Home Sự kiện Âm nhạc KVT – Tứ tấu chỉ dành riêng cho cái đẹp

KVT – Tứ tấu chỉ dành riêng cho cái đẹp

Đăng vào
0

Diotima đã từng dạy Socrates rằng, khi chúng ta tiến lên trong đời, chúng ta sẽ phát triển trong nhận thức về tình yêu. Đầu tiên, ta sẽ bị khuấy động bởi vẻ đẹp của một người trẻ trung. Rồi ta bắt đầu thấy cái đẹp ở tất cả mọi người. Lúc này, ta nhìn vào vẻ đẹp của tâm hồn. Khi một người có thể thấy được vẻ đẹp của mọi tâm hồn, anh ta sẽ sớm hiểu rõ cái đẹp trong các quy luật, trong cấu trúc của mọi thứ. Cuối cùng, ta sẽ khám phá ra vẻ đẹp của những hình thức, của những ý tưởng thiêng liêng. Tình yêu quan trọng vì nó khởi đầu và giúp ta bước tiếp trên con đường của mình.

Khi nghe tin có một nhóm tứ tấu bộ dây như Quatuor Diotima tới thành phố thì bạn có thể chắc chắn rằng mình sắp được tham gia một sự kiện âm nhạc đẳng cấp…đặc biệt là khi làm khán giả ở một khán phòng vừa tuyệt về chất lượng âm thanh lại vừa thân mật, ấm cúng như ở L’Espace. Để được xem một nhóm tầm cỡ như thế này biểu diễn ở một thành phố lớn phương Tây bạn có thể sẽ phải tốn một khoản lớn, nhưng nhờ có sự hào phóng của người Pháp mà chúng ta có được cái giá rất hời là 5$ cho một chỗ đẹp…(nếu đến sớm, bạn sẽ có được một ghế chính giữa một trong 5 hàng ghế đầu và thế là bạn đã được ở trong một thiên đường nhạc Tứ tấu rồi đấy).


Như được tự hào ghi trong tiểu sử của nhóm, năm 2006 hãng “Gramophone” nhận xét rằng họ là một trong những nhóm tứ tấu mà bạn nên biết và khi nhìn vào lịch trình lưu diễn của họ những năm vừa rồi bạn có thể thấy rằng rất nhiều khán giả am hiểu trên thế giới đã có cơ hội được làm điều đó.

Nhóm tứ tấu (2 violin, viola và cello) được thành lập năm 1999 với toàn bộ thành viên là nam và đến năm nay thì một trong hai nam nghệ sĩ violin đã được thay bằng một nữ nghệ sĩ trẻ trung, hấp dẫn …khiến cho nhóm, vốn đặc trưng với phục trang, giày dép màu ghi, nay nổi lên có bít tất và thắt lưng đỏ như màu bơm cứu hoả, và trông thời trang hơn hẳn.

[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=pS3y16VSO18[/youtube]

Đó là một chương trình biểu diễn đặc sắc, mở đầu bằng bản Tứ tấu bộ dây số 7 của Schubert, được sáng tác khi ông mới 15 tuổi và cũng là một trong số 15 bản tứ tấu trong suốt sự nghiệp sáng tác của Franz. Khán giả không ai không nhận thấy những ánh mắt đầy kỷ luật và sôi nổi mà các nghệ sĩ trao nhau trong quá trình biểu diễn.

Bản nhạc tôi thích nhất trong cả đêm diễn chính là Tứ tấu cung Son thứ của Debussy (bản tứ tấu duy nhất cho bộ dây mà Debussy sáng tác). Được sáng tác năm 1893, bản nhạc này  thường được xem là đã đặt nền móng cho thể loại tứ tấu hiện đại. Ở nó, sự kết hợp của kịch tính, năng lượng, và màu sắc đạt tới một cấp độ mà khán giả không thể không đắm chìm hoàn toàn khi chương đầu tiên đi vào phần kết. Chương hai – pizzicato (cả nhóm chỉ gẩy bằng ta, không dùng vĩ để kéo) – là  chương mà cả bốn nhạc cụ đều có những giai điệu riêng, rồi hầu như chìm dần vào chương ba. Trong tiết trời mùa thu Hà Nội này, tôi tưởng như chương đó đang được hoà nhịp cùng những cây hoa sữa rải rác khắp các phố trong mội buổi đêm dịu dàng, mùi hương thơm nồng của chúng như lấp đầy những nốt nhạc câm. Chương cuối vươn tới sự mãnh liệt ấn tượng. Violin đầu tiên lướt qua cả ba quãng tám, đạt đến hợp âm Son kỳ diệu và kết bằng một phần chuyển soạn tuyệt vời cho một sáng tác tuyệt vời.

Đêm nhạc hoàn toàn có thể kết thúc ở đó, nhưng tôi đã lâng lâng vui sướng biết bao, như ở trên thiên đường thứ bảy vậy, khi tứ tấu bắt đầu chuyển sang bản “From my life” (Tạm dịch: Chuyện đời tôi) (1876) của Smetana và một tiết mục tuyệt vời kết thúc với những ám chỉ của Smetana về sự bắt đầu của căn bệnh điếc. Khi các âm thanh tách nhau ra và violin đầu tiên chơi một nốt nhạc cao đến chói tai trên giọng vê (tremolo) thấp, bạn có thể hình dung nó giống như cảm giác lúc đầu tiên khi bạn nhận ra mình bị ù tai (hoặc ai mà luôn có những tiếng ù ù trong tai thì sẽ hiểu được nó khủng khiếp thế nào). Nhạc từ từ lên đến cao trào rồi giảm âm dần, đến khi chỉ còn là những tĩnh lặng dội lại. Quả là diệu kỳ!

Một đêm đáng nhớ!

Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây.

NO COMMENTS

Leave a Reply