Home Sự kiện Mĩ thuật KVT – KVT thưởng thức những hình ảnh siêu thực ở khu...

KVT – KVT thưởng thức những hình ảnh siêu thực ở khu ngoại ô

Đăng vào
2
Ấn vào hình trên để xem hình ở định dạng lớn hơn

Triển lãm của Nguyễn Hồng Sơn ở Phòng tranh Âu Cơ rất đáng ghé xem. Tôi đã tới đó hai lần.

Lần gần đây nhất tôi xem tác phẩm của anh là vào năm 2009 cũng ở phòng tranh này. Khi ấy, anh có một sắp đặt lớn khá tuyệt bằng giấy và đá mà bạn có thể thấy ngay khi bước vào. Bạn sẽ có cảm giác bất ngờ thú vị khi được chiêm ngưỡng sự kết hợp của 2 chất liệu ấy. Lần này, khi bước vào, bạn sẽ thấy một sê-ri các khung tranh vẽ theo phong cách Dali-esque. Chúng cũng khá đẹp và nếu thích, bạn có thể khám phá xem liệu chúng có chứa đựng những ý nghĩa kiểu Freud hay Jung hay không. Mặc dù tôi không phải là người hâm mộ những hoạ sỹ siêu thực hậu Dali và thậm chí không thể cảm thụ nổi những thứ thuộc thể loại hiện thực khoa học nhưng tôi lại thích bức siêu thực mang tên “24 giờ phiêu dạt” của Sơn và bức hình xoáy “Thế giới không phẳng”.

Nhưng chỉ đến khi lại gần bức “Ẩn ngữ từ phôi pha” thì tôi mới thực sự bị cuốn hút và đầu tôi bắt đầu tràn ngập các ý tưởng.

Hình ảnh chiếc điện thoại được buộc dây thuộc về triển lãm cùng tên trước đây và bạn sẽ bắt gặp thêm vài bức nữa khi lang thang khắp phòng tranh. Chúng đều mang nét thực tế công nghiệp, có gắn một vài dòng chữ, và tiếp tục chứa đựng một sự kết hợp bất ngờ và không nhất quán – vốn là một phần của chủ nghĩa siêu thực.

Tôi phải dừng lại một lúc lâu để cảm nhận hết được vẻ đẹp và sự tài tình của thứ mà tôi thường gọi là những màu xanh dịu mát.

Rồi bạn sẽ bị cuốn hút vào triển lãm hiện thời. Triển lãm mang tên “Độc tấu” và tất cả các bức tranh đều liên quan đến một nhạc cụ (violin) hoặc một màn độc tấu với nhạc cụ ấy. Có sự kết hợp giữa nghệ thuật vẽ tranh theo ảnh thực và nghệ thuật siêu thực, giữa 2D và 3D. Hầu hết mọi khán giả sẽ thích hai bức tranh nhỏ hơn về những chiếc violin xanh và trắng (và tất nhiên là cả những người mua tranh sành sỏi muốn tìm kiếm những điều bất ngờ cũng sẽ thích hai bức đó).

Không hiểu sao khi thong thả dạo qua những bức tranh lớn hơn và có liên quan tới nhau, thấy chúng như đang biểu diễn những giai điệu tuyệt vời cùng các bộ phận của cây violin, tôi đã không thể không nghĩ rằng phần phông nền đằng sau chính là một sân đóng tàu…mặc dù những người khác có thể sẽ nghĩ đó là xưởng thép hoặc thậm chí là một nhà máy công nghiệp bị bỏ hoang. Với tôi, thứ âm nhạc được biểu diễn trong các bức tranh đó là bản sonata cho violin của Mozart. Ai đó đang diễn tập và giai điệu nhẹ nhàng nảy lên từ những tấm thép dày.

Cuối cùng là tác phẩm chủ đạo của triển lãm – bức tranh ba phần rất đẹp ở bức tường cuối – như mời gọi bạn đến gần hơn với màn độc tấu bên ánh nến bập bùng của nó. Chắc chắn bạn sẽ muốn vỗ tay tán thưởng.

Bất kỳ khi nào tôi tới phòng tranh dài và xa ấy ở Âu Cơ, tôi không thể không nghĩ rằng đây có lẽ là không gian nghệ thuật tuyệt nhất ở Hà Nội. Nó hơi khó tìm nhưng cũng rất đáng tìm kiếm đấy.

Nếu muốn trải nghiệm sự siêu thực trong cuộc đời thực thì sau khi rời phòng tranh bạn hãy tiếp tục đi xuống con đường rộng đó, đi qua một con đường rộng khác và tìm một bức tường gạch đỏ khoảng một trăm mét ở phía trước, bên trái (nếu đi quá xa, bạn sẽ gặp đường cụt). Đó là Vườn Nghi Tàm. Một ốc đảo yên bình và rất siêu thực nằm trong lòng một khu ngoại ô siêu thực. Ở đó có một nhà hàng và một không gian ngoài trời xanh mướt cỏ, và cả chỗ ở nữa. Thực sự rất tuyệt! Rất đáng ghé thăm!

Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây.

2 COMMENTS

  1. Ngày đầu khai mạc , giá được nghe tiếng Violin sẽ thú vị hơn rất nhiều để hiểu thêm tranh anh Sơn …

  2. If those surreal painting are painted by Hguyen Hong Son then he is far greater than I thought. I have two lacquer on wood paintings by him here in Ireland which I love might get a few of his surreal work

Leave a Reply