Cà phê Kiến trúc: Đình làng Việt
14:30, thứ bảy 19/08/2017
Cà phê Thứ Bảy
3A Ngô Quyền, Hà Nội
Thông tin từ nhà tổ chức:
Mời các bạn đến với chương trình Cà phê Kiến trúc chủ đề Kiến trúc đình làng Việt với sự tham gia của TS.KTS Hoàng Đạo Cương & TS Nguyễn Hồng Kiên
Chủ trì : PGS,TSKT Phạm Thúy Loan
Từ lâu, giá trị của ngôi đình làng Việt đã được ca ngợi. Vẻ đẹp của kiến trúc đình làng hết sức cô đọng, tập trung và không thể nhầm lẫn với các loại hình kiến trúc cổ khác như đền, chùa, miếu mạo. Kiến trúc đình làng Việt đã trở thành đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu, quảng bá trong đông đảo cộng đồng.
Trong buổi cà phê thứ 7 lần này, hai diễn giả TS Nguyễn Hồng Kiên và TS.KTS Hoàng Đạo Cương sẽ trình bày, giới thiệu những nét đặc trưng về lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật ngôi đình làng Việt cổ. Diễn giả cũng muốn chia sẻ những vấn đề liên quan đến việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị ngôi đình làng trong đời sống văn hóa đương đại.
Vài nét về 2 diễn giả:
TS Hoàng Đạo Cương (sn. 1970) tốt nghiệp chuyên ngành Kiến trúc năm 1993 tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, hoàn thành chương trình Thạc sỹ năm 2002, học vị Tiến sỹ Kiến trúc năm 2008 cũng tại đây. Trong hơn 20 năm hoạt động nghề nghiệp, TS.KTS Hoàng Đạo Cương đã chủ trì thiết kế hàng trăm dự án tu bổ, tôn tạo di tích trên khắp cả nước. Bên cạnh các công việc thực tiễn, TS.KTS Hoàng Đạo Cương tham gia giảng dạy tại Bộ môn Lý luận và Bảo tồn di sản, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Hiện ông công tác tại Trung tâm Thiết kế và Tu bổ di tích TW, nay là Viện Bảo tồn di tích – Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch từ năm 1995.
TS Nguyễn Hồng Kiên tốt nghiệp chuyên ngành Khảo cổ học năm 1981 tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp ông công tác tại Xưởng Phục chế, sau là Trung tâm Thiết kế và Tu bổ di tích TW, nay là Viện Bảo tồn di tích – Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, và hoàn thành học vị Tiến sĩ năm 2002. Năm 2004, ông chuyển công tác đến Viện Khảo cổ học – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Trong hơn 35 năm công tác, TS Nguyễn Hồng Kiên đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài báo về lĩnh vực kiến trúc cổ, mỹ thuật cổ, khảo cổ học. Ông đã tham gia nghiên cứu, trùng tu di tích Khu Phố cổ Hội An, tháp Chămpa – thánh địa Mỹ Sơn từ những năm đầu tiên.
Vào cửa tự do
Theo dõi cập nhật trên trang sự kiện