KVT – “Gừng càng già càng cay”
![]() | ![]() |
Cứ mỗi tháng ít nhất một lần tôi đi lang thang qua Nhà Triển lãm Mỹ thuật tại 16 Ngô Quyền, ở gần phía góc giao với đường Tràng Tiền. Còn tháng này, có một triển lãm rất đáng để tôi dừng lại mà vào xem.
TRÊN TẦNG 2 có một triển lãm thực sự hay ho sẽ tiếp diễn cho đến sau Tết. Đó có vẻ là triển lãm nhìn lại cuộc đời sáng tác của một nghệ sĩ Việt Nam đáng kính từ những năm chiến tranh chống Mỹ đến hiện tại và rất đáng để ghé qua xem.
Đỗ Hiền sinh ra vào năm 1943 và sau khi tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, ông là họa sĩ cho đoàn ca kịch Hải Phòng. Trong chiến tranh, ông là lính tăng thiết giáp và xạ thủ bắn máy bay và ghi lại chứng tích chiến tranh qua các tác phẩm bản vẽ và tranh vẽ. Sau chiến tranh ông là phóng viên cho một tờ báo quân đội và họa sĩ cho một kênh truyền hình Việt Nam…. Tôi gặp ông ta trong khi ông đang đề tên cho các tác phẩm của mình. Ông là một người thân thiện, tràn đầy năng lượng và chắc chắn bạn sẽ mong ai đó ghi chép lại những câu chuyện lịch sử không chính thống truyền miệng từ những người như ông- và thế hệ của ông.
Tiêu đề của triển lãm là Nhịp điệu cuộc sống với những tác phẩm trên toan và sơn mài rất vui tươi, tràn trề niềm vui và những chuyển động của cuộc sống. Tác phẩm bữa tiệc khiêu vũ sẽ khiến bạn muốn học điệu tango. Hình ảnh đường phố khoáng đạt của ông làm bạn muốn mình có mặt giữa bức tranh ấy.
Thật tiếc vì không có ba phòng triển lãm thông nhau, một cho hàng loạt các nhịp điệu, một cho những bức chân dung phụ nữ trang trọng nhưng đáng yêu hơn với các bức tranh với chủ đề liên quan, và một phòng cuối cùng cho những tác phẩm còn lại.
Phần còn lại khiến tôi thấy rất hấp dẫn. Bạn bắt đầu với một poster đặc sắc về cuộc chiến tranh những năm 1960 thể hiện tình yêu của người nghệ sĩ dành cho những âm thanh và tiếp đó là tác phẩm sơn dầu một khẩu súng của một xạ thủ phòng không đang hoạt động. Tác phẩm cũng thể hiện khả năng xuất chúng của Đỗ Hiền trong việc lột tả tức thì những hành động.
Tôi đã dành rất nhiều thời gian xem xét các bản vẽ và phác thảo của ông. Chúng đạt tới sự giản đơn mà tôi rất thích và một lần nữa, chúng thật sống động và tuyệt vời. Tôi nghĩ mình đã thích các tác phẩm ấy vô cùng, vì chúng cho thấy những lát cắt của cuộc sống ở những nơi rất đáng nhớ với tôi.
Thật đáng tiếc là triển lãm này bố trí tranh trên các bức tường quá chật chội, mà tôi lại xem đó như tiêu chí đánh giá đầu tiên cho một triển lãm.
Ở TẦNG MỘT, hay tầng trệt, có một triển lãm phong cảnh của Nguyễn Chí Phúc (1958). Đó là một nhóm các tác phẩm được bán chạy nhất. Phần lớn người xem theo xu hướng bảo thủ sẽ thích lớp sơn dày dạn của chúng và sự đơn giản mộc mạc. Triển lãm sẽ còn tiếp diễn đến ngày mồng 7, hoặc, quan trọng hơn, ngày 24 tháng 12 âm lịch, một ngày sau khi các Táo quân bắt đầu hành trình lên chầu Ngọc Hoàng.
TẦNG BA – nơi bạn không nên bỏ lỡ vì ở đây có rất nhiều tác phẩm trong các triển lãm trước được lưu giữ, và nếu bạn thích đồ gốm cổ và gốm sứ minh thì bạn rất nên ghé qua xem đấy! Những vòng tay sơn mài với giá chỉ 10 $ quả là một món hời.
Tái bút: Nếu bạn chưa “có” Ông Táo cùng hai cộng sự của ông để ghi lại những việc làm tốt của bạn ở trong bếp thì chắc chắn bạn nên mua một vài tác phẩm thật sớm… có lẽ cả cá chép vàng nữa.
Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây. |