Home Sự kiện Âm nhạc Đêm trình diễn xuyên ngành “Bên Kia Âm Thanh”

Đêm trình diễn xuyên ngành “Bên Kia Âm Thanh”

Đăng vào
0

20:00 – 22:00, thứ tư 19/12/2018
Xưởng Phim Truyện Việt Nam
4 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Thông tin từ Liên hoan Nhạc mới Hà Nội 2018:

Ở bên kia âm thanh có gì? Bên kia là bên nào, ở đâu trong không gian, làm cách nào để đi được đến đó? Có thể xuyên không gian và thời gian như một nhà du hành vũ trụ để đến được phía bên kia đó không?

“Transdisciplinary” hay tạm dịch tiếng Việt là “xuyên (trans-) ngành (discipline)”, là một thuật ngữ mới dùng để chỉ các tác phẩm và thực hành nghệ thuật không gói gọn trong một loại hình và lĩnh vực biểu đạt. Một tác phẩm âm nhạc có các yếu tố thị giác và không gian, một tác phẩm trình diễn cùng với nhạc có sự tham gia, đồng sáng tạo của khán giả, một tác phẩm có cấu trúc như là kịch nhưng bố cục trừu tượng như một bài thơ, một tác phẩm vừa theo đuổi phát triển tư duy “ý niệm” cùng lúc với mổ xẻ và ứng dụng công nghệ…

Hanoi New Music Festival 2018 giới thiệu trọn một đêm dành cho những thực hành đột phá, mới mẻ ít khi được có dịp xuất hiện tại Việt Nam này:

BÊN KIA ÂM THANH – ĐÊM TRÌNH DIỄN XUYÊN NGÀNH
Địa điểm: Xưởng Phim Truyện Việt Nam (4 Thuỵ Khuê)
Thời gian: 20h00 – 22h00, ngày 19/12/2018

TÁC PHẨM “NHỮNG CÁI TAI ĐANG NHÌN”
của nghệ sĩ Otto Sidharta (Indonesia)

TÁC PHẨM “THƠ TỪ THINH KHÔNG” 2018
của nghệ sĩ Arnont Nongyao (Chiang Mai, Thái Lan)
– Về tác phẩm: “Thơ Từ Thinh Không” là một trình diễn bao gồm âm thanh và hình ảnh chuyển động 2018 (hay còn gọi là điện ảnh mở rộng). Tác phẩm điện ảnh mở rộng này bao gồm các hình ảnh chuyển động của tiếng ồn và ánh sáng, cũng như của âm thanh từ các đồ tự chế trong các tác phẩm trình diễn của Arnont từ năm 2014-2017. “Tôi vẫn luôn hứng thú và nghiên cứu về âm thanh và chú trọng vào tính rung của nó, vì thế phần lớn các tác phẩm của tôi đều mang tính thể nghiệm và ít nhiều liên quan tới tính rung nhằm tìm kiếm giá trị của tính rung được lấy ra từ những thứ có liên kết với nhau – ví dụ như con người, đồ vật và xã hội. Các tác phẩm bao gồm cả một không gian cụ thể với sự tham gia của khán giả. Chúng cũng có kết nối với trạng thái lắng nghe/nghe thấy/nhìn trong một tình huống xã hội nhất định.” – Arnont.

TÁC PHẨM “THE USUAL NEXUS”
của cặp đôi nghệ sĩ Cao Thanh Lan và Gregor Siedl (Việt Nam, Áo): siedlcao.com
– Về tác phẩm: “The usual nexus” là một tác phẩm kịch thể nghiệm kết hợp với nghệ thuật sắp đặt âm thanh. “The usual nexus” – tạm dịch “Những kết nối thông thường” diễn ra trong một phòng thí nghiệm ở một tương lai không xa. Trong viễn cảnh đó, con người đang phục vụ chính sự sáng tạo của mình – Trí tuệ nhân tạo (AI). Con người luôn muốn khắc phục những thiếu sót của mình, như sự thiếu chính xác, thiếu tin cậy và lãng phí thời gian, kết quả là chúng ta luôn hướng tới việc thay thế sự lao động chân tay và thậm chí cả lao động trí óc của con người bằng những cỗ máy.

Trong khi các kịch bản khoa học viễn tưởng thường tô đậm sự xung đột giữa con người và máy móc, coi đó như một mối đe dọa thì “The usual nexus” lại đưa ra một kịch bản nơi mà xã hội loài người nằm dưới sự kiểm soát của trí thông minh nhân tạo và tuân theo chúng một cách vô điều kiện. Vai trò của con người là gì và chúng ta cảm thấy thế nào trong guồng máy chính chúng ta tạo nên? Liệu một ngày nào đó chúng ta có trở thành nô lệ cho những cỗ máy, thứ mà tự chúng ta tạo ra, hay trí tuệ nhân tạo có tiềm năng cứu rỗi chúng ta khỏi chính chúng ta và giúp cho chúng ta theo đuổi một cuộc sống nhân văn hơn với sự nhận thức về bản thân sâu sắc hơn?”

TÁC PHẨM “THE VALLEY IS UNCANNY”
của nghệ sĩ Jiradej Setabundhu (Bangkok, Thái Lan)
– Người trình diễn: Hương DonNa, Tâm Phạm, Tuấn Nị, Trúc Quỳnh
– Về tác phẩm: “Tôi vẫn luôn bị cuốn hút bởi thần thoại Echo (tiếng vọng) trong một thời gian dài. Nguồn gốc của thần thoại Echo chứa đựng nhiều mâu thuẫn và khó hiểu. Ovid đã khắc hoạ Echo như một vị nữ thần, người đã đánh lạc hướng Hera trong việc phát hiện ra những chuyện “ong bướm” của Zeus. Từ đó cô bị nguyền rủa và chỉ có thể lặp lại những lời mà người khác nói với mình. Thất vọng khi bị Narcissus từ chối, Echo dần héo mòn; chỉ còn giọng nói của cô là còn lại. Longus kể lại việc thần Pan đã yêu Echo ra sao nhưng vì ganh tị với tài năng âm nhạc của cô nên đã khiến những tên chăn cừu nổi điên lên và xé xác cô ra từng mảnh. Những mảnh xác của Echo lẩn khuất nơi trần thế vẫn thường vọng lại, nhại tiếng sáo của Pan.

Sự mê hoặc dành cho Echo đã sớm dẫn tôi đến với âm nhạc của Alvin Lucier, đặc biệt là tác phẩm Vespers của ông ấy. Tuy tác phẩm này tương đối vô danh và ít được trình diễn so với các tác phẩm khác, Vespers lại có thể được coi là một trong những tác phẩm hay nhất của Lucier vì nêu bật được tài năng của ông khi mô tả được những đặc tính vật lý của âm thanh theo cách nên thơ nhất. Tác phẩm của tôi ở đây thể hiện sự kính trọng và là một cách diễn giải Vespers của Lucier thông qua việc không chỉ tập trung vào đặc tính vật lý của tiếng vọng mà còn trên phương diện xã hội. Thêm vào đó, tôi cũng hàm ơn cuốn sách tuyệt vời “Cốt cách của Echo” của John Hollander – cuốn sách đã lần ra dấu vết lịch sử của Echo trong cả thế giới vật chất lẫn thế giới thần thoại.

TÁC PHẨM “CHUỖI TẠP ÂM HỖN ĐỘN NHÂN HỌC”
của nghệ sĩ Kai Lam (Singapore)
– Về tác phẩm: “Người nghệ sĩ khám phá một tổ hợp tạp âm như là một nhịp điệu, trong đó nhấn mạnh các nhịp độ khác nhau được tạo ra bởi các nhạc cụ; yếu tố trình diễn sống là quá trình xây dựng các giai điệu, nghịch âm và chất liệu bằng việc sử dụng nhiều nguồn âm thanh khác nhau, như âm thanh sống được thu từ trước đó và các âm thanh ngẫu hứng qua các vòng lặp lại âm nhanh được kích hoạt bởi các ngắt quãng kỹ thuật số, ghi hình trường được thu thập từ các cuộc phiêu lưu tìm kiếm của nghệ sĩ ở các khu vực lân cận và các địa điểm thăm quan kết hợp với máy tổng hợp âm thanh/analog.

Soundscape (“quang cảnh âm thanh”) là những rung động được sắp xếp theo thời gian nhằm biểu đạt những ý nghĩa kết nối với trí tưởng tượng của con người và hướng tới nguồn gốc siêu việt của nó. Vì âm thanh mang tính chất vật lý trong tự nhiên, quan điểm của một người về một âm nhanh nhất định hay một tổ hợp nhiều âm thanh khác nhau thực chất phản ánh quan điểm của người đó về thực tại. Bằng cách khám phá các “phương tiện” âm thanh dưới cách tiếp cận của trình diễn, nghệ sĩ hy vọng sẽ chuyển tải các khám phá của anh thành các mảng âm thanh, hành động được tái diễn giải nhằm làm sáng tỏ các ý niệm mới và phơi bày những tương quan văn hoá giữa sự sống (hoạt động của con người) và sự tĩnh (cấu trúc/không gian kiến trúc). Tổ hợp các âm thanh cũng tiết lộ quan điểm triết học siêu hình của người nghệ sĩ. Tổ hợp các âm thanh cũng tiết lộ quan điểm triết học siêu hình của người nghệ sĩ.”

//

Kết thúc Đêm trình diễn “Bên Kia Âm Thanh”, đi bộ khoảng nửa vòng hồ Tây, cũng vẫn trong khoảng cách đi bộ, sẽ là sự bắt đầu của một chương trình khác nữa với tinh thần và không gian khác biệt hoàn toàn: Night Club Experimental (CLB Đêm Thể nghiệm). Diễn ra liền kề ngay sau đó.

↳ CLB ĐÊM THỂ NGHIỆM: TRÌNH DIỄN THƠ BIẾN DẠNG
giới thiệu Indra Menus (Indonesia), Caliph8 (Philippines), Otomo Yoshihide (Nhật Bản)
Địa điểm: DeN Bar (49 Làng Yên Phụ)
Thời gian: 22h30 – 00h00, ngày 19/12/2018

Hãy tới tham dự cả hai chương trình nhé! Thẻ ra vào của chương trình “Bên Kia Âm Thanh” có thể đăng kí ngay từ bây giờ tại đây còn thẻ CLB Đêm phát hành tại cửa đêm hôm đó!!

Hotline: Ms Thanh (0912431834)

Theo dõi cập nhật tại trang sự kiện

NO COMMENTS

Leave a Reply