KVT – Bị cuốn hút trong dòng nhạc của Schuman
![]() |
ĐỂ NHỮNG ĐỢT SÓNG SCHUMAN CUỐN ĐI
Trước đây tôi luôn tránh nghe những tác phẩm hoà nhạc của Schuman và tôi thấy mừng vì nhờ như thế mà bây giờ tôi có cả một thế giới âm nhạc mới để khám phá.
Tối thứ năm vừa rồi ở Nhà hát lớn, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam (VNSO) có một đêm nhạc Schuman tuyệt đỉnh dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng khách mời Andrea Pestalozza. Bản số 4 của Schuman nhẹ nhàng êm ái, rồi hân hoan đi vào chương một và cứ như thế mê hoặc tôi trong suốt cả một chương dài, liên tục.
Chương thứ hai mở đầu với một giai điệu đẹp đến khó quên của oboe, cello chơi solo và sau đó giai điệu violin solo hoàn toàn khiến bạn choáng ngợp. Hay đến run rẩy! Chả trách là tôi đã trở thành fan hâm mộ như thế!
Schuman viết tác phẩm này năm 1841 rồi chỉnh sửa lại vào đầu những năm 1850. Bản mà chúng ta thường nghe là bản đã sửa, mặc dù Brahms thích bản đầu tiên hơn (đã có rất nhiều tranh cãi giữ ông và Clara – người vợ cứng đầu của Schuman về vấn đề này, và Clara đã thắng). Rất nhiều các nhạc trưởng thấy khó xử khi xác định xem bản nào họ thích hơn, và mặc dù bản sau có vẻ thắng thế nhưng nhiều người vẫn giữ lại một vài yếu tố của bản gốc.
Không lâu sau khi bản số 4 được ra mắt năm 1853, Schuman suy sụp về tinh thần, và dành hai năm trong bệnh viện tâm thần rồi mất không lâu sau đó. Tuy nhiên tình trạng suy sụp của ông không hề mảy may hiển hiện trong sáng tác tuyệt vời này.
Chương thứ ba tuyệt vời tạo nên một cao trào giả sau phần trình bày thú vị của những chiếc kèn trombon, rồi đưa bạn vào một sê-ri những nhịp ngắn càng lúc càng nhanh rồi gấp rút đi vào một phần kết ấn tượng, khiến tim tôi như nhảy múa và chân cũng dậm theo.
Thật tuyệt khi được nghe cả dàn nhạc chơi rất hài hoà trong suốt tác phẩm.
Tôi đã từng nghe người ta phàn nàn là bản số 4 cứ lặp đi lặp lại và nhạt nhẽo. Nhạc trưởng Pestallozza chắc hẳn đã hướng dẫn các nhạc công tránh được điều này và xua tan hết những định kiến hết sức ngớ ngẩn của tôi.
Phần nghỉ giải lao quá ngắn để có thể “tiêu hoá” hết được nhạc Schuman. Tiếng cồng đã đột ngột vang lên, cả dàn nhạc lại về vị trí của mình cùng với hai nghệ sĩ đàn hạc nữa, và chỉnh dây sẵn sàng cho tác phẩm của Debussy và một cuộc du ngoạn khám phá buổi chiều ngắn ngủi của thần điền dã dưới sự dẫn dắt của sáo và những âm rung êm dịu của đàn hạc. Vốn được coi là đã làm thay đổi xu hướng âm nhạc hiện đại, tác phẩm này là một khúc dạo đầu thư thái, đậm chất điền viên trước khi đưa chúng ta mạo hiểm khám phá biển Địa Trung Hải.
Debussy là một số những nhà sọan nhạc yêu thích của tôi và bản La Mer, một tác phẩm luôn được coi là một trong những thành tựu quan trọng nhất của lịch sử giao hưởng, sẽ thú vị vô cùng nếu như được trình diễn bởi một nhạc trưởng và dàn nhạc có năng lực…và hôm chủ nhật vừa rồi nó quả rất thú vị!
Ba bản giao hưởng ngắn đã dẫn dắt chúng ta từ bình minh đến ban trưa trên biển và cuốn chúng ta vào những tâm trạng khác nhau của biển. Rồi khán giả được xem và nghe những đợt sóng vui đùa trên những độ sâu huyền bí và cuối cùng là gợi cho chúng ta nhớ đến hình ảnh ngọn sóng khổng lồ trong tranh Hokusai khi chúng căng lên, cuộn xoáy, rồi biến thành một cơn bão kinh hoàng trong chương cuối.
Một phần trình diễn tuyệt vời xứng đáng được nhận những tràng pháo tay của khán giả….cùng những nụ cười trên gương mặt các nghệ sĩ.
Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây. |