nam , 2023),’ The oration for ten types of sentient beings / Văn tế thập loại chúng sinh’ , (The Factory Contemporary Arts Centre , Ho Chi Minh , Viet Nam). Anh lọt vào Finalist of “APB Foundation Signature Art Prize 2018” , National Museum of Singapore và giành giải Gold Award 2023 UOB Painting of the Year Viet Nam.

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.

Khai mạc: 18:00, thứ Năm 28/03/2024
Triển lãm: 11:00 – 19:00, thứ Ba – thứ Bảy, 28/03 – 04/05/2024
Galerie BAQ
15 rue Beautreillis, 75004 Paris

Thông tin từ ban tổ chức:

Đã 7 năm kể từ khi Hà Ninh Phạm bắt đầu xây dựng cho mình một thế giới riêng trong dự án My Land (Đất Mình), từ lúc còn là sinh viên Thạc sĩ Mỹ thuật tại Học viện Mỹ thuật Pennsylvania ở Philadelphia. Tại triển lãm cá nhân Fugitive Zone tại Galerie BAQ, nghệ sĩ đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tại trung tâm Paris, như một tuyên ngôn cho sự sinh sôi của My Land vượt ra ngoài giới hạn thông thường trước nay.

Đối với Hà Ninh – một người căm ghét du lịch, hoài nghi về chính trị cực tả và chán ngán các diễn ngôn về khai phóng do các đế quốc phương Tây áp đặt lên những nước hậu thuộc địa – việc bay đến trung tâm Châu Âu để sắp đặt một địa hạt mới là một thử thách với chính cá nhân nghệ sĩ, nhưng thiết yếu cho giai đoạn thực hành này.

Hà Ninh Pham, [mothermap] v1, chì than, màu nước và phấn màu trên giấy, 122 x 117 cm, 2019. Tác phẩm thuộc bộ sưu tập Nguyen Art Foundation

Vẫn tuân theo quy luật cốt lõi của [mothermap] , các “bản đồ” được trưng bày trong Fugitive Zone vẽ những vùng đất thuộc các khu A2, B2, D4 và F4. Các khu vực này đều thuộc Bắc bán cầu của thế giới mà Hà Ninh tạo ra trong My Land, nơi vốn dĩ được quy hoạch để chất chứa những hệ tư tưởng phương Tây, trong giai đoạn đầu của My Land. Như một cách để phản đối các khuôn mẫu định sẵn về nghệ thuật Việt Nam, nghệ sĩ chỉ sử dụng giấy, chì than, màu, mực, nhựa (để in 3D) và một số vật liệu trung tính khác, như một cách để xóa mọi dấu vết của căn tính.

Bình luận về triển lãm cá nhân đầu tiên của Hà Ninh Pham, Cheat Codes (2019) tại FRONT Art Space, New York, nhà phê bình John Yau đã viết:

“Hà Ninh Pham vẽ một bản đồ này để dẫn đến nhiều bản đồ khác… Những bức vẽ của anh ấy khiến ta liên tưởng đến cảm giác lạc lõng và phân ly – và việc vẽ bản đồ dường như khiến anh cảm thấy mình nắm kiểm soát được.”

Vẫn với tinh thần ấy, nhưng sự kiểm soát của Hà Ninh dịch chuyển từ tác phẩm, lan dần sang không gian, có thể nhìn thấy rõ tiến trình này trong các trưng bày cá nhân tiếp theo như Recursive, Fables tại A+ Works of Arts (2022, Kuala Lumpur, Malaysia), hay Entrusted Conjectures tại Manzi Art Space (2023, Hanoi, Vietnam).

Với Fugitive Zone, nghệ sĩ tận dụng chính cấu trúc sẵn có của Galerie BAQ, gồm một tầng trệt và một tầng hầm, Hà Ninh biến đổi không gian trưng bày thành một nơi tự-do-trong-tầm-thao-túng. Một nửa không gian trưng bày chỉ được quan sát qua màn hình trực tiếp của camera an ninh. Đối với nghệ sĩ, hình ảnh trên đó đại diện cho ranh giới giữa thế giới thực và thế giới tưởng tượng. Màn hình phẳng ấy cũng là đường dẫn duy nhất vào nơi mà người xem có thể ước lượng được độ sâu thực tế trong không gian, thứ mà chúng ta không thể hình dung được khi nhìn vào những tấm bản đồ với địa hình phi lý.

Song hành cùng triển lãm, cũng là bí kíp để thâm nhập và giải mã thế giới này, nghệ sĩ viết ra một bộ nguyên lý Fugitive Zone/substance, được xuất bản dưới dạng tập ghi chép/nhật ký cá nhân.

Hà Ninh Pham, B2 [Square Hamlet], chì than, acrylic, mực, và bút màu trên giấy, 140x280cm, 2024.

Triển lãm với tên tiếng Việt là Địa hạt Thoát ly, thực chất không phải là một vùng để lẩn trốn theo đúng nghĩa đen. Hà Ninh mời người xem vào một vùng biên, để rơi vào một trạng thái hoài nghi giữa người giám sát và người bị giám sát, giữa các trật tự trên-dưới, giữa tự do và ràng buộc. Các chiều kích thông thường bị đảo lộn và ranh giới bị xóa mờ. Người xem đứng ở trong nhưng thực chất luôn chỉ là kẻ lạ bên ngoài, đang quan sát những vùng đất này từ rất xa, như qua góc nhìn của loài chim.

*Triển lãm diễn ra với sự phối hợp của A+ Works of Art, Kuala Lumpur, Malaysia

Về nghệ sĩ

Chân dung Hà Ninh Phạm, năm 2022.
Ảnh: Kusuma Pandu Wijaya

Hà Ninh Pham (sn. 1991, Hà Nội, Việt Nam) là một nghệ sĩ thị giác đến từ Hà Nội, Việt Nam. Bằng ngôn ngữ hội họa và điêu khắc, nghệ thuật của anh khai thác những cách thức khác nhau trong việc xây dựng những hình dung về các vùng lãnh thổ ở phương xa. Với mong muốn loại bỏ hoàn toàn danh tính cá nhân ra khỏi tác phẩm của mình, Hà-Ninh chủ yếu làm việc trên các chất liệu trung tính như giấy, nhựa in 3D. Anh được biết đến nhiều nhất với dự án My Land (Đất Mình), nơi nghệ sĩ tưởng tượng ra những địa hình không có mối liên hệ nào với Trái đất và với nhân loại, cũng như những bản đồ và địa hình không thể giải mã được.

Anh tốt nghiệp MFA tại Học viện Mỹ thuật Pennsylvania, Hoa Kỳ năm 2018 và tốt nghiệp Cử nhân tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam năm 2014. Anh đã được mời thỉnh giảng tại Đại học bang Pennsylvania và Trường Mỹ thuật Moore tại Philadelphia. Anh từng lưu trú tại Yaddo (New York, Mỹ), Wassaic Project (New York, Mỹ), Marble House Project (Vermont, Mỹ), và PLOP (London, Vương quốc Anh), nhận Huy chương Bạc Tài năng trẻ các Trường Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam (2015) và Giải thưởng Murray Dessner (2018).

Hà Ninh Phạm trong studio của mình, năm 2020. Ảnh: Hoàng Thắng.

Các triển lãm tiêu biểu của Hà Ninh gồm: Recursive Fables, A+ WORKS of ART, Kuala Lumpur, Malaysia, 2022; Institute of Distance, S.E.A Focus 2021 (S.E.A Focus Digital and S.E.A Focus Curated hyper-horizon), Tanjong Pagar Distripark, Singapore, 2021; Necessary Fictions, The Factory Contemporary Arts Centre, HCMC, Vietnam, 2019 và Cheat Codes, FRONT Art Space, New York, NY, USA, 2019.

Tác phẩm của anh được trưng bày và sưu tập bởi các bộ sưu tập công cộng có tiếng tại Đông Nam Á như Nguyen Art Foundation, The Yeap Lam Yang Collection, The Outpost.

Hà Ninh được đại diện bởi A + Works of Art, Kuala Lumpur, Malaysia. Anh hiện là giảng viên khoa Thiết kế Ứng dụng Sáng tạo tại Đại học RMIT Việt Nam.

Về đơn vị tổ chức

Galerie BAQ do Lê Thiên Bảo và Quinnie Tan đồng sáng lập, mở cửa vào tháng 4 năm 2023 tại Paris. Là gallery duy nhất tại Paris với chuyên môn về thực hành đương đại từ khu vực Đông Nam Á, do người Việt Nam đầu tư và điều hành. Với mục tiêu mở rộng mạng lưới liên kết các cộng đồng nghệ thuật phi-phương Tây, Galerie BAQ làm việc trực tiếp với các nghệ sĩ và chuyên gia hiện đang sống và làm việc sát sao với các vùng ngoại biên của thế giới. Bên cạnh đó, Galerie BAQ không ngừng tìm hiểu về các hình thức sản xuất văn hóa và sáng tạo liên quan đến lịch sử và bản sắc phức tạp, tái tưởng tượng lại truyền thống và thách thức các tư tưởng chủ nghĩa thống trị.

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.