KVT – Ba tuyệt phẩm của nghệ sỹ Bopha Xorigia Lê Huy Hoàng
Những khúc nhạc
Tôi đã được mục kích ba tuyệt phẩm của nghệ sĩ Lê Huy Hoàng. Mỗi tác phẩm cất lên tiếng hát về nơi anh đã sinh ra, nơi anh đã sống.
Đã hai tháng kể từ khi anh qua đời vì căn bệnh ung thư, ngay trước Tết 2014. Và tôi muốn thể hiện lòng ngưỡng mộ với những cột mốc đã đánh dấu cảnh sắc con đường của riêng anh.
Tuyệt Phẩm Đầu Tiên:
Bản nhạc của “Khăn”
Vào sinh nhật lần thứ 43 của mình, 09/05/2009, Bopha Xorigia Lê Huy Hoàng đã cho ra mắt một tác phẩm sắp đặt trong triển lãm tại tầng hầm của Nhà Sàn Studio Hà Nội.
Tác phẩm lập tức tạo nên một hiện tượng. Và tôi gọi đó là một sự thăng hoa!
Khăn, một tác phẩm sắp đặt lớn trải trên sàn nhà, quả thật tuyệt vời. Nó mang ý nghĩa ẩn dụ cho chiếc khăn rằn đặc trưng của người nông dân Campuchia và Khmer (và cũng là món quà lưu niệm ưa thích của du khách). Chiếc khăn được làm từ những ô vuông bằng bã cà phê Việt Nam, với những ô đường Campuchia và đường Việt Nam trên nền trắng.
Ở cuối những mảnh tua rua của tấm khăn là bã cà phê với sắc thái khác nhau, cùng những dải đường trắng. Như dự định của họa sĩ, chiếc khăn sẽ nổi bật với một vẻ tinh khôi. Nhưng một sự thăng hoa đã xuất hiện khi những cơn mưa dông đầu hè tạo ra những lạch nước nhỏ xíu viền trên sàn nhà. Cùng đó là sự tan chảy của chất liệu, một phần của sự sắp đặt, đã tạo nên vẻ đẹp của thứ trang phục đã cũ sờn được nâng niu, trân trọng, như lời người họa sĩ miêu tả dưới đây trong một cuộc phỏng vấn với người phụ trách triển lãm Nguyễn Mạnh Hùng.
[youtube]https://www.youtube.com/watch?v=D7Cu1SOsN6Y[/youtube]
Bị thôi thúc bởi trí tò mò, tôi xin phép nghệ sĩ một buổi phỏng vấn để biên tập và xuất bản chính thức trên một trang tạp chí Việt Nam. Câu chuyện tôi kể lại dưới đây có thể mở ra cốt truyện cho một tiểu thuyết, vở kịch hoặc bộ phim lớn.
…… Trải khắp tầng hầm là một chiếc khăn ca-rô Khmer lớn màu nâu trắng, đẹp đến mức trông giống như thật.
Tác phẩm có kích cỡ 3x10m. Khi dần tiến gần tới mép, tôi nhận ra nó được làm từ đường và cà phê, và vì thời tiết trái mùa ẩm ướt lúc đó, độ ẩm đã dần làm tan chảy những chất liệu, chiếc khăn tinh khôi một thời đang chuyển thành tấm y phục sờn cũ, mà màu nhuộm đã phai vào nhau từ rất lâu trước kia.
Bopha Xorigia Lê Huy Hoàng, hay như tôi sẽ gọi anh là Hoàng, trong trí nhớ của mọi người là một người đàn ông 43 tuổi phong độ, một nghệ sĩ phóng túng trên từng centimet, mảnh khảnh với chòm râu lưa thưa. Anh có thể làm quảng cáo poster cho vở opera La Boheme phiên bản Việt.
Anh là một người nhiệt huyết, có một người vợ và một con gái nhỏ, sống và làm việc tại một địa bàn nông thôn mới không quá xa ngã ba sông Hồng và sông Đuống, thuộc ngoại thành Hà Nội.
Cha anh là người Khmer, gia nhập Việt Minh để tham gia chiến tranh du kích chống thực dân Pháp tại Đông Dương. Khi Pháp buộc phải rời khu vực, lãnh đạo mới của Campuchia, Noradom Sihanouk, công khai thù địch với các đồng minh cộng sản cũ. Và vào cuối những năm 1950, hầu hết đã phải bỏ chạy vào những khu rừng giao tranh ở biên giới miền Nam Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Sơn Ngọc Minh, nhiều người đã bỏ trốn thành công và được tiếp nhận tại nơi trú ẩn ở miền Bắc Việt Nam và Hà Nội của Hồ Chí Minh. Một trong số này chính là người lính bộ binh thanh niên. Sau khi kết thúc những năm trung học của mình anh được nhận vào Đại học Y, sau đó trở thành bác sĩ tại Bệnh viện Hà Đông.
Trong chiến tranh chống Mỹ, khi máy bay ném bom bừa bãi vào các khu dân cư ở Hà Nội, các cán bộ bệnh viện và bệnh nhân đã phải sơ tán đến làng Văn Võ, tỉnh Hà Tây. Ở trong thôn Chung một trường học đã được thành lập để dạy dỗ con em các gia đình đã chạy trốn khỏi chế độ đàn áp của Tổng thống Diệm ở miền Nam. Người bác sĩ trẻ đã phải lòng một trong những giáo viên và họ lấy nhau vào năm 1965.
Hoàng sinh năm 1967, và với sự leo thang của các cuộc ném bom gia đình anh phải chuyển đến nhiều địa điểm an toàn khác nhau.
Năm 1969 Tổng thống Nixon chấp thuận ném bom rải thảm tại các khu vực biên giới Campuchia để xóa sổ các kho tiếp tế của Bắc Việt Nam ở những phạm vi miền nam của Đường mòn Hồ Chí Minh. Các cuộc ném bom dồn dập tiến sâu hơn vào đất nước, nông dân Khmer bắt đầu ủng hộ lực lượng cộng sản Khmer, Khmer Đỏ, cái tên Sihanouk đáng khinh gọi một cách đầy chế giễu.
Vào năm 1970, trước khi người con trai thứ chào đời, cha Hoàng nhận được chỉ đạo quay đầu về Campuchia Dân Chủ để gia nhập cuộc khởi nghĩa lãnh đạo bởi Pol Pot.
Đó là lần cuối cùng gia đinh nghe tin về ông.
Hoàng dành tuổi thơ của mình ở một thị xã ven sông thuộc tỉnh Sơn tây, cách khoảng năm mươi mét về phía Tây của Hà Nội. Năm 13 tuổi anh được chọn vào một trường quân đội tại Hưng Yên, cách Hà Nội từng đó về phía Đông. Năm 17 tuổi anh được chọn vào một đơn vị đào tạo quân đội cơ động tại Sài Gòn, nơi anh học tập và làm việc cho đến năm 20 tuổi.
Lúc này quân đội Việt Nam đang chuẩn bị rút khỏi Campuchia sau đợt phản công vào năm 1975 nhằm trả đũa những cuộc thảm sát đẫm máu của Khmer Đỏ ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long đã sát hại hàng ngàn người Việt Nam. Họ đã lật đổ chế độ Pol Pot ở Phnom Penh, thành lập một chính phủ lâm thời, và giám sát công cuộc tái thiết của một quốc gia được giải phóng, trong lúc vẫn giao tranh với các tàn dư dọc biên giới Thái Lan.
Đó là năm 1989 tại Phnom Penh, năm quân đội Việt Nam rút khỏi quốc gia, Hoàng được cử đi học tiếng Khmer (thông tin thêm từ Hoàng trong link YouTube trước đó). Nhiều người Campuchia nghĩ anh là gián điệp, và đã đối xử với anh đầy khinh miệt và hoài nghi. Đó là một giai đoạn khó khăn trong cuộc đời anh, khi anh cố gắng giải quyết vấn đề hai dòng máu trong mình, anh nhận lấy áp lực từ cả hai phía và phải bỏ đi để lại cả hai quê hương đằng sau. Cùng với những người tị nạn khác, chủ yếu là tị nạn kinh tế, anh lên tàu đến miền nam Thái Lan và dành 5 năm tiếp đó trong tù túng ở một trại tị nạn.
Ở đó anh đã làm đủ các nghề và đã gặp người thầy hội họa đầu tiên của mình, một người đàn ông lớn tuổi kiếm thu nhập nhỏ từ việc vẽ chân dung. Ông cưu mang Hoàng, đào tạo người đàn ông trẻ khả năng trong nghề vẽ cũng như hội họa, đáp lại cho mỗi đêm Hoàng trèo qua hàng rào lén mang rượu từ trại về.
Khi các quan chức chính phủ Việt Nam đến trại tị nạn và cố gắng thuyết phục những người tị nạn trở lại Việt Nam, Hoàng nhận ra sự vô nghĩa của cuộc sống anh đang sống và đồng ý trở về. Sau khi trải qua cuộc chất vấn bởi quan chức tại TP Hồ Chí Minh, anh đã đoàn tụ với người mẹ đã đi vào tận miền Nam để đón anh về nhà.
Vì không được đào tạo chuyên nghiệp cũng như chưa ổn định, anh làm việc như một người lao động lưu động khắp đất nước. Cho đến một ngày anh gặp Bàng Sỹ Nguyên, một nhà thơ-họa sĩ 70 tuổi, người đã nhận ra sự đam mê, cá tính sáng tạo của chàng trai trẻ và khuyên anh trở thành một nghệ sỹ thực thụ.
Năm 29 tuổi, anh đã đăng kí vào trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, và đỗ sau 3 lần thi vào trường. Năm 2003 anh tốt nghiệp và bắt đầu bước vào thế giới nghệ thuật của Hà Nội và tiếp xa hơn.
Hoàng quay lại Campuchia dự định nghiên cứu kiến trúc ngôi đền Angkor Watt cho luận án và bài kiểm tra cuối cùng. Nhưng khi nhận ra sự phân lập trong dòng máu của mình, anh quyết định chấp nhận nguồn gốc Khmer và từ đó nghệ thuật của anh chủ yếu đề cập đến vấn đề này.
Khi đã trưởng thành, Hoàng nói “trái tim anh lớn hơn rồi” và mỗi khi anh quay lại Campuchia anh càng cảm giác là một phần của đất nước, và khao khát cháy bỏng được làm việc với những người nghèo ở đó. Cho đến khi điều này được thực hiện, anh vẫn giữ những cảm xúc và nỗi ám ảnh đã ràng buộc anh với hai quê hương.
Anh đã có ý niệm về những người nghèo bị di dời và trục xuất, và khi anh tham gia vào một lễ hội nghệ thuật ở Phnom Penh trong năm 2008, ý tưởng về chiếc khăn Khmer đến với anh. Một ý tưởng để giúp giải tỏa cuộc đấu tranh nội tâm trong anh về nguồn gốc bản thân, và để tạo sự thấu hiểu văn hoá của 2 dân tộc láng giềng.
Chiếc khăn rằn là biểu tượng của người dân nghèo nông thôn Khmer. Nó từ lâu đã là vật bất ly thân đặc trưng của người Khmer. Lúc đầu Hoàng muốn làm khăn quàng từ đường mía được chế biến từ phía Bắc Việt Nam và đường thốt nốt của Campuchia. Đường cũng để đại diện cho nền văn hóa của hai dân tộc mà như anh đã nói, luôn chảy rất ngọt ngào trong mình.
Phát triển thêm cho kịch bản sắp đặt này, anh nhận ra rằng cần có thêm phương tiện khác để đem lại sự tương phản và anh đã nảy ra ý tưởng về cà phê, cây trồng và thức uống, những thứ mà có ý nghĩa với cả 2 nền văn hóa. Anh lượm lại những bã cà phê đã được sử dụng từ các quán cà phê gần nhà để đại diện nó cho sự tăm tối và cay đắng, những cảm giác thỉnh thoảng được gói gém trong tâm trí anh khi phải đối mặt với sự bỏ rơi hoặc sự biến mất của người cha hay sự dằn vặt luôn ám ảnh anh về cái chết hay sự đầu hàng của người cha trước chế độ Pol Pot.
Chiếc khăn là một tác phẩm ngắn ngủi. Sau khi bị tan chảy, hong khô, đông đặc và bị những cơn gió hè cuốn đi, chiếc khăn đã trở thành dĩ vãng.
Hoàng đã hi vọng một ngày nào đó anh sẽ có thể tái hiện lại chiếc khăn với kích cỡ dự kiến ban đầu 3 x 20 mét. Tôi đã luôn tưởng tượng nó cất lên một khúc nhạc mạnh mẽ trong một triển lãm biennale lớn nào đó hay trong một bộ sưu tập chính thức của một bảo tàng nghệ thuật đương đại có tiếng tăm.
Hơn thế, anh cũng đã nghĩ đến một tấm khăn khác trải bởi máu khô và xương vụn. Thích hợp khi đặt ở một cánh đồng chết tại Campuchia. Ở bất cứ nơi đâu nó cũng có thể trở thành một thông điệp tuyệt vời và đích thực là một tác phẩm nghệ thuật phi thường.
BẢN NHẠC CỦA KHĂN: KVT/ 2014
Chân thành cảm ơn nghệ sỹ Jamie Maxtone–Graham đã giúp đỡ và cung cấp hình ảnh cho tôi trong quá trình nghiên cứu.
Dịch: Nguyễn Hồng Hạnh
Đọc thêm các bài viết của KVT về cố nghệ sỹ Lê Huy Hoàng:
KVT – Ba tuyệt phẩm của nghệ sỹ Bopha Xorigia Lê Huy Hoàng – Phần 2: Mưa
KVT – Ba tuyệt phẩm của nghệ sỹ Bopha Xorigia Lê Huy Hoàng – Phần 3: Bức tường
Kiếm văn Tìm là một người hay quan sát cuộc sống nói chung và những sự kiện về văn hóa tại Hà Nội nói riêng và chia sẻ những chính kiến của mình trên Grapevine. KVT nhấn mạnh rẵng những quan sát và quan điểm cá nhân không phải là ý kiến quan trọng. Xem Hướng dẫn bình luận và hãy chia sẻ các suy nghĩ của bạn vào phần bình luận dưới đây. |