Home Sự kiện Mĩ thuật KVT – Sự giãi bày

KVT – Sự giãi bày

Đăng vào
0

Vào phòng xưng tội

Tôi trở lại Hà Nội sau hai tháng ở vùng khí hậu mát mẻ hơn và được thưởng thức những bữa tiệc múa đương đại cùng một đôi “liều” Mahler. Đại nhạc hội Anh Quốc cũng đem đến một thực đơn tráng miệng khá ngon.

Máy bay của tôi đáp xuống trễ một tiếng nên tôi không thể xem đêm cuối của chương trình Múa đương đại “Châu Âu gặp Việt Nam” – một chương trình có vẻ nổi bật trong số các sự kiện văn hoá năm nay. Nhưng tới chủ nhật thì tôi đã gần như không còn mệt mỏi sau chuyến bay dài nên có thể đến thưởng thức và suy ngẫm về sắp đặt video của Trương Quế Chi ở Viện Goethe.

Tại triển lãm Venice Biennale năm nay, Vernon Ah Kee – một người thổ dân Úc – đã đại diện cho đất nước mình với một sắp đặt đa phương tiện và trong một cuộc phỏng vấn anh có nói rằng, “nghệ thuật là phải đặt ra những câu hỏi, nếu không thì nó không làm tròn nhiệm vụ của mình. Nghệ thuật không thể chỉ đẹp mắt thôi vì đó chỉ là vẻ bề ngoài.” Tôi nghĩ là Trương cũng sẽ đồng ý với nhận định này và tôi sẽ viết bài bình luận nhằm tìm hiểu một đôi câu hỏi lập tức nảy ra trong đầu mình.

Không phải tác phẩm của Trương không đẹp! Cô đã sắp đặt một phòng xưng tội riêng biệt trong một phòng triển lãm được làm tối và mời từng người xem bước vào qua một tấm rèm, có trải nghiệm riêng, tương tác với ý tưởng của cô.

Dọc mỗi bên trong không gian sáng lờ mờ ấy là 4 màn hình TV, mỗi cái đang chiếu lặp lại hình ảnh của những người ở các độ tuổi và giới tính khác nhau. Xem ra họ đang “xưng tội” và những lời xưng tội của họ bị làm méo tiếng tràn ngập không gian như tiếng vỗ của những đôi cánh vô hình. Người xem sẽ bị cuốn hút bởi những khuôn mặt trên màn hình và mặc dù ta không thể hiểu được họ đang nói gì, khuôn mặt của họ khó mà quên được.

Ở cuối phòng xưng tội như chiếc hộp đen đó là một chiếc ghế gỗ, được chiếu sáng bởi một chiếc đèn từ trên rọi xuống giống như thường thấy ở một nơi xét hỏi, và tôi nhận ra rằng đây chính là nơi những người với những tâm tư chất chồng có thể ngồi xuống và thú tội….nhưng người giải tội lại là một màn hình TV đen ngòm.

Trương đặt tên cho triển lãm là “Đi đến nơi mà ta muốn quên đi” và với tôi thì ở một góc độ nào đó, nó có thể tượng trưng cho một nơi an toàn mà các cá nhân có thể bộc lộ tâm tư và để những ký ức không vui lại phía sau, gỡ bỏ và tha thứ. Nhưng lại còn đó, chiếc ghế thẩm vấn và những lời thú tội được ghi lại trong các video, nên tôi cảm thấy nôn nao trong bụng rằng đây có lẽ không phải là một phòng xưng tội đơn thuần mà là nơi thẩm tra, ở đó các ký ức bị đánh cắp mất. 

Nếu gắn biểu tượng này với “Công giáo” thì có lẽ sẽ gây nhiểu lầm bởi ý tưởng này có thể được áp dụng rộng rãi trên khắp các lĩnh vực văn hoá, chính trị, và những lĩnh vực không liên quan gì đến tôn giáo. Nhưng đây quả là một cách tuyệt vời để giới thiệu một khái niệm rồi thả ra một hộp đầy những câu hỏi để các khán giả thông minh có thể sử dụng làm mồi nhử cái đầu đầy rẫy câu hỏi của họ.

Một trong những tác phẩm nghệ thuật vô cùng phù hợp cho một cuộc thảo luận nhóm!

Một tác phẩm đậm chất sân khấu và cũng rất giàu chất thơ. Thành thật xin lỗi Trương nếu tôi có hiểu sai tác phẩm đầy hiệu quả của cô. Trương còn rất trẻ, mới chỉ 24 tuổi nên tôi có thể đoán rằng cô sẽ còn có thêm những tác phẩm nghệ thuật mà đằng sau vẻ ngoài hấp dẫn của chúng là những câu hỏi hết sức tinh tế.

Nếu bạn muốn ghé thăm phòng xưng tội đó thì tôi sợ là quá muộn rồi vì triển lãm diễn ra khá ngắn và sẽ kết thúc vào ngày 13.

Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây.

NO COMMENTS

Leave a Reply