KVT – Manga Kabanga
![]() | ![]() |
MANGA KABANGA
Các hình ảnh trong bài bình luận này được chụp lại để nhắc cho tôi nhớ đến những sắp đặt hay tại triển lãm manga tại Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội vốn còn kéo dài tới ngày16 tháng 6. Trong năm 2010 những tác phẩm này cũng đã góp phần làm nên một triển lãm rất thành công ở Nhật và chúng ta quả thực rất may mắn khi Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản giới thiệu chúng với Việt Nam. Đây có thể được coi là một trong những triển lãm “bom tấn” trong năm nay – một năm mà nghệ thuật thực sự cần thêm sự khuấy động.
Manga có ảnh hưởng rất lớn ở Nhật Bản. Trung bình mỗi sê-ri manga phát hành khoảng nửa triệu bản và có tới tận 300 tạp chí manga khác nhau mỗi tháng. Chúng hướng đến mọi lứa tuổi và mọi chủ đề. Người ta nói rằng manga là sự kế tục cho một loại hình nghệ thuật đã có từ nhiều thế kỷ và là một phần không thể thiếu của văn hoá Nhật Bản…không thể thiếu tới mức mà tác phẩm chính thức được Nhật Bản chọn tham gia triển lãm Venice Biennale năm nay chính là những trình chiếu manga hoạt hoạ do nữ nghệ sỹ 36 tuổi – Tabaimo – thực hiện.
Nhà phê bình nghệ thuật Laura Cumming đã nhận xét rằng: “Nhật Bản đã đem tới những hình chiếu khổng lồ của Tabaimo – một sự kết hợp giữa manga hoạt hoa và Hiroshige trên acid – đổ xuống các bức tường cong bằng gương trong một thế giới tưởng tượng đến choáng váng của một Nhật Bản đang “lùi dần vào sự cô lập bất chấp toàn cầu hoá” (theo lời người hoạ sỹ) (tạp chí Người quan sát, 5 tháng 6)…các bạn có thể bấm vào đây để xem một ví dụ.
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=Sbh2evhG3AA&feature=related[/youtube]
Tôi đã từng đọc ở đâu đó (tôi đã định lưu lại nguồn tin!) là nhà văn Nhật – Haruki Murakami – cho rằng sau những vụ nổ hạt nhân huỷ diệt và sau thất bại của Nhật Bản tại thế chiến thứ 2, manga đã khoác lên mình vẻ ngây thơ và đơn giản của trẻ con để khắc hoạ sự tái nhập của người Nhật vào một thế giới đã thay đổi và đầy rối rắm, và chính sự ngây thơ này đã khuấy động cả thế giới với những truyện tranh hoạt hình như Astro Boy hay trò chơi video Pokemon…và còn tiếp tục mở rộng ảnh hưởng của nó ở nhiều lĩnh vực khác. Sê-ri truyện và phim “Chạng vạng” với những nhân vật trinh khiết nhưng đầy hấp dẫn giới tính chẳng phải cũng chính là manga đó sao? Những người mẫu “ái nam ái nữ” như Andrej Pejic của làng thời trang cũng chính là hiện thực mang nét manga.
Triển lãm “Không gian mới của Manga” của Quỹ giao lưu văn hoá Nhật Bản tại Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội là một triển lãm tuyệt vời. Triển lãm lớn và trải khắp cả 2 tầng. Có vẻ như triển lãm hướng đến khám phá nghệ thuật truyện tranh Nhật Bản hiện đại và đã được PR chủ yếu tới đối tượng thanh thiếu niên, đồng thời các tác phẩm trong triển lãm cũng có thể được hiểu theo lớp nghĩa bề ngoài. Nhưng mặt khác thì một khán giả nhanh trí có thể nhận ngay ra những thông điệp mang tính xã hội hàm chứa trong đó.
Cuối tuần trước tôi gặp một sinh viên trường Đại học Mỹ thuật có thái độ định kiến với manga và thái độ này khiến anh ta gạt bỏ triển lãm bằng một cái phủi tay và còn tự đắc là mình không phải xem nó. Nếu tôi là giảng viên của trường đó thì tôi sẽ yêu cầu tất cả các sinh viên phải xem triển lãm này để họ được trải nghiệm một số sắp đặt tuyệt vời. Đây là một trong những triển lãm tốt cả về mặt giám tuyển và về mặt ý tưởng mà không một họa sỹ triển vọng nào nên bỏ lỡ chỉ vì sự cứng đầu của mình
Đây là một triển lãm có tính phổ quát cao, dành cho mọi lứa tuổi và đặc biệt là trẻ em. Phòng đọc là một ý tưởng rất tuyệt và những buổi hoà nhạc cuối tuần cũng rất cuốn hút.
Tôi hoàn toàn khuyến khích mọi người nên tới xem triển lãm này…và sẽ thật ngớ ngẩn nếu bạn có con lớn mà không cho chúng theo cùng. Nếu bạn nhận là thích nghệ thuật mà lại bỏ lỡ triển lãm này thì chắc là đầu bạn… có vấn đề. Còn nếu bạn là một người thi thoảng mới đi xem nghệ thuật thì đây chính là một trong những cơ hội cho bạn đấy!
Triển lãm cũng có catalog và tờ rơi bằng tiếng Việt rất hay.
Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây. |
Dear KVT, thanks for your stimulating review.
Yes here in Hanoi, I believe that the exhibition can be
enjoyed not only as an entertainment but also as one
example how to install artworks in Vietnam Fine
Arts Museum, with one curatorial theme.
To confess, what I want to see there is not foreign artworks,
not Japanese artworks, but a series of Vietnamese
contemporary artworks, curated by a young curator.
I do hope it will come true soon : )