Home Nói chuyện Tọa đàm về Văn học Việt Nam trong tài liệu lưu trữ

Tọa đàm về Văn học Việt Nam trong tài liệu lưu trữ

Đăng vào
0
logo lespace

17:00, thứ sáu 15/04/2011
L’Espace

Tin từ L’Espace
Mời bạn tham gia tọa đàm “Văn học Việt Nam trong báo chí và tài liệu lưu trữ tại Pháp và Việt Nam” với sự có mặt của ông Nguyễn Phương Ngọc, Tiến sĩ xã hội học, Phó giáo sư về văn học, ngôn ngữ và văn minh Việt Nam tại trường Đại học Provence.

Có lẽ ít người biết rằng trong các trung tâm lưu trữ có một số lượng không nhỏ sách, báo và tài liệu lưu trữ nói về tình hình văn học nghệ thuật Việt Nam. Trên cơ sở các nghiên cứu cá nhân tại một số trung tâm lưu trữ tại Pháp và Việt Nam, chúng tôi giới thiệu một vài nguồn tài liệu bổ ích và lý thú đối với những người làm công tác nghiên cứu văn học Việt Nam, chủ yếu về giai đoạn trước 1945. Ví dụ, tạp chí Tiểu thuyết thứ bẩy do Vũ Đình Long làm chủ nhiệm, trong 17 số ra năm 1945 (từ 5.5 đến 25.8) còn lưu tại Trung tâm hải ngoại quốc gia Pháp, đăng “tiểu-thuyết dài” Người tù được tha, di cảo của Vũ Trọng Phụng. Các phông tài liệu cá nhân của các nhà văn nhà thơ (tại Trung tâm lưu trữ Việt Nam số III) và phông tài liệu của Sở thông tin tuyên truyền Bắc Việt (đến 1954) bao gồm một số bản thảo tác phẩm văn xuôi và thơ được cho phép in hoặc bị cấm cũng là những nguồn tài liệu có giá trị.

Vậy thế nào là tài liệu lưu trữ? Các trung tâm lưu trữ bảo quản các loại tài liệu nào ? Chỉ có các nhà sử học mới dùng đến tài liệu lưu trữ hay chúng còn có ích cho các khoa học xã hội và nhân văn khác ?

Ngôn ngữ hội thảo: tiếng Việt

Vào cửa tự do.

Download nội dung hội thảo tại đây

 

logo lespace
Trung Tâm Văn hóa Pháp – L’Espace
24 Tràng Tiền, Hà Nội
ĐT: (84-4) 39 36 21 64
[email protected]
www.ifhanoi-lespace.com

NO COMMENTS

Leave a Reply