Home Sự kiện Mĩ thuật TP HCM – Triển lãm của Nguyễn Văn Đủ và Trần Nguyễn...

TP HCM – Triển lãm của Nguyễn Văn Đủ và Trần Nguyễn Trung Tín

Đăng vào
0
Image designed from artworks ‘Slaughterhouse#07 2016’ by Nguyễn Văn Đủ and ‘Dolores 2016’ by Trần Nguyễn Trung Tín
Thiết kế lấy chất liệu từ tác phẩm Lò Mổ #7 2016 của Nguyễn Văn Đủ và Dolores 2016 của Trần Nguyễn Trung Tín

Khai mạc: 18:30, thứ sáu 17/02/2017
Triển lãm: 10/02/2017 – 09/04/2017
Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory
15 Nguyễn Ư Dĩ, Thảo Điền, Quận 2, TP HCM

Thông tin từ nhà tổ chức:

Mời các bạn đến với triển lãm: “Khi Chất thể chống lại Mơ mộng; Nhục thể chống lại Vô nhiễm; Ý thể chống lại Vật chất – Các khả năng mới của tranh vẽ”, một triển lãm chung của Nguyễn Văn Đủ và Trần Nguyễn Trung Tín, giám tuyển bởi Nguyễn Như Huy.

Trong sự kết hợp lần này, hai nghệ sĩ trẻ hiện đang sống là và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh là Nguyễn Văn Đủ và Trần Nguyễn Trung Tín đã thể hiện được chiến lược của giám tuyển Nguyễn Như Huy nhằm mở ra “một hướng đi mới của tranh vẽ”. Chiếm trọn toàn bộ khu vực sảnh lớn của Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory (gọi tắt là The Factory) là những tác phẩm tranh mang cá tính riêng biệt của từng nghệ sĩ trên vải lụa và canvas. Nghệ sĩ đã tận dụng cách phối hợp chất liệu độc đáo (ví dụ như máu động vật và kết hợp sắp đặt âm thanh) để mở ra một hướng diễn giải mới cực kỳ quan trọng cho những khái niệm và kỹ thuật vốn từ lâu vẫn định hình ‘tranh vẽ’ tại Việt Nam.

Đường nét điêu luyện của Nguyễn Văn Đủ trong các bức tranh lớn trên canvas đưa chúng ta đến những câu chuyện thật đằng sau tác phẩm tại những lò mổ ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh; trong khi tranh lụa của Trần Nguyễn Trung Tín, được trưng bày cùng với âm thanh đặc biệt, đưa chúng ta vào bối cảnh hư cấu mà ở đó, mỗi bức tranh trở thành nhân vật chính trong câu chuyện tưởng tượng của tác giả.

Giám tuyển Nguyễn Như Huy đánh giá: “Đủ và Tín…đã giới thiệu một cách tiếp cận khác cho tranh vẽ. Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất chính là việc cả hai theo tôi đều đã vượt khỏi không gian của trận chiến hiện đại truyền thống, ‘ta’ và ‘họ’ của tranh vẽ để dấn bước xa hơn vào việc tạo ra các khả năng biểu đạt thị giác mới mẻ.”

Nguyễn Văn Đủ
(sinh năm 1986, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam)

Sinh ra tại thành phố Vũng Tàu, Nguyễn Văn Đủ không ngừng tìm tòi, thử nghiệm những phương thức mới để tạo ra nội dung sâu sắc hơn cho các tác phẩm của mình. Tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh khoa Sơn dầu, tranh của Đủ tập trung vào việc khám phá nhận thức cá nhân, được hình thành từ thói quen hàng ngày và ảnh hưởng của nền giáo dục, văn hóa truyền thống tại Việt Nam (xã hội hậu chiến). Đủ đào sâu vào khía cạnh đạo đức và luân lý ẩn đằng sau chủ nghĩa dân tộc và tính bạo lực trong quá trình hình thành chủ nghĩa đó.

Tác phẩm của Đủ chủ yếu là tranh vẽ sơn dầu trên vải bố, màu nước trên giấy. Gần đây, anh bắt đầu các thử nghiệm mới vẽ bằng máu bò và máu người trên các chất liệu khác nhau như giấy và lụa.

Trần Nguyễn Trung Tín
(sinh năm 1992, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam)

Tốt nghiệp khoa Lụa trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, vẽ là cách Tín xem xét một đối tượng và nêu lên suy nghĩ bản thân. Qua quá trình sáng tác, anh đã khai thác và hiểu các khía cạnh của con người, sự việc, kiến thức mới, và quan trọng hơn là hiểu chính bản thân mình. Anh vẽ nhiều tranh thuộc mảng chân dung. Anh xem chân dung của đối tượng trong tranh là chân dung của sự sáng tạo bản thân. Vẽ chân dung là cách cụ thể thể hiện ấn tượng về nhân vật, nhưng đôi khi chân dung chỉ là cớ để thể hiện một cảm giác hoặc nêu lên những suy nghĩ bên trong.

Nguyễn Như Huy
(sinh năm 1971, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam)

Nguyễn Như Huy sinh ra tại Hà Nội, đã tốt nghiệp đại học mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh năm 1997. Anh là một nghệ sĩ thị giác và cũng là giám tuyển tự do. Các thực hành nghệ thuật của anh là sự quan tâm về mối liên hệ giữa hiện tại, quá khứ và sự can thiệp các khoảng không gian ba chiều. Tác phẩm của anh đã được trưng bày rộng rãi ở Nhật Bản, Pháp và Mỹ. Như Huy đã dịch và cho ra mắt rất nhiều tài liệu và lý luận về nghệ thuật đương đại Việt Nam, anh cũng tham gia nhiều buổi hội thảo mỹ thuật trong và ngoài nước, đồng thời từng là diễn giả cho nhiều chuyên đề quốc tế như “‘Mỹ thuật Việt Nam Sau Đổi Mới’ được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ Thuật Singapore (SAM) 2008 và hội thảo về Giám tuyển Châu Á được tổ chức bởi Quỹ Nhật Bản 2010, “Alternative Route: Trao đổi văn hóa và nghệ thuật Châu Á” ở Yokohama, dự án Koganecho Bazaar 2014 cùng một số dự án khác. Vào năm 2015, thơ của anh đã được chọn và đem đi xuất bản trong tạp chí Stand của Anh. Như Huy từng là đồng giám tuyển cho Singapore Biennale 2013 và từ giai đoạn này anh cũng trở thành một phần cố vấn cho dự án dài hạn “Koganecho Bazaar” ở Yokohama, Nhật Bản. Như Huy cũng là giám tuyển khách mời cho Brand New Project 2015, một dự án hằng năm được khởi xướng bởi trường Đại học Bangkok Creative nhằm tạo sân chơi cho các nghệ sĩ trẻ Thái có cơ hội được tiếp xúc với nền Nghệ thuật Đương đại Thái Lan. Năm 2016, anh đồng giám tuyển cho Kuandu Biennale 2016 với vai trò là giám đốc nghệ thuật cùng chuỗi hoạt động ngắn hạn trong vòng 1 năm và liên hoan Trạm Ẩn/Hiện Châu Á 2016-2017 được tổ chức và giảm tuyển bởi Ga 0 ở Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời được tài trợ bởi Trung tâm Châu Á và Quỹ Nhật Bản.

Huy là người sáng lập kiêm giám đốc nghệ thuật của Ga 0 (www.zerostationvn.org). Đây là không gian nghệ thuật phá cách, tổ chức các chương trình lưu trú dành cho các nghệ sĩ quốc tế và cũng là nơi để trưng bày những dự án nghệ thuật trong và ngoài nước.

Ý tưởng mong muốn phát triển Nghệ thuật Đương đại ở Việt Nam của Ga0 gần gũi, cụ thể chứ không phù phiếm, mộng tưởng; có chủ đích chứ không mang tính bộc phát. Ga0 mang sứ mệnh tạo thêm nhiều cơ hội cho các nghệ sĩ địa phương và quốc tế có dịp được đối thoại, suy nghĩ và làm việc về các vấn đề xã hội cũng như văn hóa.

Theo dõi cập nhật trên trang sự kiện.

NO COMMENTS

Leave a Reply