Home Sự kiện Mĩ thuật KVT bình luận về triển lãm “Người trong thành phố”

KVT bình luận về triển lãm “Người trong thành phố”

Đăng vào
0
kvt-21-300

Tuần qua là một tuần khá trầm lặng và buồn tẻ với các phòng tranh, cho đến sáng thứ bảy, khi tôi đến Goethe với mong muốn được xem triển lãm của Phạm Ngọc Dương mang tên ‘Người trong thành phố’. Sở dĩ tôi có kì vọng đó là bởi tôi đã xem triển lãm mang tên Maggots (tạm dịch: Những con ròi) khi anh tổ chức triển lãm quanh một bảo tàng ở Singapore.

Và tôi đã không thất vọng! Nếu như các tác phẩm sắp đặt của Phạm Ngọc Dương là tiền thân của thứ nghệ thuật nằm trong các cửa hàng dành cho chúng ta năm nay, thì chúng tôi sẽ được một năm đầy kỳ quan. Tâm trí bạn có thể sẽ bị phủ đầy bởi những thứ mà các phòng tranh tung ra, với những tuyên bố nghệ thuật lặp lại nhàm chán và tung hô quảng bá cho các phòng tranh, thì Phạm Ngọc Dương đã đưa ra một thứ tiêu chuẩn thực sự chất lượng mà các nghệ sĩ và các phòng tranh phải làm việc thực sự nghiêm túc mới đáp ứng được.

Tất cả các nghệ sĩ và các phòng triển lãm tốt hơn hết là nên hãy xem tuyên ngôn triển lãm của Phạm Ngọc Dương. Gọn gàng, không tự đắm mình trong những thứ như cái đẹp hay những cái gọi là tâm linh… mà lại dễ hiểu. Không khoa trương hay những buổi nói chuyện phiếm nghệ thuật.

canvas-350

Ý tưởng nghệ thuật nên mang ý nghĩa là ý tưởng, những ý tưởng tốt. Ý tưởng làm bạn luôn tươi mới, trẻ trung. Tôi đồng ý với một tờ báo ở Úc cho rằng những người thực hiện nghệ thuật ý niệm nên có chút hoang dã, thô lỗ, lãng mạn, lúng túng, khải huyền, chính trị, mộc mạc (tất cả, một số, hoặc một) *.

Triển lãm của Phạm Ngọc Dương quả là một triển lãm nghệ thuật ý niệm tuyệt vời. Thật tiếc là các tác phẩm điêu khắc xuất chúng lại cần phải được thưởng thức ở một độ gần nhất định, rất gây chú ý và những tấm toan thật đẹp… nhưng lại làm phá vỡ không gian khi có một đoạn nghỉ, khoảng trống trong không gian triển lãm vốn có tầm nhìn xa và khuyến khích việc định hướng các nghệ sĩ và nghệ thuật tầm cỡ tương tự.

transformer-550

Khi bạn bước vào phòng tranh và nhìn thấy tấm hình “Tranformer” (người chuyển đổi) khổng lồ che lấp không gian, bạn hẳn sẽ lập tức nghĩ đến Jeff Koons nhưng phần điêu khắc ấn tượng Dương đã vượt qua cả Koons. Sẽ cần thời gian để dạo quanh và nghe hết các truyện cổ tích ấy. Đầu của một đứa trẻ đang bị đẩy ra khỏi âm đạo, phần khác thì đang được ép vào thế giới, các cơ quan khác đang méo mó thì ngoằn ngoèo quanh cánh tay, chân và thân. Đó là một tác phẩm trên cả hấp dẫn.

Nhóm các học sinh trung học thì xếp thành các hàng thẳng lối, ép vào các khối cá nhân hoàn toàn choán hết tất cả, và mỗi khán giả thông minh sẽ có cách diễn giải của chính họ về tác phẩm điêu khắc tuyệt vời này.

student-550

Tại sao tôi lại nói nhiều điều khác biệt đến vậy, ngoài mục đích khuyến khích bạn đi xem triển lãm này? Triển lãm này xứng đáng với điểm hai mươi trên mười, và nếu bạn biết rằng Phạm Ngọc Dương mới chỉ 33 tuổi, bạn biết rằng có thể triển lãm sẽ tốt hơn nữa kia. Dương là một nghệ sĩ tầm cỡ quốc tế. Transformer (Người thay đổi) của Phạm Ngọc Dương và các học sinh của mình… có thể đứng độc lập hoặc là một phần trong tiến trình cùng thực hiện tác phẩm sắp đặt… phù hợp với bộ sưu tập quan trọng của bất cứ bảo tàng nào.

Hãy đến xem và thấy nghệ thuật trở lại

* Elizabeth Farrelly, Syndney Morning Herald, 09/01.

Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây.

NO COMMENTS

Leave a Reply