Nghệ thuật vị nghệ thuật & nghệ thuật vị nhân sinh – Tranh luận qua lăng kính Roger Fry & John Dewey
14:00 – 17:00, Chủ nhật 22/08/2021
Zoom Meeting
Link đăng ký
Thông tin từ ban tổ chức:
Cùng nối tiếp chuỗi hành trình của các tư tưởng mỹ học với Sunday Art Club trong webinar xoay quanh “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh” – một tranh luận vốn không mới nhưng sẽ được triển khai thông qua lăng kính của nhà phê bình nghệ thuật Roger Fry và triết gia John Dewey, vốn là 2 nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn tới nền nghệ thuật phương Tây thế kỷ 20, tuy nhiên còn khá xa lạ với công chúng Việt Nam.
Nội dung dự kiến:
1. Tiền đề: Tóm lược các tư tưởng mỹ học quan trọng của Châu Âu trước thế kỷ 20
2. Lăng kính Roger Fry
– Nghệ thuật và cái đẹp trong sự thoát ly khỏi đời sống thực dụng
– Cách đánh giá nghệ thuật của chủ nghĩa hình thức (formalism)
– Thị hiếu và vai trò của nhà phê bình
3. Lăng kính John Dewey
– Sự đứt gãy giữa nghệ thuật và đời sống
– Nghệ thuật như là kinh nghiệm – sự phản kháng trước chủ nghĩa hình thức
– Sự hợp nhất của cái Tôi và môi trường xung quanh
– Tầm quan trọng của nghệ thuật trong bối cảnh của nó
4. Những tranh luận về sau
– John Dewey: Từ thẩm mỹ thường ngày (daily life aesthetics) đến sự sến (kitsch)
– Roger Fry: Từ sự duy mỹ (aestheticism) đến chủ nghĩa tinh hoa (elitism)
* Link Zoom sẽ được gửi tới mail người tham gia sau khi hoàn thành các bước đăng ký
Phí tham gia
– Miễn phí đối với nhóm có membership của chuỗi seminar Lịch sử Hội hoạ;
– 50k/người đối với người tham gia không có membership
(thông tin chuyển khoản được ghi ở câu 7 của form đăng ký);
– 25k/người đối với sinh viên
(cần cung cấp ảnh thẻ sinh viên tại câu 6 của form đăng ký).
Lưu ý:
– Form đăng ký sẽ đóng khi nhận đủ số lượng người tham gia.
– Để đảm bảo rằng chúng ta sẽ cùng thảo luận trên một cơ sở nhất định, bạn vui lòng đọc các tài liệu do BTC chuẩn bị. Tài liệu sẽ được gửi tới các bạn sau khi BTC xác nhận được rằng bạn đã hoàn thành việc đăng ký tham gia.
– Nếu như bạn là học sinh trung học, vui lòng liên hệ với Sunday Art Club qua facebook page hoặc email để có thể tham gia miễn phí.
Roger Eliot Fry (16/12/1866 – 09/09/1934) là một họa sĩ và nhà phê bình người Anh, và là thành viên của Bloomsbury Group. Tạo dựng danh tiếng của mình với tư cách là một nhà nghiên cứu theo hướng Bậc thầy Cổ điển, ông trở thành người ủng hộ những phát triển hiện đại của hội họa Pháp, mà ông đặt cho cái tên Chủ nghĩa Hậu Ấn tượng. Ông là nhân vật đầu tiên nâng cao nhận thức của công chúng về nghệ thuật hiện đại ở Anh, và nhấn mạnh thuộc tính hình thức (formal properties) của các bức tranh so với “ý tưởng liên kết” (associated idea) gợi lên trong người xem bởi nội dung đại diện của chúng. Ông được sử gia nghệ thuật Kenneth Clark mô tả là “người có ảnh hưởng lớn nhất đến thị hiếu (taste) kể từ thời Ruskin … Nếu như thị hiếu có thể bị thay đổi bởi một người, thì người đó là Roger Fry”. Thị hiếu mà Fry ảnh hưởng chủ yếu là của vùng văn hóa tiếng Anh, và thành công của ông chủ yếu nằm ở việc cảnh báo giới công chúng học thức về một phiên bản hấp dẫn của những phát triển nghệ thuật hiện đại của lớp nghệ sĩ tiên phong Paris.
Nguồn: Wikipedia contributors.
John Dewey (1859–1952) là một trong những người sáng lập ban đầu của chủ nghĩa thực dụng Mỹ, cùng với Charles Sanders Peirce và William James, và được cho là trí thức Mỹ lỗi lạc nhất trong nửa đầu thế kỷ XX. Các lý thuyết và thử nghiệm giáo dục của Dewey đã có tầm ảnh hưởng toàn cầu, các lý thuyết tâm lý của ông có ảnh hưởng đáng kể trong nền khoa học đang phát triển đó và các bài viết của ông về lý thuyết và thực hành dân chủ đã ảnh hưởng sâu sắc đến các cuộc tranh luận trong các lĩnh vực học thuật và thực tiễn trong nhiều thập kỷ. Ngoài ra, Dewey đã phát triển những quan điểm sâu rộng và thường có hệ thống về đạo đức, nhận thức luận, logic, siêu hình học, mỹ học và triết học tôn giáo.
Nguồn: John Dewey (Stanford Encyclopedia of Philosophy).
Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.