Home Event Listings Art Cơ thể chuyển ‘dịch’ | Cắc cớ cùng Choreogra:free LAB

Cơ thể chuyển ‘dịch’ | Cắc cớ cùng Choreogra:free LAB

18:00 – 20:00, Thứ ba 11/01/2022 (Giờ Việt Nam, GMT+7)
Trực tuyến trên Zoom
Link đăng ký

Thông tin từ ban tổ chức:

Thương mời bạn tham gia tiệc trò chuyện mở cùng các thành viên và cố vấn của chương trình Choreogra:free LAB 2021. Tiệc này sẽ giới thiệu ‘kết quả’ của quá trình gặp gỡ và trao đổi về ‘biên đạo’ giữa 14 người tham gia, 03 người quan sát cùng 07 cố vấn sau 09 phiên làm việc trải đi từ ngày 19/12/2021 đến ngày 05/01/2022. Cuộc trò chuyện sẽ xoay quanh những ý tưởng mới được nảy sinh, những cắc cớ tiếp diễn, những đối chiếu/tự vấn/phản hồi của người tham gia về chính thực hành nghệ thuật của họ, khởi đi từ những chủ đề khác nhau đã được đưa ra bàn thảo trong suốt quá trình gặp gỡ.

* Tại tiệc trò chuyện này, bạn sẽ nghe tiếng nói của:

Người tham gia:
– Lem Lem Trag – nghệ sĩ trình diễn, thị giác
– Hang Hang – nghệ sĩ liên ngành, sân khấu, đa giác quan
– Đoàn Thanh Toàn – nghệ sĩ chuyển động, trình diễn, người viết
– Trần Minh hải – biên đạo múa, nghệ sĩ chuyển động
– Trần Minh – diễn viên múa
– Mai Huyền Chi – nhà làm phim, biên kịch
– Nhi Lê (Sam) – nghệ sĩ trình diễn
– Hồng Sâm – nghệ sĩ chuyển động
– Oanh Nguyễn – diễn viên múa

Điều phối: Trà Nguyễn và Võ Quốc Anh

Quan sát, phản hồi: Nguyễn Chung, Ngô Thanh Phương, các cố vấn và thành viên khác.

Bật mí khung chương trình:

Bên cạnh màn chào hỏi và chia sẻ chung về chương trình Choreogra:free LAB 2021, trò chuyện Cơ thể chuyển “dịch” mời bạn vào không gian đối thoại mở xoay quanh hai cụm chủ đề chính:

Cụm 1: Tọa luật chơi cho “cơ thể” chuyển động???

Tâm sự cùng Lem Lem Trag và Hang Hang về trò chơi “Nối bóng”- đã được thực hiện trong quá trình tham gia Choreogra:free LAB 2021. Bằng cách đặt nhiều câu hỏi về mối quan hệ giữa “vùng tối, bóng tối, ánh sáng”, Hang Hang và Lem Lem Trag muốn gợi mở cho người chơi về những vùng tối của riêng mình, từ đó nối bóng tối từ nơi này đến nơi khác, mở ra những vùng không gian mới của sự tưởng tượng.

Buổi chia sẻ sẽ gợi mở những bàn thảo về cơ thể chuyển động, về ‘score’*, về ‘trình diễn/biên đạo’ trên giấy , về mối quan hệ giữa người làm ‘biên đạo’ và diễn viên….

*’Score’ (‘Bản kí tự ’) có thể được biểu hiện, đọc và lưu giữ qua dạng văn bản, chuyển động cơ thể, âm nhạc,…,được sử dụng như những chỉ dẫn tới chuyển động/hành động để tìm cảm hứng, tạo ra những chất liệu và gợi mở không gian trải nghiệm để ‘chơi’ giữa cá nhân hoặc nhóm. ‘Score’ được tạo ra mang tính khả thi có thể lặp lại bởi nhiều người khác.

Cụm 2: Camera, nhìn gì qua “cơ thể”?

Phần chia sẻ và thảo luận này xoay quanh các cách tiếp cận khác nhau về mối quan hệ hay nói cách khác, những khả năng của mối quan hệ giữa camera và ‘cơ thể’, được khơi mở qua phần chia sẻ của:

* Nhi Lê và Mai Huyền Chi – vè dự án “White Call”
“White Calls là một sự soi chiếu giữa hai ngôn ngữ: trình diễn và điện ảnh, chất vấn mối quan hệ giữa cơ thể và camera/ máy quay của nhà làm phim Mai Huyền Chi và nghệ sĩ trình diễn Nhi Lê, được thực hiện trong thời gian giãn cách (lockdown) khi cả hai chỉ có thể tương tác và kết nối qua một căn phòng ảo (online). Hai nghệ sĩ sẽ chia sẻ cảm nhận của mình trong quá trình thực hiện dự án.”

* Trần Minh trình chiếu và thảo luận về video “Thời gian và thân thể”, được thực hiện trong quá trình tham gia Choreogra:free LAB 2021

* Trần Minh Hải chia sẻ về vở múa đương đại A|woman và những suy nghĩ đằng sau ý tưởng trình chiếu online một tác phẩm đã premiere trên sân khấu vật lý.

Choreogra:free LAB là một chuỗi gặp gỡ trực tuyến dài 3 tuần, được xây dựng và tổ chức bởi MORUA (Việt Nam), tiếp nối chuỗi nghĩ ngợi về thực hành ‘biên đạo’ và nghệ thuật ‘liên ngành’ ở khu vực Đông Nam Á trong khuôn khổ chương trình SEACN#4 (Mạng lưới biên đạo múa Đông Nam Á 2021-2022), do Kelola Foundation khởi xướng, với sự hỗ trợ của Hội đồng Văn hoá Châu Á (Asian Cultural Council) nhằm mục đích nâng cao sự hiểu biết quốc tế thông qua các trao đổi văn hoá nghệ thuật. SEACN#4 có sự tham gia của bốn nước Indonesia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Tiếp nối chuỗi chương trình riêng lẻ của từng nước là Diễn đàn nghệ thuật khu vực (Regional Forum), với nỗ lực cùng phát triển mạng lưới nghệ thuật biểu diễn đương đại Đông Nam Á.

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.

Similar Articles

NO COMMENTS

Leave a Reply