Chào mừng quay trở lại ông Honna
![]() |
Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam dưới sự dẫn dắt tài tình của Tetsuji Honna lại một lần nữa thực sự đáng nghe. Sau một vài buổi biểu diễn khá lười biếng trong vài tháng gần đây, các nhạc công đã thực sự trở lại với những âm thanh tuyệt vời mà chúng ta thường thấy mỗi khi Honna chỉ huy.
Thật tuyệt khi nghe họ chơi âm nhạc thời kỳ sau lãng mạn. Bản “La Valse” của Ravel được chơi với mức độ căng thẳng vừa phải cho thấy những bất ổn chính trị xã hội giai đoạn sau Chiến tranh Thế giới I ở Châu Âu. Ai có thể tưởng tượng được nó ảnh hưởng tới âm nhạc của Kurt Weill và nó lẽ ra phải ở góc âm nhạc ở nhà. Quả là một tác phẩm tuyệt vời để mở màn cho đêm diễn. Chắc chắn sẽ còn tuyệt hơn nhiều nếu Nhà hát nhạc vũ kịch quốc gia có thể phối hợp với Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam và cho chúng ta thưởng thức bản “La Valse” như một vở ba lê với vũ điệu những năm 1950 của Balanchine.
Tiếp đến là bản “A String Around Autumn” (Một sợi cuốn quanh mùa thu) của nhà soạn nhạc người Nhật Takemitsu Toru. Tác phẩm dành cho viola và dàn nhạc lần đầu tiên được chơi tại Paris vào năm 1989, được lấy cảm hứng từ bài thơ của Makota Ooka:
chìm
đừng hát.
Chỉ đơn giản là im lặng.
Hãy đơn giản:
một sợi
để cuộn xung quanh
Mùa thu
Phong cảnh thiên đường đưa vào cuộc sống trong tác phẩm bị tổn thương dù văng vẳng là tiếng dàn viola luôn tuyệt vời và da diết, tượng trưng cho quan sát của con người. Nghệ sĩ solo Nhật Bản Imai Nobuko đã khiến những sợi dây đàn rung lên tiếng nói hùng hồn bằng những tiếng nhạc vang vọng khắp thính phòng.
Xem cô biểu diễn quả là để được say đắm. Nghe cô đàn thật là mê hồn.
Dàn nhạc cũng thật quá tuyệt vời và tôi hy vọng rằng chúng ta có thể được nghe họ chơi nhiều hơn nữa các tác phẩm của nhà soạn nhạc này… tất nhiên là với sự chỉ huy của Ngài Honna.
Imai Nobuko đã kéo vỹ cầm và sau đó chơi bản Sarabande của Handel, chuyển thể cho viola, và như bạn tôi nói, nó làm cho nước mắt trào xuống khuôn mặt anh. Tôi đồng ý với anh ấy rằng từ nay nhạc cụ độc tấu yêu thích của tôi sẽ là viola với giọng nữ trầm tuyệt vời.
Takemitsu chịu ảnh hưởng khá nhiều từ âm nhạc của Debussy, vì thế quyết định lựa chọn bản “La Mer” của Debussy để kết thúc đêm diễn quả là một quyết định hoàn hảo. Nếu bạn đã từng sống ở ven và đắm chìm trong tình yêu với biển, bạn sẽ thích cả ba phác thảo giao hưởng tạo nên tác phẩm này. Phần thứ ba, “Đối thoại của gió và biển” (Dialogue of Wind and Sea) được cho là chịu ảnh hưởng bởi tác phẩm “Sóng lừng ở Kanagawa” (The Great Wave of Kanagawa) của họa sĩ Nhật Bản Hokussai, cũng là chủ đề bao trùm chương trình. Toàn bộ bản giao hưởng đã được dẫn dắt bởi Honna và được thể hiện tuyệt vời bởi dàn nhạc. Rời Nhà hát, bạn sẽ cảm thấy một chút vị mặn của sóng biển trên môi mình.
Đại sứ quán Nhật Bản phối hợp giới thiệu các tác phẩm này, và chắn chắn họ rất tự hào về kết quả đạt được. Tôi tin họ sẽ mời Imai Nobuko đến biểu diễn cho chúng ta thường xuyên nhất có thể.
Một lần nữa, chào mừng trở lại, ông Honna, và mong rằng chúng tôi có thể có nhiều buổi biểu diễn nữa dưới cây gậy chỉ huy của ông.
Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây. |