KVT khám phá phòng tranh ở Âu Cơ
![]() | ![]() |
Tôi vừa khám phát một phòng tranh thật sự tuyệt vời, thú vị hết sức. Nó ở đường Âu Cơ, đoạn xuống ngõ 124 dẫn tới chợ Tự Liên cũ và xuống chỗ mấy cây quất đang sẵn sàng cho dịp Tết sắp tới và dẫn tới bãi bồi bên sông, nơi một ngôi làng bên hai bờ sông Hồng tấp nập buôn bán gốm sứ, một điểm mà bạn không nên bỏ lỡ chút nào… nhưng nếu bạn mà đi quá chợ, bạn đã đi quá xa khoảng 20m mất rồi. Ngõ đầu tiên bên phải, ở góc trái, chính là phòng tranh Âu Cơ.
Một phòng tranh khá rộng, với tất cả không gian ở một tầng, và nếu tôi là một nghệ sĩ muốn triển lãm, chắc chắn đây là nơi mà tôi muốn thể hiện các tác phẩm của mình.
Triển lãm mang tên Những con đường tự vấn, giới thiệu các tác phẩm của mười nghệ sĩ tài năng quan tâm đến chủ đề này. Tác phẩm được trình bày vô cùng hay. Không gian rộng tới mức không có tác phẩm nào quá gần tác phẩm của nghệ sĩ khác, và mỗi tác phẩm đều có không gian để thở nhịp đập của riêng mình (một điều hiếm thấy trong nền nghệ thuật hiện tại của chúng ta).
Một trong những điều tôi thích nhất trong triển lãm khá cân bằng này là tác phẩm sắp đặt rất chắc chắn và thông minh, Chiếc hộp Hồng, của Nguyễn Xuân Long. Nó vượt qua những thứ tin tức thời sự giật gân mà chúng ta hay “tiêu hóa” hàng ngày, để có thể ngồi thư giãn trong thế giới màu hồng mộng mơ của mình. Quả là tuyệt! Và nếu bạn có thể quên đi ánh sáng của phòng tranh và để cho chiếc hộp tự tỏa sáng, bạn sẽ thấy thực sự ấn tượng.
Toàn bộ triển lãm đã được giám tuyển một cách rất thông minh. Khi bạn bước vào phòng tranh và cảm thấy bị choán ngợp bởi tờ giấy dài và nền đá của Nguyễn Sơn, bị “chèn ép” bởi bức tranh bộ ba khổ lớn, đen trắng của Trần Nhật Thăng, bạn sẽ thấy rằng toàn bộ phần còn lại của triển lãm quả là hay!
Các tác phẩm trên toan của Vũ Hán Nguyên và Lã Như Lan thật đáng ngạc nhiên, còn ba tấm chân dung đang nổi lên hay tràn ra do Phương Quốc Trị sáng tác, có thể làm đám đông hài lòng và tôn vinh là các tác phẩm 3D xuất sắc. Các bức sơn mài treo tường của La Huy thì thật hấp dẫn và có lẽ sẽ bổ sung hoàn hảo cho bộ “Cá chép trông trăng” bằng sơn mài kim loại của Phi Phi Oanh.
Tôi yêu phần sắp đặt gỗ và tre, “Bảo tồn” của Đặng Thị Khuê… đặc biệt là chi tiết người ngồi rất Việt Nam, với hai chân trên một tấm gỗ thấp, với hai tay đặt lên bàn.
Phi Phi từng tuyên bố rằng “chúng ta không thể thấy những gì chúng ta muốn thấy dù nó có thể ở ngay trước mắt mình”. Đó có thể là một cách nói hình ảnh cho tác phẩm sắp đặt hơi hướng chủ nghĩa thiểu số, “Ảo tưởng về tính khách quan” của Phạm Trần Lê, làm nhiều khán giả thích thú.
Triển lãm và khu vườn quả là tuyệt, và tôi mong nó sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong các phòng trưng bày tư nhân. Tôi nghĩ có lẽ chất lượng và sức hấp dẫn của phòng tranh này sẽ làm nhiều phòng trưng bày hàng đầu phải “chạy đua”. Không biết phần thắng sẽ thuộc về ai nữa?
Bất cứ nghệ sĩ hay người yêu nghệ thuật nào cũng nên ghé qua triển lãm và phòng tranh này. Đáng lắm bạn ạ!
Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây. |
Dear KVT,
I came to this gallery this evening, before I was able to read this review. And what a wonder it was to relive those moments again. The gallery simply blew my mind off all over the walls.
And about the pink box, I think there was a slight re-arrangement as the picture in the info note was different from the actual scene. But still, it was majorly impressive.
Hope to see you around.