Home Sự kiện Nhiếp ảnh, Phim, Video Workshop làm phim với HARUN FAROCKI

Workshop làm phim với HARUN FAROCKI

gi_doclab

HARUN FAROCKI-Labour in a single shot 2

Workshop với HARUN FAROCKI: 19 – 30/08/2013
Hạn đăng ký: 31/07/2013

Thông tin từ DOCLAB:

Tháng 8/2013, tại Hanoi DOCLAB, một trong những nhà làm phim tài liệu quan trọng nhất nước Đức và thế giới, Harun Farocki, sẽ tiến hành một dự án của ông và hướng dẫn một workshop làm phim mang tên “Lao động trong một cú máy.”

Email tới: [email protected]; có thể gửi kèm CV và phim các bạn đã làm.

Hanoi DOCLAB, 56-58 Nguyễn Thái Học, Hà nội     Điện thoại: 37342252/ext.39

Điều kiện tham gia: Bạn đã từng học và làm phim, nắm được các kỹ năng cơ bản của việc quay phim và làm phim. Workshop sẽ bao gồm các bạn thuộc nhiều trình độ làm phim khác nhau, bao gồm các bạn làm phim cơ bản, các nhà làm phim có nhiều kinh nghiệm, và các nghệ sĩ thử nghiệm.

Cam kết có thời gian tham gia từ 19 tới 30/8.

Về Harun Farocki:

Harun Farocki sinh năm 1944. Ông đã làm khoảng 100 phim trong đó bao gồm các phim dài, phim luận (essay), và tài liệu. Các tác phẩm của ông với tư cách nghệ sĩ và nhà làm phim có ảnh hưởng sâu sắc tới lịch sử phim chính trị từ cuối những năm 1960. Farocki còn là nhà phê bình, biên tập, giám tuyển, và giảng dạy tại Berkeley, Harvard, và Vienna. Trong các vai trò này, ông đã chuyển tải nhiều suy tư về các mối quan hệ giữa xã hội, chính trị với hình ảnh. Ông có một tầm ảnh hưởng rộng rãi trong nghệ thuật thị giác, với các chương trình giới thiệu toàn cảnh sự nghiệp phim của ông tại các bảo tàng đương đại lớn như Tate Modern/London, MUMOK [Museum of Modern Art]/Vienna, Jeu de Paume/Paris, Museum Ludwig/Cologne, Kunsthaus/Bregenz, và documenta/Kassel.

HARUN FAROCKI-Labour in a single shot 1
1.    VỀ DỰ ÁN và Workshop:

Workshop:

Thời gian: Từ 19.08.2013 tới 30.08.2013 tại viện Goethe Hà Nội, 56-58 Nguyễn Thái Học

19.08: Giới thiệu /Những người tham gia trình bày ý tưởng

20.-21.08: Phát triển ý tưởng

22-29.08: Quay phim

30.08: Trình bày kết quả

Trình chiếu chọn lọc phim của Harun Farocki:

Trước workshop: 19h00, 09.08.2013, Viện Goethe Hà nội

Trong thời gian diễn ra workshop, Q&A với Harun Farocki: 19h00, 22.08.13, Viện Goethe Hà nội

http://www.labour-in-a-single-shot.net/en/project/concept/

1.1 Lao động trong một cú máy quay

là một dự án mà – Antje Ehmann và Harun Farocki bắt đầu từ năm 2011. Chúng tôi đã thực hiện 15 workshop trên toàn thế giới và rất nhiều video đã được thực hiện. Từ tháng 2 năm 2013 trở đi chúng tôi cũng tạo nên một chuỗi triển lãm sẽ trưng bày những kết quả của workshop trong một bối cảnh lớn hơn. Dự án sẽ kết thúc vào mùa đông năm 2014 cùng với 2 triển lãm ở Berlin và Boston.

1.2 Những ràng buộc

Nhiệm vụ của workshop là thực hiện video từ 1 đến 2 phút, trong một cú máy. Máy quay phải tĩnh, lia hay di chuyển nhưng không được phép cắt.

1.3 Lao động (Labour)

Chủ đề nghiên cứu là ‘lao động’: được trả tiền và không, có vật chất và phi vật chất, truyền thống hay mới mẻ. Ví dụ ở một số nước Châu Phi cả gia đình sống nhờ vào việc thâm canh, trồng trọt một mảnh đất nhỏ ở gần đường cao tốc. Hay ở nhiều nước Châu Âu những người nông dân tồn tại bằng việc bỏ bê đất đai (đã được giám sát bằng hình ảnh vệ tinh).

1.4 Máy quay

Những workshop này dẫn tới những điều căn bản về kĩ thuật điện ảnh và đặt ra những câu hỏi cần thiết về bản thân quá trình quay phim. Hầu hết các dạng lao động đều lặp lại. Làm sao ta có thể tìm được mở đầu và kết thúc cùng lúc quay nó? Nên để máy quay tĩnh hay máy quay động? Làm thế nào để quay được dòng chảy công việc chỉ trong một cú máy một cách thú vị nhất. Kết quả của workshop biểu hiện: một cú máy quay chỉ trong vòng 1 hoặc 2 phút đã có thể tạo nên một tự sự (kể chuyện), sự hồi hộp hay bất ngờ. VÀ đây là điều mà chúng tôi yêu thích về những video này.

1.5 Catalouge của trang web

Catalogue của trang web là một kho dữ liệu bao gồm tất cả video của các workshop. Đây không phải là lựa chọn những video mà chúng tôi yêu thích nhất mà là một sự lưu trữ mọi thứ đã được thực hiện.

1.6. Mở rộng tầm quan sát

Khi một chuỗi workshop xảy ra ở 15 thành phố khắp nơi trên thế giới, Lao động trong một cú máy hướng tới việc giải quyết và phản hồi lại những thứ cụ thể của mỗi thành phố và khu vực nơi công việc thực hiện. Ở mỗi thành phố chúng tôi nhìn thấy rất nhiều loại lao động hàng ngày. Người sửa đồng hồ, người phục vụ, đầu bếp, người lau cửa sổ, nghệ sĩ xăm hay người dọn rác. Nhưng hầu hết các hoạt động công việc diễn ra đằng sau những cánh cửa đóng. Thường thì việc lao động không chỉ vô hình mà còn không thể tưởng tượng được. Vậy nên rất cần thiết để chìm đắm vào việc nghiên cứu, để mở điểm nhìn và tự đưa bản thân vào hoạt động: chúng ta đã thấy các loại lao động khác nhau ở đâu? Điều gì xảy ra ở trung tâm thành phố, điều gì xảy ra ở vùng ngoại biên? Điều gì được ẩn dấu? Đâu là tính chất và điều kì lạ tạo nên những băn khoăn về thành phố? Quá trình lao động nào có thể trở thành thách thức điện ảnh thú vị?

1.7 Sử dụng video như là phim

Chúng tôi dựa vào phương thức của phim đầu thế kỉ 19, cũng như tác phẩm của anh em Lumiére Workers Leaving the Lumiére Factory/ Công nhân rời nhà máy LumiereArrival of a Train at La Ciotat/ Chuyến tàu tới La Ciotat để có thể giành lại tính chất quả quyết mà những thước phim cổ đó đã làm được. Những phim này đã được thực hiện chỉ với một cú máy quay liên tiếp. Chúng dường như nói rằng: mọi chi tiết của thế giới chuyển động đều đáng được xem xét và quay lại. Chúng buộc phải có một điểm nhìn cố định trong khi những nhà làm phim tài liệu đương đại ngày nay thường có xu hướng dựng nhiều cú máy lại với nhau thành một tổ hợp điện ảnh hỗn hợp.

Ngược lại, phim một cú máy có khả năng kết hợp các tiền giả định với sự cởi mở, kết hợp các ý niệm với sự ngẫu nhiên.

1.8 Những người lao động rời nơi làm việc của họ ở 15 thành phố.

Một phần của dự án sẽ là việc sản xuất các phiên bản mới phim của Lumière trong bối cảnh đương đại ở mỗi thành phố chúng tôi làm workshop. Hiện giờ chúng ta vẫn còn thấy những loại người lao động nào rời nơi làm việc của họ ở đâu?

HARUN FAROCKI-Labour in a single shot 3

NO COMMENTS

Leave a Reply