Ngày chiếu phim Đông Nam Á tại Liên hoan Phim tài liệu Châu Âu – Việt Nam
Hà Nội: 16:00, thứ bảy 07/06/2014
Hãng phim tài liệu và khoa học trung ương
–
TP HCM: 14:00, chủ nhật 22/06/2014
Trường Đại học Hoa Sen
Thông tin từ Viện Goethe:
Mời các bạn đến với ngày chiếu phim Đông Nam Á với các bộ phim đến từ Việt Nam, Myanma, Thái Lan, Inđônêsia, Campuchia. Buổi chiếu phim nằm trong khuôn khổ Liên hoan phim tài liệu Châu Âu – Việt Nam 2014.
Đỉnh A Mú Sung (Việt Nam)
2013 // 24 phút
Đạo diễn Lê Tuấn Anh
Ngôn ngữ: Tiếng Việt, phụ đề tiếng Anh
A Mú Sung là một xã ở vùng biên giới cực Bắ c thuộc tỉnh Là o Cai, nơi con sông Hồ ng chảy vào đất Việt. Mả nh đất thân yêu nơi địa đầu Tổ quốc đã chứng kiến bao thăng trầm của đất nước, đã bao bọc, nuôi dươ~ng, thử thách bản lĩnh bao thế hệ chiến sĩ biên phòng. Ở nơi đó, biết bao người chiến sỹ đã hi sinh vì chủ quyền đất nước, bao thầy cô giáo cắm bản đang từng ngày gieo những con chữ cho con em đồng bào người Mông, người Dao…
Đó là chuyện ông Ma Seo Páo cùng 27 hộ gia đình người Mông từ Dìn Chin, huyện Mường Khương đã vượt hơn 100 km
đến mảnh đất nơi ngã ba suối Lũng Pô đổ vào sông Hồng để lập bản Lũng Pô 2 (thuộc xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai); là chuyện tình đẹp như mơ giữa cô giáo Nguyễn Vân Chi và Trung úy Trần Văn; hay sự hy sinh có điều gì đó thật linh thiêng của Trung úy Trần Văn Duẩn…
Buổi chiếu có sự có mặt của đạo diễn.
Nơi nào tôi đi (Campuchia)
2013 // 56 phút
Đạo diễn Neang Ka vich
Ngôn ngữ: Tiếng Campuchia, phụ đề tiếng Anh và tiếng Việt
San Pattica mang hai dòng máu Campuchia-Cameron. Vào những năm 1992-1993, cha anh chuyển tới làm việc tại
Campuchia đúng vào thời điểm diễn ra cuộc bầu cử đầu tiên sau khi chế độ Khmer Đỏ sụp đổ. Từ nhiều năm trước, Pattica được bà ngoại nuôi dươ~ng sau khi cha mẹ anh bỏ đi. Nhưng vì cuộc sống khó khăn, bà buộc lòng phải mang Pattica tới một trại trẻ mồ côi ở Phnôm Pênh. Trong chuyến hành trình khám phá bản ngã của mình, Pattica mô tả lại những sự kỳ thị anh phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày.
Phía sau màn bạc (Myanma)
2013 // 35 phút
Đạo diễn Aung Nwai Htway
Ngôn ngữ: Tiếng Myanma, phụ đề tiếng Anh và Việt
Một chàng trai phát hiện sự thật về hôn nhân của cha mẹ mình, vốn là biểu tượng của điện ảnh Myanma thập kỷ 60. Những cảnh đau lòng trên màn bạc hóa ra lại phản ánh chính cuộc sống thật của họ. Khi chiếc camera lướt qua những bức ảnh đẹp mê hồn thời hoàng kim, nhà làm phim không thể rời mắt, choáng ngợp trước tiếng tăm của bố mẹ mình. Giờ anh đang ghép lại mối quan hệ của họ, coi những thước phim cũ bằng những cái nhìn khác nhau mong tìm ra câu trả lời chưa được giải đáp khi anh còn là một đứa trẻ trong một gia đình tan vơ~ .
Chiếc tivi màu khác (Indonesia)
2013 // 8 phút
Đạo diễn: Yovista Ahtaj ida & Dya ntini Adeline
Ngôn ngữ: Tiếng Indonesia, phụ đề tiếng Anh và tiếng Việt
Chiếc tivi màu khác là bộ phim tài liệu quan sát tương tác về một gia đình diễn ra trước màn hình tivi và mô tả quá trình chiếc tivi trở thành phương tiện đưa những con người ấy thoát khỏi hiện thực họ đang đối mặt. Bộ phim ghi lại những tình huống chân thực về điều kiện văn hóa và kinh tế của một gia đình sống vùng ngoại ô ở Inđônêxia, trong đó, người mẹ là nhân vật trung tâm. Và thật mỉa mai, bà bị bỏ ở nhà một mình với chiếc tivi, cũng là người bạn duy nhất của bà trong gia đình, rồi bà cố gắng chuyển tải đến gia đình những giá trị và quan điểm mình đã xem trên tivi.
Cân nhắc (Thái Lan)
2013 // 20 phút
Đạo diễn Panu Saeng-Xuto
Ngôn ngữ: Tiếng Thái, phụ đề tiếng Anh và tiếng Việt
Tay là một thiếu niên chuyển giới, hay trong tiếng Thái còn gọi là “kathoey”, từ dùng để chỉ cộng đồng người chuyển giới khá được chấp nhận ở Thái. Họ thường thể hiện tính nữ truyền thống và đôi khi được gọi là Giới tính thứ Ba. Các cuộc phỏng vấn với những học sinh có sự đồng cảm và một giáo viên, cũng là một “kathoey”, tại ngôi trường Thiên chúa giáo Saint Joseph Mueang-Ake cho thấy mức độ chấp nhận xu hướng giới tính của Tay. Thế nhưng, mẹ cậu đã kể trong nước mắt rằng một giáo viên cố chấp và hung hãn đã từng đẩy Tay đến ý định tự tử.
Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng (Việt Nam)
2014 // 87 phút
Đạo diễn Nguyễn Thị Thắm
Ngôn ngữ: Tiếng Việt, phụ đề tiếng Anh
Năm 2004, đoàn diễn hội chợ Bích Phụng được thành lập theo tên gọi của trưởng đoàn, chị Phụng. 35 thành viên của đoàn đến từ nhiều vùng miền khác nhau trong cả nước. Phần lớn trong số họ là người đồng tính, ít học, nghèo khổ, không có gia đình hay nghề nghiệp. Họ biểu diễn quanh năm tại nhiều địa phương từ Đà Nẵng đến mũi Cà Mau. Các hoạt động hội chợ của họ bao gồm xổ số, đi tàu điện mini, nhà bơm hơi, vòng quay ngựa gỗ, bóng bay, phi tiêu và bắn súng nhắm vào các thành viên đang hát hay vẽ phác họa.
Buổi chiếu với sự có mặt của đạo diễn.
Vào cửa tự đo đối với tất cả các buổi chiếu phim.
Tải chương trình chi tiết và thông tin về các bộ phim tại đây ̣(đinh dạng PDF).
Đọc thêm:
Điện ảnh tài liệu Việt Nam: Lịch sử và Hiện tại
Phim tài liệu về những nghệ sỹ hát rong đồng tính của nhà làm phim Việt Nam chiếu tại Liên hoan phim của Pháp
Hãng phim tài liệu và khoa học trung ương 465 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội |
Trường Đại học Hoa sen 8 Nguyễn Văn Tráng, Quận 1, TP HCM |
Trong file pdf đề đại học Hoa sen cơ sở Nguyễn Văn Tráng Q1 chứ không phải Cao Thắng Q3.
HanoiGrapevine có thể tìm hiểu giùm mình là phòng nào được không? Đại học rất là lớn, sợ khó tìm.
Chào bạn, Grapevine đã sửa lại thông tin địa chỉ ĐH Hoa Sen, là ở Nguyễn Văn Tráng Q1. Xin lỗi bạn về sự nhầm lẫn này.
Về thông tin phòng chiếu, chúng tôi đang liên hệ với ĐH để tìm hiểu, sẽ cập nhật ngay khi nhận đc thông tin.
Cám ơn bạn đã quan tâm :-)
Chào bạn, các phòng sẽ chiếu phim sẽ là NZ 903, NZ 407, NZ 204 (phòng NZ204 chỉ dùng trong ngày chiếu phim Đông Nam Á thôi, còn lại chủ yếu là 2 phòng kia)