TP HCM – Triển lãm “Đỏ”
PHẦN 1: Những bức tranh màu đỏ: 12:00 – 20:00, 15/02 – 11/03/2014
PHẦN 2: Dự án đỏ: 12:00 – 20:00, 15/03 – 15/04/2014
The Observatory
Thông tin từ nhà tổ chức:
Mời các bạn đến với triển lãm “Đỏ”, trong chương trình triển lãm đơn sắc gồm hai phần.
PHẦN 1: Những bức tranh màu đỏ
Từ ngày 15 tháng 2 đến ngày 11 tháng 3
Khai mạc ngày 15 tháng 2, lúc 18h
PHẦN 2: Dự án đỏ
Từ ngày 15 tháng 3 đến ngày 15 tháng 4
Khai mạc ngày 15 tháng 3, lúc 18h
Giờ mở cửa 12AM > 8PM
Nghệ sĩ: Henry Codax, Vương Tử Lâm, Le Brothers và Olivier Mosset
Tranh đơn sắc đã có một lịch sử lâu dài, vượt qua các châu lục và thế hệ. Cách vẽ này xuất hiện đầu tiên ở Liên Xô vào đầu thế kỷ trước (với các nghệ sĩ như Kasimir Malevitch và Alexander Rodchenko), sau đó lan đến châu Âu (Yves Klein) và rồi đến Mỹ (Alan Charlton, Marcia Hafif, Robert Ryman, Olivier Mosset vv). Tác phẩm đơn sắc, luôn luôn được diễn dịch lại, vẫn là một trong những chủ đề chính trong trường phái trừu tượng và là một hình thức vẫn tiếp tục tồn tại đến ngày nay, như một cách phản kháng trong thế giới tràn ngập hình ảnh.
Vào năm 1986, tại New York, một thí nghiệm đơn sắc quan trọng diễn ra với “Màu Đỏ”, một triển lãm nhóm do nhà phê bình/giám tuyển Bob Nickas tổ chức. Triển lãm không có đề tài hay chủ đề nào cả. Nó pha trộn các bức tranh và tác phẩm điêu khắc mang nhiều gu thẩm mỹ của nhiều tác giả. Với cuộc triển lãm này, đơn sắc đã trở yếu tố chính trong việc tuyển chọn các tác phẩm.
Gần ba mươi năm sau, triển lãm “Màu Đỏ” (bản dịch tiếng việt của từ “RED”) diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh, một đất nước mà tranh đơn sắc không thực sự hiện diện hoặc có một lịch sử. Tuy nhiên, màu đỏ có một tác động nhất định và tầm quan trọng thực sự trong bối cảnh của Việt Nam. Một mặt, nó là màu lá cờ quốc gia, biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản cho nên được sử dụng như một công cụ thị giác để truyền đạt thông tin của chính phủ. Mặt khác, nó tượng trưng cho nhiều khái niệm khác nhau đối với người dân.Ví dụ, màu đỏ có thể là màu của sự may mắn và hạnh phúc, nhưng đồng thời nó cũng là màu của cái chết và nỗi phiền muộn. Trong mỗi trường hợp, gam màu này được hòa quyện vào cuộc sống hàng ngày ở Việt Nam.
Phần đầu tiên của triển lãm này giới thiệu về thể loại cơ bản nhất trong khái niệm trừu tượng: tranh đơn sắc. Đối với các nghệ sĩ, vải bố là một cách để cô lập màu sắc và trả lại cho chúng quyền tự do thể hiện. Màu sắc ở đây không thuộc về bất kỳ danh tính hoặc diễn văn nào. Các bức tranh được tạo ra để thể hiện những giá trị cơ bản nhất: hình thức, hình dạng, sự mãnh liệt và những giá trị thuần túy về chất liệu.
Ngược lại với phần một, phần thứ hai của triển lãm (một sắp đặt kết hợp video và những tác phẩm điêu khắc) là một phản chiếu về màu đỏ tại Việt Nam. Các nghệ sĩ, nhà thơ và nhà văn được mời thể hiện quan điểm của mình và chia sẻ cảm tưởng và những ký ức của họ trong một tác phẩm phim tài liệu thử nghiệm.
The Observatory Góc Lê Lai và Tôn Thất Tùng, Q.1, TP HCM |