KVT – Art Vietnam….. Thập kỉ thứ hai
Từ đầu thế kỷ này, Art Vietnam đã là một cái tên đồng nghĩa với những tác phẩm nghệ thuật chất lượng tốt nhất của các họa sĩ ViệtNamvà một số họa sỹ nước ngoài sống ở ViệtNam. Đó là nhờ óc nhạy bén và hiểu biết tinh tế về nghệ thuật cũng như sự bảo trợ tận tâm đối với các họa sĩ của Suzanne Lecht, người sáng lập phòng tranh. (người mà một phần trong tủ quần áo là một bộ sưu tập nghệ thuật giá trị. Hai nhà thiết kế Laura và Diego của thời trang Chula tại Hà Nội đã vẽ riêng cho Suzanne những bộ áo cho từng buổi khai mạc triển lãm, theo cảm hứng của những tác phẩm từ chính triển lãm đó).
Suzanne, một người Mỹ sống ở châu Á từ năm 1982 và đã tham gia vào quá trình sưu tập và bán tranh ở Việt Nam trong gần hai thập kỷ nay. Bà là một chuyên gia am hiểu những gì là tốt nhất trong nền nghệ thuật đương đại của đất nước này. Bà có con mắt nhà nghề trong việc lựa chọn các tác phẩm và bà tự hào nói rằng mình sẽ chỉ bán những tác phẩm nào mà bản thân bà cảm thấy muốn mua để trưng bày một cách nổi bật trong nhà mình.
Và đó là khi bạn nhìn thấy ngôi nhà của bà ở Hà Nội, bạn sẽ nhận ra sự thật của điều đó. Đó là một ngôi nhà tuyệt vời và kỳ lạ ở chỗ không hề giống chút nào với trào lưu của thành phố.
Nó đã được nhắc đến trong những cuốn sách về kiến trúc hiện đại Việt Nam nhưng nó không thể mô tả gần đúng được với tính chất hấp dẫn của ngôi nhà, nội thất rất truyền thống Việt Nam, những ngóc ngách, hành lang, mái hiên đầy sảng khoái, bộ sưu tập nghệ thuật tuyệt vời thật phù hợp với ngôi nhà được chồng lên bằng một ngôi nhà sàn của người dân tộc Thái trắng, nó đã được mang từng mảnh về đây từ ngôi làng ở Mai Châu và lắp đặt thành một tầng nhà rộng rãi nhưng ấm cúng đáng ngạc nhiên.
Tới đây những hình ảnh mang tôi trở về đầu bài viết. Khi tôi đọc về việc phòng tranh đóng cửa, nhiều lý do khác nhau chạy qua đầu tôi….chết…bị thương…phá sản….giá thuê nhà tăng vọt….chủ nhà cho thuê xấu tính…về hưu…..sức khỏe kém….nghỉ việc…..thay đổi địa điểm…..di dân…. Vì thế, khi quay về Hà Nội trong lúc Mùa thu đang lan rộng khắp thành phố với những ngón tay dịu mát, tôi đã hỏi ngay Suzanne, vì sao và thế nào.
Có rắc rối trong việc thuê nhà, hơn thế nữa là sự khó khăn của thị trường mua bán tranh quốc tế, một thị trường đã đắm chìm trong ảm đạm cả năm nay. Và dĩ nhiên bất kỳ phòng tranh nào cũng gặp khó khăn trong việc duy trì.
Vì thế, cũng như nhiều nhà buôn tranh và các phòng tranh khác trên khắp thế giới, Suzanne phải cân nhắc các lựa chọn của bà. Không muốn rời Hà Nội và ngôi nhà độc đáo của mình, cũng không muốn phụ long các họa sĩ và các cộng sự, bà quyết định vẫn duy trì Art Vietnam.
Nhưng ở đâu?
Suzanne là một người lạc quan, bà luôn tin rằng “khi một cánh cửa đóng lại sau lưng bạn thì chắc chắn đang có một cánh cửa khác mở ra” và sau khi suy ngẫm một ý nghĩ đã đến như một tia chớp lóe sáng vào tương lai, bà quyết định rằng còn nơi nào tốt hơn ngôi nhà tuyệt vời đó?
Nếu bạn vào trang web của Art Vietnam, sẽ thấy địa chỉ mới số 2 Ngõ 66, Phố Yên Lạc với những hình ảnh bên trong ngôi nhà, nơi mà Suzanne và nhân viên của bà tiếp đón các bạn yêu nghệ thuật, các nhà buôn tranh tiềm năng và công chúng đến để nói chuyện và chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật Việt.
Đó là một sự hồi sinh mới lạ và ấm cúng, Art Vietnam có thể được gọi là một salon, đặc biệt là khi ta nghĩ đến thời “Khai sáng Pháp” khi các salon được mở ra bởi những người phụ nữ đầy trí tuệ và quyền lực, mời khách đến nhà để bàn luận về học thuật và văn hóa. Nhớ lại lịch sử thời La Mã có nhà thơ Horace cũng mời những nhóm khách nhỏ đến nhà để họ thưởng thức và bàn luận với nhau về thi ca. Trong thế kỷ 21, thông thường ta nghĩ đến khái niệm salon như hình ảnh một nhóm người gặp nhau dưới một không gian nhỏ mà một người chủ nhà hiếu khách sẽ giúp họ có thêm kiến thức về văn hóa nghệ thuật thông qua cuộc chuyện trò. Và để khám phá và thưởng thức nghệ thuật đương đại ViệtNam, còn cách nào hay hơn là một cuộc đi thăm và họp mặt với các chuyên gia ở Phố Yên Lạc.
Khi Art Vietnam đã ổn định với phong cách mới của nó, Suzanne tiếp tục hợp tác với những tổ chức nghệ thuật khác ở Việt Nam để tổ chức triển lãm, tìm địa điểm phù hợp cho các sự kiện cũng như đem các tác phẩm và các họa sĩ ra nước ngoài để quảng bá nghệ thuật Việt Nam. Bà sẽ tiếp tục khuyến khích và bảo trợ các họa sĩ bà đang làm đại diện và luôn tìm kiếm những tài năng đang phát triển.
Khi bạn nói chuyện với bà chắc chắn bạn sẽ cảm thấy phòng tranh Art Vietnam có một tương lai đầy hứa hẹn.
Kiếm văn Tìm là một người hay quan sát cuộc sống nói chung và những sự kiện về văn hóa tại Hà Nội nói riêng và chia sẻ những chính kiến của mình trên Grapevine. KVT nhấn mạnh rẵng những quan sát và quan điểm cá nhân không phải là ý kiến quan trọng. Xem Hướng dẫn bình luận và hãy chia sẻ các suy nghĩ của bạn vào phần bình luận dưới đây. |
Thanks KVT – this is a nice piece. Like you, I was disappointed when I heard the Nguyen Khac Nhu gallery was closing – it’s a great building with it’s secret staircases and big airy rooms – but more so because it housed Viet Art’s excellent collections and exhibitions so well – they deserved a good setting. I particularly liked Simon Redington’s print folios and Ly Tran Quynh Giang’s wood blocks. Seeing your photographs of some of those works reminded me how lucky we were to have Viet Art. It would’ve been a shame if we’d lost it completely – so thank you Suzanne – I’m looking forward to any future exhibitions in the new setting.
Really enjoyed and appreciated this article – thank you.
Suzanne’s past and ongoing contribution to the development and increased international exposure of the Vietnamese contemporary art scene has been enormous – she is a treasure – as is her showcase home.
Andrew FitzGerald