Home *Grapevine yêu thích* Trao đổi với giám tuyển Trần Lương tại Singapore Biennale 2013

Trao đổi với giám tuyển Trần Lương tại Singapore Biennale 2013

Nguyễn Oanh Phi Phi

Sinh năm 1979 tại Houston, Texas, Hoa Kỳ, Nguyễn Oanh Phi Phi sống, làm việc và san sẻ thời gian giữa Việt Nam và Madrid. Cô sử dụng các phương tiện của sơn mài Việt Nam như một phương tiện tranh để truyền đạt các khái niệm của bộ nhớ và phản xạ. Nguyễn Oanh Phi Phi nhận được BFA của mình tại trường thiết kế Parsons (2002) và Bộ Ngoại giao tại Đại học Madrid Complutense (năm 2012). Năm 2004, cô nhận được hỗ trợ Fullbright Grant nghiên cứu tranh sơn mài tại Hà Nội.

Specula , 2009 Sắp đặt sơn mài Việt Nam, sơn phun và sợi thủy tinh tổng hợp với khung sắt Kích thước đa dạng Hình ảnh: Nguyễn Ngọc Khanh
Specula , 2009
Sắp đặt sơn mài Việt Nam, sơn phun và sợi thủy tinh tổng hợp với khung sắt
Kích thước đa dạng
Hình ảnh: Nguyễn Ngọc Khanh

Specula , 2009
Sơn mài Việt Nam là chất liệu hiện thân lịch sử phức tạp của Việt Nam, một quá trình sáng tạo đa tầng và tiềm năng vô hạn của các chất liệu phong phú . Specula là tiếng Latin có nghĩa “nhân bản”. Tác phẩm này giống như một tấm gương mà người nghệ sĩ soi lại bản chất của mình: một Việt Kiều (một người Việt Nam ở nước ngoài): cô nhìn chằm chằm vào mình như một người Việt và thấy hình ảnh phản chiếu là một người Mỹ.

Sự kết hợp chất liệu sơn mài với sơn hiện đại và trong khung cảnh của Chapel ở SAM khiến người xem có thể liên tưởng đến cả những mái vòm đình chùa cổ kính của Việt Nam, của châu Âu hay những nội thất hiện đại trong gia đình ngày nay.

Nguyễn Huy An

Sinh năm 1982 tại Việt nam, là con trai của một nghệ sĩ tạo hình và được đào tạo hàn lâm, nhưng khi có cơ hội tiếp cận với nghệ thuật sắp đặt và trình diễn, Nguyễn Huy An đã thể hiện rõ cá tính và trưởng thành vượt bậc trong việc thị giác hóa ý tưởng của mình. An khám phá bóng tối, những không gian tĩnh lặng của tuổi thơ và rồi đưa chúng ra ngoài ánh sáng. Bạn có thể thấy tác phẩm này rất quen nễu bạn đã từng ghé qua triển lãm “Tầm tã” ở Bùi Gallery.

Cái bóng, 2009 Mực tàu và gỗ dán Kích thước: 800 x 500 cm  Hình ảnh: Nguyễn Ngọc Khanh
Cái bóng, 2009
Mực tàu và gỗ dán
Kích thước: 800 x 500 cm
Hình ảnh: Nguyễn Ngọc Khanh

(Tranh của Nguyễn Huy An sẽ góp mặt trong triển lãm “Lựa chọn của Grapevine” đầu tháng 11 tới đây)

Cái bóng, 2009
Xưa kia chiếc bàn một ngăn được sử dụng rất phổ biến trong các văn phòng, công sở – khi mà “cái gì cũng chỉ có một hai hãng”: ti vi, tủ lạnh, xe đạp, và cả cái bàn và là chỗ để “tiền riêng” – tham nhũng của “quan chức”. Đến thời của Huy An, chiếc bàn không còn trong trạng thái ban đầu nữa. Vẫn còn đâu đó là mặt bàn “chắc gỗ” của mấy bà bán thịt, bàn giáo viên. Dưới góc bàn ấy là cậu bé Huy An bé nhỏ, trầm tư. “Tôi thấy dưới ngăn bàn đó là nơi an toàn nhất”. Giờ thì cái bàn không còn phổ biến nữa. Cái bàn hữu hình đã dần biến mất, và còn đọng lại là cái bóng. Tác phẩm cũng đã được triển lãm nhiều nơi trên thế giới, và lần này cũng có sự cải tiến: Huy An sử dụng mực tàu để tạo hình và mùi rất “phê”.

Le Brothers sinh năm 1975 tại Bình Trị Thiên (Huế), từng tham gia và tự tổ chức nhiều dự án nghệ thuật, như “Cầu II” tại DMZ Gang Hwa, Korea (2012), “Trước ’86” tại Cheongju Complex Cultural Center, Korea (2012), v.v.

Into the Sea, 2011 3-channel video Thời lượng: 30 phút Ảnh do nghệ sĩ cung cấp, lấy từ trang web chính thức Singapore Biennale 2013
Into the Sea, 2011
3-channel video
Thời lượng: 30 phút
Ảnh do nghệ sĩ cung cấp, lấy từ trang web chính thức Singapore Biennale 2013

Anh em Le Brothers (Lê Đức Hải, Lê Ngọc Thanh) đem đến triển lãm tác phẩm video sắp đặt mang tên “Into the sea“. Tác phẩm lấy cảm hứng từ chuyến về thăm lại nơi chôn rau cắt rốn của hai nghệ sĩ tại Bình Trị Thiên khói lửa.

Hoài Thơ mang tới một góc nhìn rất khác, với tác phẩm “Giàn mướp” rất “khiêu khích”. Hẳn bạn chưa quên tác phẩm của cô trong triển lãm ở viện Goethe? Đừng bỏ lỡ tác phẩm sắp đặt này ở tầng thượng của 8Q SAM.

Giàn mướp (The Loofah Trellis), 2011 Silicon, nhựa composite và sợi thủy tinh Kích thước đa dạng Ảnh: Nguyễn Ngọc Khanh
Giàn mướp (The Loofah Trellis), 2011
Silicon, nhựa composite và sợi thủy tinh
Kích thước đa dạng
Ảnh: Nguyễn Ngọc Khanh

Ban đầu tác phẩm được dự định đặt trong khuôn viên SMU đối diện SAM, nhưng do chính quyền cho rằng như vậy là hơi quá “nhạy cảm” nên đã bị di chuyển lên tầng 4 của 8Q. Có lẽ sự tình cờ ấy lại đem một ý nghĩa khác, ôi nàng Kiều chuân chuyên, người phụ nữ trong xã hội từ xưa tới giờ, vẫnthường bị xô đẩy và ít có tiếng nói như vậy. Mà họ vẫn độ lượng, bao dung và không ngừng toả sáng hết mình trước sự chiêm ngưỡng “chằm chằm” của thiên hạ.

The Loofah Trellis - Nguyen Thi Hoai Tho
Giàn mướp (The Loofah Trellis), 2011
Silicon, nhựa composite và sợi thủy tinh
Kích thước đa dạng
Ảnh: Nguyễn Ngọc Khanh

Nguyễn Trinh Thi

Sinh năm 1973, Nguyễn Trinh Thi là nhà làm phim và nghệ sĩ video tại Hà Nội. Chị cũng là người sáng lập và giám đốc của DOCLAB, trung tâm độc lập đào tạo và sản xuất phim tài liệu và video art. Có lẽ chúng ta đã quá quen với Trinh thi qua hàng loạt hoạt động của chị, mà gần đây nhất là “Dàn hợp xướng Solo” ở Viện Goethe.

Unsubtitled, 2010 Video projection on wooden cut-outs Dimensions variable. Photo Credit: Jamie Maxtone-Graham
Unsubtitled, 2010
Trình chiếu video trên các mảnh gỗ cắt
Kích thước đa dạng
Ảnh: Jamie Maxtone-Graham
Unsubtitled, 2010 Video projection on wooden cut-outs Dimensions variable. Photo Credit: Jamie Maxtone-Graham
Unsubtitled, 2010
Trình chiếu video trên các mảnh gỗ cắt
Kích thước đa dạng
Ảnh: Jamie Maxtone-Graham

Unsubtitled, 2010
Nguyễn Trinh Thi mang tới Bảo tàng Quốc gia Singapore một cuộc biểu tình trong hoà bình của các nghệ sĩ nhóm “Nhà Sàn”. “Trời đánh tránh miếng ăn” – vậy mà ăn họ vẫn đứng. Chẳng những thế, họ còn khai ra những thứ mình đang ăn, rất tỉ mỉ. Một sự phê bình khá “ngoa”. Cảm nhận vẫn là ở khán giả.

Unsubtitled, 2010 Video projection on wooden cut-outs Dimensions variable. Photo Credit: Jamie Maxtone-Graham
Unsubtitled, 2010
Trình chiếu video trên các mảnh gỗ cắt
Kích thước đa dạng
Ảnh: Jamie Maxtone-Graham
Unsubtitled, 2010 Video projection on wooden cut-outs Dimensions variable. Photo Credit: Jamie Maxtone-Graham
Unsubtitled, 2010
Trình chiếu video trên các mảnh gỗ cắt
Kích thước đa dạng
Ảnh: Jamie Maxtone-Graham

Phía bên ngoài là Ưu Đàm Trần Nguyễn với video sắp đặt đặc biệt – Waltz of the Machine Equestrians – The Machine Equestrians, thu hút khoảng gần 30 nghệ sĩ đương đại tham gia “trình diễn”. Ban đầu là đồng phụ, là sự giống nhau ở bên ngoài mà bản chất thì khác, rồi dần dần thành ra không nhận ra ai với ai nữa – sự đồng hoá cả bên trong, mất đi bản sắc trong toàn cầu hoá. Và kết lại, sự phát triển nào cũng sẽ đến cao trào.

Waltz of the Machine Equestrians – The Machine Equestrians, 2012 Single-channel video Thời lượng: 3:00 phút Ảnh: Nguyễn Ngọc Khanh
Waltz of the Machine Equestrians – The Machine Equestrians, 2012
Single-channel video
Thời lượng: 3:00 phút
Ảnh: Nguyễn Ngọc Khanh

Ưu Đàm Trần Nguyễn sinh năm 1975 tại TP HCM nhưng đã chuyển sang Mỹ sinh sống từ khi còn nhỏ. Với niềm đam mê nghệ thuật và sáng tạo, anh quyết định quay trở lại Việt Nam và theo sự nghiệp sáng tác. Anh đã tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật TP HCM. Anh tham dự nhiều triển lãm quôc tế như Poetic Politic, Kadist Art Foundation, San Francisco (2012); Portrait of Mr. Alex Tuan Dinh Pham, CA Art Foundation, California State University Dominguez Hills (2011); “Honey…”, Howl Festival, New York (2009).

Lâm Hiếu Thuận

Sinh năm 1973 tại TP HCM, Lâm Hiếu Thuận là nhiếp ảnh gia tài liệu. Các tác phẩm của anh chạm tới các kẽ hở về xã hội, văn hóa và chính trị giữa quá khứ và hiện tại .

The aesthetics of disappearing | Apart-ment 727 Tran Hung Dao 2004 - 2006 Trình chiếu video  Độ dài 2:38 phút
The aesthetics of disappearing | Apart-ment 727 Tran Hung Dao
2004 – 2006
Trình chiếu video
Độ dài 2:38 phút
Hình ảnh: tác giả cung cấp trên website chính thức của Singapore Biennale

Tác phẩm lột tả cuộc sống cộng đồng ở chung cư tại TP HCM. Cộng đồng xưa ở Việt Nam sinh hoạt chung trong ở đình làng, sân đình hay chùa chiền. Ngày nay, khi mà quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh chóng, những ‘cộng đồng” ấy được đưa vào các chung cư, và ở đó, hành lang là nơi sinh hoạt, chia sẻ và phản ánh bản chất mỗi cộng đồng đó. Hãy cùng nhìn qua góc máy của Lâm Hiếu Thuận và khám phá quan điểm của anh.

Tập trung thúc đẩy nghệ thuật đương đại trong khu vực Đông Nam Á, “Nếu thế giới đổi thay” (if the world changed), phiên bản Biennale thách thức các nghệ sĩ hình dung lại thế giới họ đang sống và muốn sống. Triển lãm sẽ diễn ra từ 26/10/2013 – 16/02/2014 tại Bras Basah – Bugis Precinct, Singapore (Singapore Art Museum, 8Q SAM, National Museum Singapore, National Library)
* Thông tin chi tiết về tác phẩm và nghệ sĩ có tại website chính thức của Singapore Biennale 2013.

Tường thuật của Trần Thị Minh Huệ từ Singapore Biennale 2013.

NO COMMENTS

Leave a Reply