Home Sự kiện Mĩ thuật KVT – Chuyện đời nhốn nháo

KVT – Chuyện đời nhốn nháo

Đăng vào
3

KVT 2013Luong trung-Front street houses-120x160-oil on canvas

KVT hứng thú với những câu chuyện đô thị của Lương Trung

Luong trung-The street corner-120x160-oil on canvas

Qua trang tin Soi , tôi đã xem những bức tranh đầu tiên của Lương Trung và thấy thích thú. Trung vẽ những cậu trai trẻ quanh đủ loại xe máy thường thấy và bức tranh hơi xấc một chút dưới đây có tên “Không bình luận”, trích trong một triển lãm nhóm.

luong trung 1

Trong triển lãm cá nhân mới đây nhất tại Nguyên Art Gallery, Những câu chuyện đời, Trung lại có một bức tranh khác mà với tôi, nó lên tiếng hết sức mạnh mẽ về phận đời của những nam thanh niên đang phải tìm cách kiếm sống, bù thêm vào nguồn thu nhập hàng ngày ít ỏi của mình. Bức tranh có tên Chờ việc.

Luong trung-waiting for work-120x160-oil on canvas-2

Trong một phần tranh khác, Trung đã chọn chủ đề trẻ em, thường sử dụng cách vẽ rút gọn (theo luật xa gần) để hút người xem vào chính bối cảnh câu chuyện

Giờ, ít nhiều người biết là trong bối cảnh nghệ thuật địa phương, sẽ tự nhên có so sánh sáng tác của Trung với công việc gần đây của những họa sĩ xuất sắc và thành công như Phạm Huy Thông chẳng hạn, và những người khác thì sẽ la lên là Quá Tàu! Với tất cả mấy điều này, tôi chỉ muốn nói là thật quá thất vọng!

Trung không xa lạ gì với những bức vẽ về trẻ em nhưng tôi thích những chân dung trong các bình luận mới nhất của anh về cuộc sống ở Hà Nội (trong triển lãm này), về những cư dân trong sự phát triển ồ ạt các dự án nhà ở tái định cư.

Như những gì tôi đọc trong tự thuật của nghệ sĩ, khi người ta được tái định cư, tức là phải rời bỏ môi cảnh sống có hàng xóm láng giềng cũ thân gần sang những tòa căn hộ cao tầng trong các khu vực mà tình trạng xây dựng, đào xới diễn ra liên tục không ngừng, những cư dân mới này buộc phải rời bỏ cộng đồng gắn bó lâu dài với mình đồng thời cố mà kết giao với những hàng xóm mới. Tất cả họ đều xa lạ với nhau và cũng xa lạ với cả những sự ép buộc và mâu thuẫn của một cuộc sống tưởng là rộng lớn hơn nhưng ngày càng lạnh lùng giữa người với người.

Những ảnh hưởng từ tình trạng đó đã từng được ghi lại ở rất nhiều thành phố khắp thế giới. Ở phương Tây, tình trạng tiến thoái lưỡng nan này đã được mô tả một cách kịch tính trong tiểu thuyết A Clockwork Orange (năm 1961) của Anthony Burgess và 10 năm sau, Stanley Kubrick đã chuyển hóa thành một tác phẩm điện ảnh gây chấn động.

Điểm chung của các tác giả văn học hoặc người làm phim khi mô tả những khu vực tái định cư ngày càng nhiều lên ấy là việc lùa những người thất nghiệp và công nhân và những cảnh sống chỉ toàn điều tồi tệ, nhất là với những người trẻ phải lớn lên trong cảm nhận về một cộng đồng chỉ toàn thực dụng và thường trở thành người lớn hoặc bậc cha mẹ một cách khác thường. Bởi vậy, họ kết liễu đời mình trong vòng luẩn quẩn của bạo lực thể xác và tình dục, tội ác, nghiện hút, thất nghiệp và thất học.

Tôi nghĩ rằng Trung đã phỏng đoán về những điều trên trong một số bức tranh như lời bình luận xã hội mạnh mẽ và có lẽ, anh đã đúng khi sử dụng hình ảnh trẻ em để biểu lộ những mối lưu tâm và sự quan sát bên lề của anh. Người ta có đầy những điều lo lắng về tương lai của mình.

Không phải tất cả những hình ảnh đô thị trong tranh của anh đều đáng lo ngại. Một số đem lại cảm nhận thú vị về sự ngây thơ con trẻ và nếu chúng có vị trí treo không dễ cho bạn ngắm nhìn đủ gần thì chúng nói chung cũng trông thật dễ thương.

Luong trung-On the ground-120x160-oil on canvas

Luong trung-Stylish-120x160-oil on canvas

Luong trung-Let's drink-120x160-oil on canvas

Tôi thích cách thể hiện trên tranh của Trung: nhân vật thì thường được vẽ mong manh giữa một môi cảnh sống quánh đặc, gần như là nhấn chìm họ trong sự vô tâm hoàn toàn.

Những tác phẩm gây tác động rất mạnh mẽ phải kể đến bức vẽ trẻ em, những nạn nhân của một cuộc sống thiếu đi các chuẩn mực gia đình và cộng đồng văn hóa truyền thống, tròng ghẹo và chế giễu người ăn xin. Những kẻ bé mọn này được thể hiện với gương mặt của người trưởng thành, có lẽ để nhấn mạnh sự biến mất của thái độ tôn trọng người già cũng như sự đồng cảm đối với người chịu thua thiệt.

Còn bức vẽ về gái điếm và kẻ ma cô thì quả làm lòng tôi chẳng yên.

Luong trung-Hidden corner-120x160-oil on canvas

Thôi thì vậy là đủ với tôi và còn nhiều điều khác nữa từ tranh của Trung. Tốt nhất là bạn nên đến xem tận nơi vì các ảnh chụp không thể hiện được hết sự sống động của tác phẩm.

Triển lãm đóng cửa vào thứ Hai tới và thật đáng giá để ta bỏ chút thời gian cùng sống với các cư dân trong thế giới của Trung. Vui vẻ, có sự cảnh tỉnh và không khỏi ít nhiều hoang mang.

Tất cả những suy cảm trên là của riêng tôi và tôi thực sự xin lỗi họa sĩ nếu tôi sai.

Luong trung-Lives IV- 120x160-oil on canvas

Luong trung-The side walk-120x160-oil on canvas

Luong trung- Rock & roll down town-120x160-oil on canvas

Luong trung-Breaking times-120x160-oil on canvas

Luong trung-The bus stop-120x160-oil on canvas

Luong trung-Simple for free minded-120x160-oil on canvas

Luong trung-What hot-120x160-oil on canvas

Luong trung-Hurry meal-120x160-oil on canvas

Luong trung-Life stories-120x160-oil on canvas-1

Luong trung-Play boy-120x160-oil on canvas-1

Luong trung-Life-120x160-oil on canvas

Dịch: Đào Mai Trang

Kiếm văn Tìm là một người hay quan sát cuộc sống nói chung và những sự kiện về văn hóa tại Hà Nội nói riêng và chia sẻ những chính kiến của mình trên Grapevine. KVT nhấn mạnh rẵng những quan sát và quan điểm cá nhân không phải là ý kiến quan trọng. Xem Hướng dẫn bình luận và hãy chia sẻ các suy nghĩ của bạn vào phần bình luận dưới đây.

3 COMMENTS

  1. Nice review, I like how you’ve made relevant East-West comparisons and given an interpretation that seems perfectly coherent with the images (with a disclaimer in case the artist had another agenda).

Leave a Reply