Home Sự kiện Âm nhạc Paul Zetter – Những khoảnh khắc tuyệt vời

Paul Zetter – Những khoảnh khắc tuyệt vời

Đăng vào
2
Paul Zetter

Nhà bình luận jazz của chúng ta có nhiều suy nghĩ sau khi xem Hoà nhạc Jazz Sinh nhật tại Nhà hát lớn.

Khi những hợp âm mở đầu của đoạn piano dịu dàng Nguyễn Tiến Mạnh chơi để dẫn dắt vào bài My One and Only Love (Tạm dịch: Tình yêu duy nhất của tôi) nhẹ nhàng vang lên khắp Nhà hát lớn, ai cũng cảm nhận rõ ràng rằng đây sẽ là một bữa tiệc sinh nhật mà Quyền Thiện Đắc chân thành dành tặng cho cha mình – Quyền Văn Minh.

Chơi alto saxophone, cây kèn mà cha anh đã chọn, Đắc đã đem đến cho khán giả một bản nhạc jazz chuẩn với ít ngẫu hứng nhưng tràn đầy cảm xúc. Cùng lúc ấy, màn hình phía sau sân khấu chiếu những thước phim tư liệu về Minh biểu diễn trong những năm tháng còn trẻ, khiến cho khán giả nhận ra một thực tế cảm động – đúng là cha nào con nấy.

Đây là buổi hoà nhạc được tổ chức để tôn vinh những chuẩn mực nhạc jazz mà cha anh yêu thích, đồng thời giới thiệu những sáng tác mang đậm âm hưởng nhạc Việt của cha anh.

Mạnh đã thể hiện mình hiểu rất rõ không gian và thời gian của buổi diễn khi những ngón tay của anh ve vuốt các phím đàn trong một phần trình diễn khiêm tốn, thiên về suy ngẫm nhiều hơn là tình cảm. Thật tiếc, đây là phần trình diễn đầu tiên và cũng là cuối cùng của Mạnh trong đêm nay – anh đã đem đến cho chúng ta ý niệm thoáng qua về một phong cách trình diễn nhip nhàng, tập trung mà không còn được thấy ở những phần sau của buổi hoà nhạc.

Đắc đã rất dũng cảm khi chọn phát triển phần còn lại của buổi hoà nhạc dựa trên tam tấu gồm trống, bass và sax, mà không có piano. Đó là quyết định dũng cảm vì cách trình diễn này đòi hỏi các nghệ sĩ phải có kĩ năng và kĩ thuật cao để có thể bù lấp vào khoảng hoà âm giữa, vốn thường là trách nhiệm của piano hoặc guitar.

Sự thân mật mà hình thức tối giản ấy mang lại có thể là hơi dữ dội nếu trình diễn ở một câu lạc bộ jazz, nhưng trong một phòng hoà nhạc thì nó đòi hỏi nhiều hơn từ người nghe vì không có nhiều đa dạng về thanh âm và ít thông tin âm nhạc để xử lý hơn.

Bản nhạc đầu tiên, If I Were A Bell (Tạm dịch: Nếu tôi là chiếc chuông) rất sôi nổi. Áp dụng cách tạo những tiếng réo rắt (vibrato) gần giống kiểu Ben Webster, Đắc trình diễn tác phẩm này theo nhịp (tempo). Phần solo của anh rất ngắn gọn và có phần dè dặt – có lẽ vì tâm lý – nhưng mặc dù vậy nó vẫn có được những lắt léo âm nhạc đặc trưng của anh. Tôi chợt nhớ tới những bản thu không piano những năm 1950s của Sonny Rollins và mong muốn chờ xem Đắc sẽ khám phá thêm thể loại đầy thách thức này như thế nào.

Với bản nhạc tiếp theo, Let’s Fall In Love (Tạm dịch: Hãy yêu đi), Đắc còn áp dụng kỹ thuật tạo tiếng rung réo rắt (vibrato) dữ dội hơn khiến tôi băn khoăn không biết buổi hoà nhạc sẽ phát triển theo hướng nào và liệu Đắc có thể hiện ra tiếng nhạc jazz đương đại thực sự của mình không. Bản nhạc kéo dài lê thê khi những kết cấu tương tự của bass và trống làm ảm đạm cả phòng hoà nhạc rộng lớn nhưng sau đó, sau khi giai điệu được nhắc lại ở cuối của tác phẩm thì dường như có ai đó châm lửa vào cây sax của Đắc và anh nhắc cho ban nhạc và khán giả biết rằng họ ở đó là vì điều gì khi ban nhạc bước vào phần cuối (coda) với những hợp âm chói tai, mang phong cách jazz tự do, đầy sáng tạo khiến tôi nhớ đến Archie Shepp. Thật xuất sắc!

Nhưng ngay khi tam tấu vừa tìm được đà diễn trong hai bản nhạc này thì nhóm tạo nhịp gồm Lê Quốc Hưng chơi trống và Vũ Ngọc Hà chơi bass, rời sân khấu để nhường chỗ cho nhóm khác là Hà Đình Huy, trống, và Đào Minh Pha, bass. Huy là một trong số ít những tay trống của Việt Nam vừa sáng tạo vừa có kĩ thuật để bù đắp cho sự thiếu vắng nhạc cụ tạo hoà âm, và trong bản Recardo Bossa và Work Song anh đã hoàn toàn làm được điều đó.

Khuôn mặt luôn tươi cười của Huy cũng thu hút sự chú ý của nhóm truyền hình gồm ba máy quay đang ghi lại chương trình nhưng thật tiếc là họ lại chiếu trễ khoảng 1 giây nên những hình ảnh trên màn hình sân khấu không được đồng bộ cho lắm và khiến khán giả xao lãng – họ cần phải xử lý thêm về vấn đề này. 

Bố cục của bản Work Song của Nat Adderley rất sáng tạo, độc đáo. Work Song, cùng với Walking Shoes, là hai bản nhạc trong đêm diễn mà nghe có vẻ như đã được nhóm nhạc biên soạn kỹ lưỡng về bố cục từ trước để có thể duy trì được sự hứng thú và là cơ sở cho những phần solo. Chơi theo nhịp (tempo), Đắc như được chắp cánh trong phần solo này và cuối cùng chúng ta cũng thấy được anh ấy có thể làm được gì khi tài năng được giải phóng. Với kĩ thuật tốt, giai điệu có kết cấu và phong cách của nhạc post-bob, anh ấy chắc chắn là một trong những nghệ sĩ saxophone jazz hàng đầu của Việt Nam. Với gần 6 năm tu nghiệp jazz ở nước ngoài, xem ra những nghệ sĩ Việt Nam nếu được tiếp cận đúng nền giáo dục và đúng môi trường thì đều có những tiềm năng không kém những nghệ sĩ nước ngoài.

Chuyển từ tenor saxophone sang baritone saxophone để phù hợp với bản nhạc tiếp theo của Gerry Mulligan là Walking Shoes, nhóm nhạc lại một lần nữa cho khán giả thấy họ đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và có trọng tâm. Nhưng không gì có thể sánh bằng bản nhạc tiếp theo, Perdido – một chuẩn cũ – vốn là điểm sáng của cả đêm nhạc. Mở đầu với nhịp rất nhanh và trước đó là lời giới thiệu của Đắc “Bây giờ chúng tôi sẽ biểu diễn một bản gì đó dài hơn” – cuối cùng anh cũng đem đến cho khán giả thứ mà họ mong muốn – những đoạn jazz solo dài sôi động và đầy tính chất thăm dò và những phá cách nhịp nhàng khiến cho Nhà hát lớn thiêng liêng như “bùng cháy” – và họ đã thực sự làm được điều đó. Đôi dùi trống của Huy có thể khiến cho cả một khu rừng bốc cháy còn bass của Pha thì thể hiện được sự tập trung cao độ và

Đắc khéo léo giữ cây baritone nặng nề, khiến nó trông nhẹ như một cây sáo nhỏ, và thể hiện cho khán giả thấy tài năng của mình; sôi nổi, mạnh mẽ và tập trung cao độ – đó là một trong những phần solo tuyệt nhất của jazz Việt Nam mà tôi từng được nghe.

Tiếp đến là những giai điệu blues của Charlie Parker, Now’s The Time (Tạm dịch: Thời khắc đã điểm), nhưng tác phẩm này cũng phải chịu một sự thay đổi về nhóm tạo nhịp và sự trì hoãn. Hai nghệ sĩ tenor hàng đầu của Việt Nam là Nguyễn Hùng Sơn và Nguyễn Bảo Long lên sân khấu và tôi ngồi ngả người vào ghế sẵn sàng thưởng thức một “trận chiến” của những cây tenor…chỉ có điều là là “trận chiến” đó đã không xảy ra.

Hai nghệ sĩ chỉ được thể hiện tài năng của mình ở hai màn điệp khúc solo và điều đáng ra có thể là một “trận chiến” của những cây tenor Việt Nam, như trong phong tục jazz, lại trở thành một phần biên soạn quá phức tạp và không khiến khán giả thoả mãn lắm. 

Chúng ta đã có những khoảnh khắc tuyệt vời khi được nghe giai điệu tinh tế và chiều sâu trữ tình trong nhạc của Long và những tiếng kêu honking chói tai kiểu Arnette Cobb của Sơn, nhưng cũng bực không kém khi không có cơ hội nào để khám phá thêm cả hai yếu tố đó nữa.

Sau giờ nghỉ giải lao, Đắc tiếp tục ý tưởng tam tấu không có piano với tổ khúc do cha anh sáng tác gồm những bài hát mang đậm tinh thần Việt. Tuy nhiên, sự thiếu vắng một giai điệu hoà âm trung gian bắt đầu khiến nhạc nghe có vẻ yếu ớt, mong manh. Nghệ sĩ piano Mạnh, với kĩ thuật xuất sắc và chiều sâu trong hoà âm, đã có thể có những đóng góp tuyệt vời cho các tác phẩm này. Sáu bản nhạc thiếu đi một câu chuyện tổng thể và sự tập trung một lần nữa bị ảnh hưởng vì những nhóm tạo nhịp lại bị thay đổi giữa các bản nhạc và những lời chúc mừng sinh nhật làm dòng chảy âm nhạc bị ngắt quãng. Khán giả hứng khởi khi nghệ sĩ sax Long quay lại sân khấu để trình diễn một màn solo hơi dài, rồi được Đắc tiếp nối nhưng anh có phần vội vã để kịp cho một nghệ sĩ solo khác thể hiện.

Minh xuất hiện giữa tổ khúc để chơi một tác phẩm ngẫu hứng không nhạc đệm cùng con trai mình là Đắc. Đó là một khoảnh khắc kỳ diệu khi ta được thấy tuổi tác và sự uyên thâm trong âm nhạc của người cha giúp ông tìm một cách thể hiện kiệm lời và lòng tôn kính mà Đắc dành cho cha mình. Một khoảnh khắc thực sự xúc động và đáng nhớ. Khi Trần Tấn Sỹ, nghệ sĩ bộ gõ bậc thầy, lên giữa sân khấu để cùng thực hiện một bản duo với Đắc – khi ấy nghe như John Coltrane với cây soprano sax – thì khán giả cũng được thưởng thức một vài khoảnh khắc tuyệt vời nhưng đặt trong bối cảnh của cả Tổ khúc, thì xem ra phần trình diễn có vẻ đã xa rời trọng tâm.

Cuối đêm diễn tôi phải gật gù đồng ý rằng Việt Nam có những nghệ sĩ jazz solo xuất sắc tầm cỡ thế giới – đều là những thành phần cần thiết cho một buổi hoà nhạc jazz tuyệt vời.

Nhưng điều còn thiếu chính là đôi mắt, đôi tai của một nhà soạn nhạc hay một đạo diễn âm nhạc để hướng dẫn họ trình diễn như một nhóm thống nhất với cá tính và trọng tâm rõ ràng để có thể tự duy trì với sự tập trung và những biên soạn phù hợp, từ đầu đến cuối trong một buổi diễn ở phòng hoà nhạc.

Cũng như nghệ thuật và múa đương đại của Việt Nam đang cần những nhà giám tuyển và biên đạo múa xuất sắc, jazz Việt Nam cũng cần một nhà soạn nhạc người Việt giỏi như Gil Evans, Marty Paich, Charles Mingus hay Vince Mendosa để gắn kết tất cả những tài năng solo này trong một phong cách jazz Việt thống nhất và nổi bật.

Có lẽ đêm diễn sẽ thú vị hơn nếu có một nhóm tạo nhịp điệu cùng với piano trình diễn tổ khúc nhạc Việt một cách ngắn gọn, có trọng tâm trong nửa đầu và được tiếp nối bằng phần trình diễn straight jazz của Huy và Pha ở nửa sau. Rồi chúng ta có thể kết thúc với song tấu blues với tenor saxophone mở rộng trong Now’s The Time với Đắc, Sơn và Long (và tôi chắc là Minh cũng sẽ lên biểu diễn cùng). Phần trình diễn ấy chắc hẳn có thể làm lay động cả những cái mạng nhện trên nóc của Nhà hát lớn. Đó có thể sẽ là một món quà sinh nhật đáng nhớ.

Nhưng tôi vẫn thấy rất vui vì trong đêm trước khi con gái tôi chào đời, trong lúc cô bé vẫn đang đạp vào bụng mẹ, đôi khi còn đạp theo nhịp, còn con trai thôi thì nằm gà gật trên đầu gối bố đang giang ra cả hai ghế ở dãy F của Nhà hát lớn, thì chúng tôi đã được thưởng thức những âm thanh và những tài năng xuất sắc nhất của jazz Việt Nam.

Chúc mừng sinh nhật!

Quyền Văn Minh 11/7/54

Lola May 12/7/11

Câu lạc bộ nhạc jazz của Minh đã chuyển đến Phố Quán Sứ. Để biết thêm thông tin, các bạn có thể ghé thăm website của họ tại đây.

Ảnh và bài viết ⓒ Paul Zetter 2011

Tặng đĩa CD: Chúng tôi có một số CD nhạc của Quyền Văn Minh và Quyền Thiện Đắc muống tặng cho các bạn độc giả. Hãy nêu lý do bạn muốn có những CD này trong phần bình luận dưới đây. Bạn đọc nào có bình luận thú vị nhất sẽ được tặng đĩa CD.

Quyền Văn Minh 11/7/54

Lola May 12/7/11

Paul Zetter là một nghệ sỹ nhạc jazz tài năng và một nhà phê bình, người viết bài nhiệt huyết. Paul cũng viết blog riêng của mình bình luận về jazz, piano. Bạn có thể xem thêm các bài viết của tác giảnghe các tác phẩm được Paul sáng tác và biểu diễn trên piano.

2 COMMENTS

  1. Having seen the two perform together in Binh Minh’s Jazz Bar, I’ve been elevated to a different place, a place where only music can take me. The soul and passion that has gone into producing every note have instilled passion in me, have allowed me to strive to purse my dreams and happiness, in the same way that Minh and Dac have found their paths in Jazz. I’d like a CD of their music to remind me of the special moments I’ll have my in life as long as I have the courage to pursue my dreams.

  2. I’ve loved Jazz since I was a little girl. My piano teacher showed me how beautiful Jazz melody are. Although I can’t keep learning piano because of learning so much from school, then working. But I still love Jazz so much by listening from Television or movie soundtrack.
    When I learned high school , it was hardly to listen Jazz. I had to focus on studying and people didn’t know what Jazz is it. I couldn’t share my interest with them. When I went to University, Internet brought me many chances to get closer with international Jazz but I couldn’t listen Live Jazz. Since I’ve known Mr Quyen Van Minh, I already fallen with his sweet music. I went to to Tran Vu str., then Quan Su str. to listen is band about once every 2weeks.
    And the Birthday Concert is the special thing in my life. It not only marks 40 years-Vietnamese Jazz process but also remains me a long way to approach this spontaneous music. I want to have a CD of Mr. Quyen Van Minh, his music is so sweet and wonderful. I cheer up my mind or heal my pain whenever I hear from him.

Leave a Reply