Home Sự kiện Nhiếp ảnh, Phim, Video Buổi chiếu phim “Chùng”- phim ngắn của các nghệ sĩ quốc tế

Buổi chiếu phim “Chùng”- phim ngắn của các nghệ sĩ quốc tế

logo_DOCLAB
chung poster

18:00, thứ bảy 12/07/2014
DOCLAB

Thông tin từ DOCLAB:

Hanoi Doclab, Nối Projects kết hợp cùng Video Data Bank giới thiệu các phim ngắn thuộc thể loại video nghệ thuật thử nghiệm của các nghệ sĩ quốc tế:

· Light house (Ngôi nhà ánh sáng) của Chi Jang Yin, 2009, 16’15, Mỹ

· Track one (Đường chạy) của eTeam, 2011, 1’45, Taiwan

· Time passes (Thời gian trôi) của Nelson Henricks, 1998, 6’34, Canada

· Epilogue: The Palpable Invisibility of Life (Đoạn kết: Tồn tại vô hình của cuộc sống) của Trần Thị Kim Trang, 2006, 13’27, Mỹ

· Annie Lloyd (Annie Lloyd) của Cecilia Condit, 2008, 18’15, Mỹ

‘Chùng’ là một tính từ trong tiếng Việt chỉ một trạng thái của cảm xúc khi suy tư. Trong thời đại ngày nay, mọi thứ trong cuộc sống đều trôi qua quá nhanh chóng khiến con người ít có những giây phút được suy tư và ngẫm nghĩ về một điều gì đó một cách sâu sắc. Những phim trong buổi chiếu này hy vọng có thể mang tới một chút sâu lắng hiếm hoi đó qua cái nhìn của người nghệ sĩ đối với một đề tài nhất định trong cuộc sống.

Sau khi chiếu phim sẽ có phần thảo luận với Nhung đến từ Nối project. Nối Projects là những sáng kiến hợp tác kết nối các nghệ sĩ Việt Nam với những đối thoại và dự án sáng tạo liên ngành nhằm mở rộng các trao đổi về nghệ thuật đương đại.

Thời lượng : 56 phút

Ngôn ngữ : phim chiếu bằng tiếng Anh

Chi Jang Jin – Light house (Ngôi nhà ánh sáng) Bộ phim miêu tả cuộc sống lao động hàng ngày của những công nhân trong một nhà máy tại thành phố Quảng Châu.

Chi Jang Yin là nữ nghệ sĩ video art được biết tới bởi các tác phẩm dạng ý niệm và các tác phẩm tài liệu về đề tài văn hoá Trung Quốc, về quá khứ và hiện tại. Cô thường kết hợp các yếu tố nhiếp ảnh và nghệ thuật trình diễn trong tác phẩm của mình. Cô tốt nghiệp tại Trường học của Học viện Nghệ thuật Chicago năm 2000. Các tác phẩm của cô được nhận giải thưởng tại Liên hoan In-Out tại Poland; Phim xuất sắc nhất về đề tài kiến trúc tại Liên hoan Asolo Art Film Festival, Italy; và giải nhì tại Liên hoan phim Athens International Film Festival, Ohio. Các tác phẩm được chiếu tại Liên hoan Nghệ thuật Châu Á tại Đài Loan, tại Liên hoan phim Los Angeles, và tại Liên hoan Phim tài liệu quốc tế Amsterdam (IDFA).

Track one (Đường chạy) của E-team đưa ra một cách suy nghĩ cô đọng và thú vị về sự tồn tại song song của những khoảng thời gian trong cùng một không gian.

Về e-Team: Thành lập từ năm 2001 do hai nghệ sĩ Franziska Lamprecht và Hajoe Moderegger cùng hợp tác dưới tên eteam. Hầu hết những tác phẩm của họ đều được tạo ra trên những mảnh đất họ mua đuwocj từ ebay hay từ video game trực tuyến Second Life. Các dự án của eteam’s projects được công chiếu tại Art in General, P.S.1, Eyebeam New York, MUMOK ở Vienna, Neues Museum Weimar ở Đức, và nhiều triển lãm nghệ thuật cũng như các liên hoan nghệ thuật khác như Liên hoan Transmediale tại Berlin, Liên hoan Phim tài liệu Đài Loan , Liên hoan Video New York và Liên hoan lần thứ 11 về các hình ảnh chuyển động tại Geneva. Moderegger và Lamprecht nhận được tài trợ từ Art in General, NYSCA, Rhizome, Experimental Television Center, quỹ Henry Moore Foundation, và giải thưởng về nghệ sĩ khởi của Quỹ Socrates Sculpture Park tại Queens. Họ đã được lưu trú có tài trợ tại nhiều nơi như MacDowell Colony, Yaddo, Smack Mellon, Eyebeam, Harvestworks và the Center for Land Use Interpretation. Họ được giải thưởng Creative Capital Grant cho dự án open source Grabeland và giải thưởng Videoförderkunstpreis Bremen năm 2008/09.

Nelson Henricks – Time passes (Thời gian trôi) lấy cảm hứng từ một phần tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Virginia Woolf. Nghệ sĩ Nelson Henricks sử dụng phương pháp time-lapse để khám phá căn phòng của mình và nói về cặp đôi khái niệm vĩnh cửu và phù du.

Nelson Henricks sinh năm 1963 tại Bow Island, Alberta và tốt nghiệp trường Nghệ thuật Alberta. Anh chuyển tới sống tại Montréal, Canada năm 1991 sau khi tốt nghiệp tại trường đại học Concordia, nơi anh hiện nay đang giảng dạy. Henricks cũng giảng dạy tại Đại học Québec ở Montréal và Đại học McGill. Anh là một nhạc công, nhà viết văn, curator, và là một nghệ sĩ được biết tới khắp thế giới với các tác phẩm video art của mình. Các bài viết của anh được xuất bản trên các tạp chí Fuse, Public and Coil magazines, và So, To Speak (Artexte, 1999), Lux (YYZ Press, 2000). Henricks cùng hợp tác viết lời cho video art về nhân chủng học có tựa đề By the Skin of Their Tongues (YYZ Press, 1997) cùng Steve Reinke. Anh nhận giải thưởng của Bell Canada Award về Video Art năm 2002.

Trần Thị Kim Trang – Epilogue: The Palpable Invisibility of Life (tạm dịch: “Đoạn kết: Tồn tại vô hình của cuộc sống”) của nữ làm phim người Mỹ gốc Việt Trần Thị Kim Trang. Đây là phần cuối trong tám bộ phim nổi tiếng của loạt phim The Blindness Series (Series về khái niệm “mù”) đã được giới thiệu tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (Museum of Modern Art). Trong phần phim này, nhà làm phim sử dụng thu âm ghi lại trong những ngày cuối cùng bên mẹ mình trước lúc bà mất và tìm hiểu mối về mối liên kết giữa mẹ và con gái cũng như giữa cái chết và những di ẩn còn lại của những người đã khuất. Trần Thị Kim Trang còn sử dụng những trích dẫn và phông chữ viết tay của triết gia người Pháp Jacques Derrida diễn giải về sự tồn tại của những gì thấy được và không thấy được của ký ức và sự tuần hoàn của cuộc sống.

Trần Thị Kim Trang sinh ra ở Việt Nam và di cư sang Mỹ năm 1975. Cô tốt nghiệp Thạc sĩ tại Học viện Nghệ thuật California và sang tác các tác phẩm video mang tính thử nghiệm từ những năm 1990. Các tác phẩm của cô được trình chiếu khắp nơi trên thế giới. Năm 1999, tám loat phim về “Sự mù” Blindness Series của cô được chiếu độc lập tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (Museum of Modern Art). Các phim trong loạt phim này được chọn lọc trình chiếu tại Bảo tàng Whitney Museum of American Art, tại Liên hoan thứ 46 của Robert Flaherty Film Seminar năm 2000. Các video của cô tìm hiểu về sự mù như những ẩn dụ khác nhau. Loạt phim được hoàn tất vào năm 2006. Trang được đề cử giải thưởng Cal Arts/Alpert Award in the Arts và là một trong những nghệ sĩ được giải của Rockefeller Film/Video/Multimedia năm 2011. Giải thưởng này giúp cô hoàn tất dự Call Me Sugar, một dự án cô viết về mẹ mình.

Trang cũng hợp tác cùng nghệ sĩ Karl Mihail trong dự án Gene Genies Worldwide© (genegenies.com). Những tác phẩm video dạng ý niệm của họ được triển lãm tại Liên hoan Ars Electronica Festival tại Áo, Exit Art, Bảo tàng Tang Museum ở Skidmore College, và những nơi khác. Hiện nay cô là giáo sư giảng dạy tại trường Scripps College.

Cecilia Condit – Annie Lloyd Người nghệ sĩ nói về mẹ mình trong những ngày tháng cuối đời khi bà đã già yếu và sống một cuộc đời trọn vẹn. Video của cô là sự kết hợp giữa những sự kiện tưởng như kỳ quặc và không tưởng với thể loại tài liệu nhằm phá vỡ sự lặp đi lặp lại nhàm chán của đời thường.

Sinh năm 1947 tại Philadelphia, Mỹ, Cecelia Condit tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật Pennsylvania, bộ môn điêu khắc tại trường Cao đẳng Nghệ thuật Philadelphia, và Thạc sĩ về Nhiếp ảnh tại trường Tyler School of Art, Philadelphia. Các tác phẩm của cô được triển lãm rộng rãi tại các gallery và bảo tàng trong và ngoài nước Mỹ như Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (Museum of Modern Art), Centre Georges Pompidou, Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Pháp, và Bảo tàng Nghệ thuật Carnegie và Polaroid Corporation. Trong 30 năm qua, cô đã nhận rất nhiều giải thưởng bao gồm các giải thưởng của quỹ Guggenheim Foundation, Học viện Phim Hoa Kỳ, Quỹ nghệ thuật quốc gia, quỹ Mary L. Nohl Foundation và Wisconsin Arts Board. Cô hiện là giáo sư và là chủ nhiệm ngành học cao học Chuyên khoa về Film/Video/Hoạt hình/và các hình thức nghệ thuật mới tại đại học Wisconsin-Milwaukee.

Video Data Bank là trung tâm lưu trữ và phổ biến về các tác phẩm nghệ thuật ở dạng hình ảnh chuyển động. Thành lập từ năm 1976 tại School of the Art Institute of Chicago (Trường học của Học viện Nghệ thuật Chicago), VDB có bộ sưu tập hơn 5,500 tác phẩm video art của hơn 550 nghệ sĩ đương đại. VDB hợp tác cùng các bảo tàng, gallery, các trường nghệ thuật và các học viện phổ biến các tác phẩm video nghệ thuật, giúp cho công chúng hiểu hơn về các tác phẩm video art và khám phá lịch sử media art qua bộ sưu tập của trung tâm.

Các bạn có thể gửi email đến cho chúng tôi tại [email protected] để đăng ký email nhận thông tin về các hoạt động và lịch chiếu phim của DOCLAB.

logo_DOCLAB
DOCLAB
Viện Goethe Hà Nội
56-58 Nguyễn Thái Học Ba Đình, Hà Nội 
http://www.hanoidoclab.org/

NO COMMENTS

Leave a Reply