Bộ ba đáng xem
![]() | ![]() |
Tôi ước gì mình đã đi xem triển lãm nhóm của Tạ Đình Khiêm, Ngô Hùng Cường và Đinh Quốc Vũ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sớm hơn trong tuần này. Triển lãm sẽ đóng cửa vào ngày Chủ nhật và đây là một trong những triển lãm rất đáng xem.
Vào cuối năm 2008, Tạ Đình Khiêm và Đinh Quốc Vũ đã có triển lãm đôi tại Mai Gallery và tôi thực sự thích các tác phẩm của họ. Có thể nói rằng Đinh Quốc Vũ là phát hiện về hội họa trong năm đó. Sang năm 2009 anh đã vượt qua chính mình. Tranh của anh thoáng và nhẹ nhàng, ghi nhận những khoảnh khắc và những điều bình dị trong cuộc sống đời thường và ở những vùng nông thôn Việt Nam. Các tác phẩm tràn ngập đầy đam mê, đáng yêu và trong trẻo. ‘Bữa ăn cho hai người’ là một trong những tác phẩm điển hình trong nhóm các sáng tác nổi bật gần đây của anh. Thật đáng sưu tập, và tôi tin rằng nếu tôi chọn ra trong danh sách tác phẩm tuyệt nhất trong bộ sưu tập của mình, anh sẽ là một đối thủ đáng gờm.
Các bức tranh khổ lớn của Tạ Đình Khiêm một lần nữa thực sự lôi cuốn. Anh sử dụng màu đen rất nhiều và gần như có cả một lớp nền đen trên bức tranh. Và tôi không biết nữa, liệu ta nên “đọc” những bức tranh này theo cách: ánh sáng đang bị nuốt bởi màu đen, hay màu đen đang dần dần chinh phục ánh sáng? Rất nhiều người thích những bức trừu tượng hình học đan thành lưới hay lỏng lẻo với màu chủ đạo, nhưng tôi lại say sưa với những bức tranh kiểu bí ẩn bị giấu kín. Các tranh bộ ba cũng thú vị nhưng bức yêu thích của tôi là “Ánh trăng” với tia sáng màu vàng xuyên qua tấm toan. Chẳng hiểu sao mỗi khi xem các bức tranh có màu đen của Tạ Đình Khiêm, cái tên Anselm Kieffer lại xuất hiện trong tâm trí của tôi một vài giây, và tôi thích điều đó. Chà, nó cũng giống như là một tia sáng được đan qua màu đen của não vậy.
Các bức tranh theo trường phát chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng của họa sĩ Ngô Hùng Cường quả là thú vị và tràn đầy năng lượng. Tác phẩm với con cá lớn của anh đã hấp dẫn tôi và nếu tôi mà là kiến trúc sư của một nhà thờ Thiên chúa giáo hiện đại hay một nhà nguyện, tôi sẽ coi hai là điểm trọng tâm. Tôi cho rằng bức “Ý chí của cá 2” là tác phẩm điển hình. Các bức tranh cỡ nhỏ không hấp dẫn tôi cho lắm.
Quả là một triển lãm tuyệt vời từ ba nam tài năng trẻ.
Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây. |