KVT – Nhạc jazz tại Nhà hát lớn
![]() | ![]() |
Thứ bảy vừa rồi, trên đường tới Nhà hát lớn tôi đã băn khoăn không biết là liệu buổi hoà nhạc Jazz của một nghệ sỹ dương cầm Nhật Bản nổi tiếng thế giới và Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam (VNSO) dưới sự chỉ huy của một nhạc trưởng cũng là người Nhật có bị huỷ không sau khi nước Nhật vừa chịu tổn thất nặng nề sau trận động đất xảy ra …cùng ngày hôm đó. Nhưng đêm nhạc vẫn diễn ra như dự kiến.
Đêm diễn có một mở đầu rất xúc động; đặc biệt là đối với những khán giả người Nhật. Theo công bố thì tất cả số tiền vé thu được từ hai buổi hoà nhạc sẽ được dành tặng cho các nạn nhân của trận động đất. Và bạn sẽ thấy thật khó có thể ngăn được những dòng lệ khỏi tuôn rơi khi nhạc trưởng Honna điều khiển bộ dây biểu diễn một một bài điếu ca đầy xúc động hướng tới những người đã khuất và cả những người đang còn sống trên mảnh đất đang phải chịu đựng nỗi đau lớn này. Sau đó, thay vì độc tấu bản nhạc jazz kinh điển của Gene de Paul, nghệ sỹ dương cầm Yosuke Yamashita nói rằng ông sẽ chơi một giai điệu truyền thống của Nhật. Liệu đã bao giờ bạn được nghe một tiếng khóc đầy xúc động và ngẫu hứng như thế cất lên từ một cây đại dương cầm chưa?
Hầu hết khán giả tới nhà hát cổ đó để nghe, và nếu có được những chỗ ngồi tốt, thì có thể xem nghệ sỹ 69 tuổi – Yamashita trình diễn bên cây đàn đại dương cầm với một phong cách khó ai sánh nổi. Phong cách ấy đã giúp ông tạo dựng tên tuổi trên quê hương mình và đồng thời trở thành một nhân vật nổi tiếng trong nhạc jazz thế giới. Không chỉ là một nhà cách tân âm nhạc vĩ đại, ông còn nổi tiếng với phần trình diễn các tác phẩm dương cầm cổ điển cùng các dàn nhạc giao hưởng, và ngoài ngoài bản “Rhapsody in Blue” của Gershwin rất được kỳ vọng, danh sách trình diễn của ông, với một phong cách khó ai sánh nổi đó, còn có cả các tác phẩm của Bach nữa. Ông còn tự thử thách bản thân với những tác phẩm ngẫu hứng sôi động và thử nghiệm những nhạc phẩm nổi tiếng của các nhạc sỹ như Ravel và Dvorak… tôi sẵn sàng trả mọi giá để được một lần nghe ông chơi bản “Bolero” hấp dẫn. Ông cũng đã sáng tác và trình diễn những bản concerto cho piano của riêng mình (giá mà chúng ta may mắn được xem một bản ở Hà Nội nhỉ?) và sáng tác các bản nhạc cho phim.
Với tôi thì phần hay nhất của đêm diễn là sau giờ nghỉ khi Yamashita và VNSO trình diễn “Sudden Fiction” gồm 8 trong số 13 sáng tác cho piano và tứ tấu bộ dây của ông. Để mà biên soạn những tác phẩm này cho toàn bộ dàn nhạc chắc sẽ phải vất vả lắm đây. Tôi thích những bản thử nghiệm như “Beginning”, “Yawaragi”, “Chiasma”, và “Sudden Final” với sự tham gia ngẫu hứng rất tuyệt vời của dàn nhạc ở một vài đoạn….và một chút hoa mỹ của Phillip Glass.
Người nghệ sỹ đã sử dụng cả ngón tay, cánh tay và khuỷu tay để trình diễn trên phím đàn. Tất cả đã đem đến cho khán giả một trải nghiệm nghe (và xem…nếu như bạn đã khôn ngoan đặt trước một chỗ ngồi cho phép nhìn rõ bàn phím) thú vị.
Một trong những điều tuyệt nhất của đêm diễn là được thấy sự thoải mái của các nhạc công dàn nhạc…mặc dù họ vẫn tập trung cao độ khi biểu diễn các tác phẩm nêu trên. Và khi chơi những nhạc phẩm có sự tham gia của bộ đồng, họ xứng đáng được khán giả tán thưởng rất lâu. Lần tới mà biểu diễn với Yamashita thì chắc hẳn họ sẽ hào hứng và nhún nhảy nhịp nhàng như Jack Dorsey hay những chàng trai của Glenn Miller từng thể hiện. Khi trình diễn bản “Happening” và kết hợp một vài tác phẩm cổ điển thành một nhạc phẩm jazz ngẫu hứng, họ đã cười rất tươi (mặc dù phải nói rằng đó là một điều hơi khó thực hiện đối với những nhạc công bộ hơi và bộ đồng)
Một buổi tối thật thú vị. Và những chàng trai tài năng của dàn nhạc tham gia cùng Yamashita trong nhóm nhạc jazz trông cũng rất tuyệt.
Đêm nhạc bắt đầu đầy xúc động, và sau bản encore thú vị khi những tràng pháo tay nồng nhiệt cũng miễn cưỡng tắt dần, chắc hẳn hầu hết khán giả đều hướng suy nghĩ của mình về thảm họa ở Nhật Bản khi rời nhà hát cổ trăm tuổi này.
Các bạn có thể xem trên Youtube video Yamashita biểu diễn rất thành công bản “Greensleeves”
và một phiên bản tuyệt vời của Chiasma mà nhóm tam tấu của Yosuke Yamashita đã chơi từ rất lâu rồi:
Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây. |