fbpx
404 Error - page not found
We're sorry, but the page you are looking for doesn't exist.
You can go to the homepage

OUR LATEST POSTS

Thời hạn nhận bài dự thi: 11/07 – 05/08/2022
Link nộp bài dự thi

Thông tin từ ban tổ chức:

Trong khuôn khổ Dự án Hanoi RethinkHợp phần Thúc đẩy các ngành công nghiệp sáng tạo và chế tác kỹ thuật số tại Hà Nội, Quỹ Fab City tổ chức Thử thách thiết kế với chủ đề Đời sống tuần hoàn từ ngày 11/07 đến 30/09. Thử thách có mục tiêu tìm kiếm những ý tưởng mới mẻ có khả năng thúc đẩy và phát triển những giá trị, di sản của thành phố Hà Nội trong nền kinh tế văn hóa và sáng tạo. Chương trình được thực hiện dưới sự đồng hành của ba cơ quan của Liên Hợp Quốc UNESCO, UNIDO và UN-Habitat

Các ý tưởng có thể tìm chất liệu sáng tác từ những nghề truyền thống, công nghệ chế tác kỹ thuật số và thiết kế mở rộng. Cuộc thi mong muốn kêu gọi các ý tưởng có những sự kết hợp độc đáo, giữa quá khứ và tương lai, giữa cái cũ và cái mới, giữa cái vô hình và hữu hình, thông qua những chiến lược mới mẻ, hướng tiếp cận và giải pháp sáng tạo.

Cuộc thi mong muốn tìm kiếm các hướng thiết kế và những phát kiến mang tính chất liên ngành, sáng tạo và bền vững, thể hiện được tài năng của cộng đồng chế tác, thiết kế, và sáng tạo của Việt Nam. Cuộc thi thiết kế Đời sống tuần hoàn kêu gọi mọi ý tưởng thiết kế sáng tạo liên quan đến các chủ đề sau:

– Di sản, chế tác mỹ nghệ, và công nghệ mới
– Các ứng dụng thiết kế phân tán
– Hệ thống thực phẩm và nguyên vật liệu mới
– Biến rác thải thành giá trị
– Mô hình giáo dục mới

Người dự thi có thể tiếp cận các đề tài trên bằng cách liên kết những giá trị di sản của Hà Nội với những hướng giải quyết thực tiễn để kiến thiết Thủ đô thành một thành phố sáng tạo. Hoặc các dự án có thể nhìn nhận lại những nguyên vật liệu và ứng dụng những mô hình thiết kế tuần hoàn để tạo nên sự bền bỉ cho đô thị Hà Nội.

Khung thời gian

Thử thách được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 được mở ra cho tất cả đăng ký. Giai đoạn 2 sẽ chỉ dành cho những người vượt qua vòng 2.

Mở đơn đăng ký: Thứ hai 11/07/2022
Đóng đơn đăng ký: 23:59’, Chủ nhật 05/08/2022 (GMT+7)
Công bố các bài thi vượt qua Vòng 1: Thứ hai 15/08/2022
Hạn nộp bài cho Vòng 2: 23:59’, Chủ nhật 17/09/2022 (GMT+7)
Công bố top 3 vượt qua Vòng 2: Thứ sáu 30/09/2022
Phát triển các dự án trong top 3: đến hết ngày 31/12/2022

Đối tượng tham dự

Thử thách này dành cho tất cả mọi đối tượng đang thực hành trong lĩnh vực sáng tạo liên quan đến thiết kếchế tác, bao gồm: người trong ngành sáng tạo, nhà chế tác, nhà thiết kế, nghệ nhân, nghệ sĩ, kiến trúc sư, nhà khoa học, sinh viên, người thực hành sáng tạo nghiệp dư đến chuyên nghiệp. Người tham dự có thể đăng ký tham gia với tư cách cá nhân hoặc theo nhóm. Mục tiêu của cuộc thi là hướng đến sự đa dạng, công bằng và hòa nhập, vì vậy đối tượng tham dự không phân biệt quốc tịch, chủng tộc, văn hóa, giới tính và tôn giáo, thường trú tại Việt Nam, đều có thể đăng ký tham gia cuộc thi với những dự án có đề tài về Hà Nội.

Cập nhật thêm các thông tin chi tiết về cuộc thi tại đây

Về Dự án Hanoi Rethink – Hợp phần Thúc đẩy các ngành công nghiệp sáng tạo và chế tác kỹ thuật số tại Hà Nội

UNIDO, cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc thúc đẩy phát triển công nghiệp để giảm nghèo, toàn cầu hóa toàn diện và môi trường bền vững, đã hợp tác với UNESCO và UN Habitat để hỗ trợ Hà Nội trở thành Thủ đô sáng tạo của Việt Nam. Ba cơ quan của Liên Hợp Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác theo Chương trình chung mang tên Huy động nguồn lực Văn hóa và sự Tham gia của Thanh niên cho Thủ đô sáng tạo Hà Nội. Là một phần trong Chương trình, Dự án Hanoi Rethink mong muốn thúc đẩy các ngành công nghiệp sáng tạo và chế tác kỹ thuật số tại Hà Nội, bắt đầu từ tháng 6/2022 đến tháng 3/2023.

Theo dự án hợp tác này, UNIDO sẽ xây dựng bản đồ các phòng sản xuất thử nghiệm (FabLab – được viết tắt từ Fabrication Laboratory) và các trung tâm sáng tạo ở Hà Nội, cung cấp một chương trình đào tạo về thiết kế công nghiệp và công nghệ 4.0 cho các ngành công nghiệp sáng tạo và tổ chức một cuộc thi thiết kế để hỗ trợ phát triển các giải pháp sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp sáng tạo phối hợp với các phòng thí nghiệm địa phương, các công ty và các tổ chức/trường đại học khác. UNIDO đang hợp tác với Quỹ Fab City để thực hiện các hoạt động của chương trình.

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.

15:00 – 16:30, thứ Bảy 23/03/2024
Wiking Salon
Tầng Trệt Centec Tower, 72 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP HCM

Thông tin từ ban tổ chức:

Wiking Salon và Lân Tinh Foundation thân mời bạn xem triển lãm cùng với họa sỹ Hoàng Anh.

Trong buổi dẫn tour lần này, nghệ sỹ Hoàng Anh sẽ chia sẻ cùng khán giả nguồn cảm hứng cho loạt tác phẩm mới cùng những trao đổi về thực hành nghệ thuật của anh. “Phong Cảnh Lạ Thường”, với cảm hứng khởi nguồn từ vẻ đẹp không gian của Đà Lạt, là loạt tác phẩm cá nhân đánh dấu một chương mới của nghệ sỹ sau gần 10 năm từ loạt tác phẩm “Sự Kết Nối”, hứa hẹn sẽ mở ra cho khán giả nhiều câu chuyện thú vị.

Buổi dẫn tour sẽ diễn ra bằng tiếng Việt.
Giới hạn 25 khách.

Về nghệ sỹ

Hoàng Anh (sn. 1981) là họa sỹ sinh sống và làm việc tại Đà Lạt. Anh tốt nghiệp trường Đại học Nghệ thuật Huế năm 2005. Hoàng Anh quan tâm về sự liên kết giữa các mối quan hệ của con người, và mường tượng về thế giới xung quanh giữa ranh giới hiện thực và phi thường. Một số triển lãm tiêu biểu của anh bao gồm: Sự Kết Nối (New Space Arts Foundation, Huế, 2014), Moiland Chapter 1-2-3 (Đà Lạt, 2019-2021), Nổ Cái Bùm (Đà Lạt, 2022).

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.

20:00, Chủ Nhật 24/03/2024
Manzi Art Space
14 Phan Huy Ích, Ba Đình, Hà Nội
Link đăng ký

Thông tin từ ban tổ chức:

“Trong ngần này ánh xuân?” mang đến hành trình tựa như kính vạn hoa đánh dấu khởi đầu năm mới, nhuộm lên dư vị phù du của sự hân hoan hậu Tết. Mỗi nghệ sĩ khám phá chủ đề mùa xuân – khởi đầu mới theo những góc độ khác nhau: quen thuộc và mới mẻ, bối rối lẫn hứng khởi và đan xen vào đó là những niềm vui cũng như hoài niệm.

*Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn Lý Trang và Trần Uy Đức đã đóng góp trong giai đoạn xây dựng ý tưởng cho buổi hòa nhạc này.

Thông tin nghệ sĩ:

Nguyễn Minh: nhạc sĩ và nhà sản xuất âm nhạc sống tại Hà Nội. Minh làm việc với nhiều thể loại khác nhau bao gồm nhạc cổ điển, điện tử và nhạc rock.

Là một nhà soạn nhạc, anh viết nhạc cho nhạc kịch, phim ngắn, phim tài liệu, sân khấu và từng làm việc với các tổ chức như VTV, Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam, VCCA và Ever Rolling Films. Minh cũng là thành viên của ban nhạc indie rock Bluemato và có dự án solo nhạc ambient

Lưu Thanh Duy: một người chơi nhạc của Hà Nội. Hiện Duy là thành viên của ban nhạc Nam Thế Giới, anh cũng tham gia nhiều dự án âm nhạc khác. Trong buổi diễn lần này, Duy sẽ ứng tác trên prepared guitar, một nguồn cảm hứng mà anh đã theo đuổi vài năm nay.

Vũ Trung Kiên / Katherine Vu: một ca sĩ, nhà soạn nhạc ở Hà Nội, với những sáng tác theo các thể loại như shoegaze, ambient hay post-punk. Các dự án mà cô tham gia bao gồm in memory of the view from hanoi opera house, album beach/heaven ra mắt vào năm 2022, và car punk trong trong vai trò bassist.

Nhung Nguyễn: nghệ sĩ âm thanh trẻ sống tại Hà Nội, Nhung thực hành thử nghiệm trên nhiều thẩm mỹ và biểu đạt khác nhau – ambient drone, electro-acoustic, âm nhạc tiếng ồn, musique concrète cũng như nhiều hình thái khác. Từ 2014, Nhung sáng tác và biểu diễn dưới nghệ danh Sound Awakener, cũng như sử dụng tên thật cho các tác phẩm thiên về piano. Cô đã làm việc cùng các hãng đĩa quốc tế như Time Released Sound (Mỹ), Unknown Tones Records (Mỹ), Soft (Pháp), Flaming Pines (Anh), Fluid Audio (Anh). Âm nhạc và âm thanh của Nhung đã xuất hiện trong các triển lãm như Hồi Sóng (2021), Liberation Radio (Hà Nội, 2021), Citizen Earth (Hà Nội, 2020), Nước xanh non biếc (Hà Nội và TPHCM, 2020), Quên lãng nên thơ (TP HCM và Hà Nội, 2017), hay ở các dự án nghệ thuật công cộng Into Thin Air (2016 và 2018). Với vai trò là nhà soạn nhạc và thiết kế âm thanh, cô cũng làm việc với các dự án sân khấu, phim độc lập và tác phẩm video art.

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.

09:00 – 16:30, 29 – 31/03/2024 (3 ngày học liên tục)
Bảo tàng Nghệ thuật Quang San
189B/3 Nguyễn Văn Hưởng, Thảo Điền, Tp. Thủ Đức, TPHCM
Link đăng ký

Thông tin từ ban tổ chức:

Khoá học cấp tốc 03 (ba) ngày bao gồm lý thuyết và thực hành chuyên sâu về công tác phục chế và bảo quản các tác phẩm tranh giấy và lụa cùng chuyên gia Bùi Tiến Phúc (HÁN NÔM ĐƯỜNG). Nội dung bao gồm:
– Tìm hiểu về cách lưu trữ và bảo quản tranh
– Bồi tranh và phục chế
– Kỹ thuật và thực hành đóng khung tranh

Học phí: 4.500.000/học viên (đã bao gồm học cụ và tham quan tự do Bảo tàng Nghệ thuật Quang San trong thời gian học)

Bùi Tiến Phúc sinh năm 1989 tại Bình Thuận. Anh là số ít trong những người ở Việt Nam có niềm đam mê với tự liệu Hán – Nôm cổ từ khi còn khá trẻ. Bùi Tiến Phúc theo học và tốt nghiệp đại học chuyên ngành Hán – Nôm tại Đại học Quốc gia TPHCM, sau này tiếp tục cộng tác tại Thư viện Huệ Quang – đơn vị đầu tàu trong công tác sưu tầm thư tịch Hán Nôm – Phật giáo trong nước. Không dừng lại ở đó, anh tiếp tục sang Đài Loan theo học Thạc sĩ ngành Bảo tồn và Phát triển Di sản Văn hoá nhằm nâng cao kiến thức và chuyên môn. Chọn một công việc độc đáo là “cứu chữa” cho tư liệu Hán-Nôm cổ, sách báo xưa, các tác phẩm nghệ thuật bằng giấy hoặc lụa đã cũ hay có dấu hiệu hỏng nát “hồi sinh” về trạng thái nguyên bản nhất có thể; có lẽ vì thế mà Bùi Tiến Phúc được mọi người ưu ái gọi vui là “bác sĩ sách”. Cuối năm 2019, anh cùng vợ là chuyên gia phục chế Trần Bội Tuyền về Việt Nam thành lập nên Hán Nôm Đường – cơ sở đầu tiên trong nước chuyên phục chế hiện vật chất liệu giấy. Bằng sự tận tâm với nghề và luôn bền bỉ trau dồi học hỏi, Hán Nôm Đường của hai vợ chồng anh Bùi Tiến Phúc không ngừng phát triển và thu hút lượng khách ổn định từ khắp các tỉnh thành.

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.

18:30 – 20:30, thứ Năm 28/03/2024
Work Room Four
31/25 Hẻm 67 Đường Tô Ngọc Vân, Phường Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Link đăng ký

Thông tin từ ban tổ chức:

Là một phần của triển lãm Strata – triển lãm cá nhân của nghệ sĩ Phạm Khắc Quang, chúng tôi sẽ tổ chức hai buổi workshop và một buổi trò chuyện với nghệ sĩ.

Các buổi workshops sẽ cho khán giả cơ hội trải nghiệm chất liệu mới mà nghệ sĩ đã trực tiếp làm ra.

Những buổi workshop này sẽ sử dụng các kỹ thuật tương tự trong khắc gỗ truyền thống.

Workshops được diễn ra song ngữ bằng tiếng Anh và tiếng Việt, phù hợp cho người tham gia từ 16 tuổi trở lên.

Workshop yêu cầu phí vật liệu 500.000 VNĐ / người

Tối đa 8 người tham gia mỗi buổi workshop, được cung cấp dụng cụ và vật liệu.

*Sẽ không có bãi đỗ xe tại địa điểm, vui lòng đỗ xe tại khu vực đỗ xe cạnh Công viên Quảng Bá ở góc đường – sẽ có biển hiệu tên Sơn Dương. Đi bộ chỉ 2 phút từ bãi đỗ tới địa điểm, có vé gửi xe miễn phí.

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.

11 – 31/03/2024
Sảnh tầng 2, Greenwich Việt Nam – cơ sở Hà Nội
Toà Golden Park, số 2 Phạm Văn Bạch, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Thông tin từ ban tổ chức:

Đây là triển lãm thường niên của sinh viên ngành Thiết kế đồ họa & Kỹ thuật số – Greenwich Việt Nam, chương trình liên kết quốc tế giữa Đại học Greenwich (Anh) và Đại học FPT. Theo học chương trình của Greenwich, sinh viên ngành đồ họa bắt buộc tham gia các buổi triển lãm tác phẩm mỗi kỳ học và đồ án tốt nghiệp. Các sự kiện này được tổ chức quy mô, bài bản để sinh viên tự do sáng tạo, thể hiện phong cách nghệ thuật cá nhân và thử nghiệm những xu thế mới. Bên cạnh đó, triển lãm có sự tham gia của các chuyên gia trong ngành và doanh nghiệp đối tác. Nhờ vậy, sinh viên có cơ hội kết nối với nhà tuyển dụng và nâng cao năng lực nhờ những đánh giá chuyên sâu, khách quan từ khách mời.

Năm 2022, Greenwich Việt Nam từng xác lập kỷ lục Việt Nam với triển lãm tác phẩm đồ họa ứng dụng công nghệ thực tế tảo tăng cường (Augmented Reality – AR) do sinh viên thực hiện có số lượng nhiều nhất Việt Nam. Đây cũng là sự kiện mang tính dấu mốc, đánh dấu bước đột phá trong công tác đào tạo của Greenwich Việt Nam với ngành Thiết kế đồ hoạ & Kỹ thuật số nói riêng và chương trình học theo tiêu chuẩn của Đại học Greenwich – TOP 1 London nói chung.

08:00 – 17:00, 15 – 25/03/2024
Sảnh A – Trường đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp
360 Đ. La Thành, Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội

Thông tin từ ban tổ chức:

Cùng với việc tìm ra lửa, sự xuất hiện của gốm là dấu mốc con người chấm dứt hành trình tiến hóa từ CON thành NGƯỜI để tự tin bước vào kỷ nguyên văn minh, để rồi ngay từ dấu ấn nghệ thuật sơ khai mang đậm tính kỹ thuật của gốm Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, các biểu hiện của hình tượng nghệ thuật dần rõ ràng mang đậm dấu ấn của thời đại mà gốm đi qua. Để rồi bên dòng chảy của lịch sử, ẩn chứa trong gốm nhiều câu chuyện mà ngôn từ, chữ viết không thể diễn đủ, để rồi đã từng có ai đó đã phải thốt lên, hàm chứa trong gốm là những trang sử không văn tự của đời sống dân gian mộc mạc đến cái vàng son chốn cung đình, thần thánh.

Gốm – Từ Bếp Đến Phòng Khách là sự cô đọng hành trình 10.000 năm của gốm.

Gốm – Từ Bếp Đến Phòng Khách là sự chuyển mình của nghệ thuật gốm từ vóc dáng tưởng như tầm thường dưới bếp trở thành báu vật ở những nơi trang hoàng lộng lẫy.

Gốm – Từ Bếp Đến Phòng Khách là một câu chuyện dài của nghệ thuật gốm dù ở dưới bếp hay trên phòng khách vẫn giữ nguyên giá trị nhân sinh của cuộc đời.

Gốm – Từ Bếp Đến Phòng Khách là tên triển lãm nghệ thuật gốm của tập thể giảng viên khoa Sau đại học cùng các học viên K24 – 1, K24 – 2 được Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp cho phép và nhiệt tình ủng hộ tổ chức. Đây là kết quả của những họa sĩ đến từ nhiều chuyên ngành khác nhau nhưng cùng một nỗi niềm muốn một lần được đắm mình trong cái vô cùng của nghệ thuật gốm để được thỏa mãn đam mê, để đọng lại những tiếc nuối thôi thúc khát vọng trong cái vô cùng của nghệ thuật gốm.

Đây cũng là ước nguyện tri ân của các học viên K24 đến sự quan tâm của Nhà trường, sự nhiệt huyết của tập thể giảng viên khoa Sau Đại học trước dấu mốc kỷ niệm 75 năm thành lập của trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp – cái nôi duy nhất của cả nước đào tạo tất cả các ngành mỹ thuật ứng dụng.

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.