KVT – Vở kịch và những bức ảnh chân dung
KVT tự vấn khi đến xem triển lãm ảnh “Nhìn 2”
Tôi đứng ở giữa ‘triển lãm nhiếp ảnh “Nhìn 2” của Đặng Xuân Trường tại Bảo tàng Mỹ thuật. Phòng tranh kép đó thật yên tĩnh …. bị bóp nghẹt và hầu như kỳ quái..
Hai chiếc ghế gỗ dài kiểu cũ được đặt đối xứng tại mỗi vị trí để ngồi xem triển lãm.
Ánh sáng chiếu ra như trong rạp hát, tạo những chiếc bóng dài trên tường và sàn nhà.
Các bức ảnh đen trắng in trên vải, chủ yếu là ảnh trẻ em và thanh thiếu niên H’Mong, được đặt cách đều để không khí có thể dễ dàng len vào giữa chúng.
Một giám tuyển tốt có thể tạo ra cả một vở kịch thật tuyệt vời với một vài ngọn đèn, một tấm thảm và một ít súc vải đen. Một vở kịch biết hát.
Bài hát mà tôi nghe thấy là một bài hát về sự thương tổn.
Bài hát mà chàng trai trẻ vào xem trước tôi được nghe là một bài hát về cái đẹp. Có chút buồn và cô đơn hiện trên nét mặt bạn gái anh khi bài hát vang lên.
Bài hát mà tôi được nghe khi bước dọc theo những chiếc bóng trên sàn hay ngồi để ngắm nhìn các tác phẩm là một giai điệu đầy bứt rứt. Đó là sự bứt rứt mà tôi luôn cảm thấy khi xem những bức ảnh chân dung của những con người dễ bị thương tổn – mà trong trường hợp này là trẻ em. Tôi băn khoăn không hiểu những bức chân dung này có được cho phép chụp và trưng bày ở nơi công cộng hay không…và ai cho phép?
Đó là sự bứt rứt không hiểu số tiền kiếm được từ việc bán những bức chân dung có được chia sẻ giữa người chụp hình và người làm mẫu hay không….mặc dù đúng ra thì việc chia sẻ đó mới là hợp với đạo lý.
Đó là sự bứt rứt tôi cảm thấy khi khi đọc những bài viết trên báo hay tạp chí có đăng những bức ảnh mà các phóng viên chụp lén khi người ta ở trạng thái dễ bị tổn thương nhất.
Đó là sự bứt rứt khi cảm thấy mình thờ ơ trước sự khai thác vụ lợi.
Đó là sự bứt rứt khi cảm thấy mình bị lừa phỉnh bởi chủ nghĩa thực dân…mà trong trường hợp này là sự “chiếm đóng” gần đây của người Kinh đối với các vùng đất của người H’Mong.
Đó là rất nhiều sự bứt rứt …………..
Tôi đoán tất cả các nhiếp ảnh gia triển lãm ảnh chân dung trẻ em cũng như ảnh của các cá nhân dễ bị tổn thương khác thường xuyên phải bảo vệ công việc của họ trước công chúng trên cơ sở đạo đức nghề nghiệp. Tôi cũng hoàn toàn tin rằng nghệ sỹ Đặng Xuân Trường sẽ giảm bớt sự bứt rứt cho tôi và mặc dù bài hát tôi nghe vẫn sẽ là một trong những bài ca nói về sự tổn thương, tôi sẽ cho phép bản thân mình thời gian để ngồi xem vở kịch trong phòng triển lãm và nán lại lâu hơn với tác phẩm đang mời gọi khán giả bước vào những chiều sâu đầy nghi vấn và tối tăm khác của chúng.
Tối nay 30/05/2012, nhiếp ảnh gia Jamie Maxtone-Graham sẽ thảo luận về những vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp trong việc chụp ảnh chân dung giữa người chụp ảnh, người được chụp ảnh và người xem. Sẽ rất thú vị khi được nghe ý kiến từ một người trong cuộc về các tác phẩm và công việc của chính họ.
Triển lãm “Nhìn 2” còn tiếp tục cho đến 31/05. Đó thực sự là một triển lãm ảnh rất đẹp để tới chiêm ngưỡng và lắng nghe bất kỳ bài hát nào đến với bạn ….bài hát mà tôi nghe là tiếng sáo của núi rừng âm vang như rung động qua từng khe núi và thung lũng.
(Bản dịch của Hanoi Grapevine)
Kiếm văn Tìm là một người hay quan sát cuộc sống nói chung và những sự kiện về văn hóa tại Hà Nội nói riêng và chia sẻ những chính kiến của mình trên Grapevine. KVT nhấn mạnh rẵng những quan sát và quan điểm cá nhân không phải là ý kiến quan trọng. Xem Hướng dẫn bình luận và hãy chia sẻ các suy nghĩ của bạn vào phần bình luận dưới đây. |
As soon as he makes any money, Truong rides off to the mountains and give it all away to the poor indigenous population. On one instance, seeing that there are still people who haven’t gotten aid after he had distributed all of it out, he sold his bike so that he can have something to give to them… hope that helps with your uneasiness
@ B
The information you provide about the artist’s dealings with the people from the communities he portrays is welcome and no one can reproach him (the artist) for his personal generosity, however artist-subject relations are not just monetary…in other words it is not just a matter of distributing money from sales of the artworks or personal charity, but ethics of representation.
And if you read carefully the above expose you will see that KVT is raising a general question, based on the example of this show and actually says that: “…I don’t doubt that Dang Xuan Truong would ease my unease beautifully…”