Home Sự kiện Mĩ thuật Ngày, đêm và những điều ẩn giấu

Ngày, đêm và những điều ẩn giấu

kvt-2

Lưu ý của người biên tập: Một độc giả của Hanoi Grapevine với tên Huy Truong đã chia sẻ nhận xét rất thú vị với bài bình luận của KVT mang tên A Glorious Silken Moment (Giây phút tỏa sáng mượt mà), và mang đầy tính thách thức với KVT.

Và sau đây là phản hồi của KVT, theo sau những suy nghĩ về triển lãm đang diễn ra tại Bùi Gallery.

OOPS

Có lẽ sai lầm của tôi đã bộc lộ rõ nhất hôm Thứ tư vừa rồi. Ngốc nghếch quả là không loại trừ ai, và Huy Truong đã đúng trong việc phê phán tôi trong nhận xét đầy suy tư của anh.

Câu trả lời duy nhất (chưa đầy đủ cho lắm) của tôi với bản fiasco Brandenburg là tôi đã viết khi nghe bản nhạc cho đàn cello và xem một cuốn video về vài đoạn Bamboo Rain. Điều đó sẽ dạy cho tôi cách để đọc lại và tự sửa…. nhất là khi đêm muộn rồi hoặc say một ly vang đỏ thật là to!! Hình phạt dành cho tôi ngày hôm nay là bất cứ khi nào điều chỉnh rà sóng radio những kênh tôi thường nghe, bản Concerti Brandenburg lại đang được chơi. Tôi thậm chí kiểm tra một lần, để xem có phải mình đã bị ám ảnh không, nhưng đúng là tác phẩm ấy đã được chơi bởi Tellerman, và sau đó là bởi Vivaldi.

Khi tôi bắt đầu chia sẻ những suy nghĩ, nhận định về các sự kiện, hoạt động văn hóa nghệ thuật ở Hà Nội, tôi hy vọng sẽ nhận được những phản hồi mang nhiều thông tin và có giáo dục như những gì Huy Truong đã viết. Cũng rất tốt khi bạn được dạy một bài học về sự đồng cảm và được chia sẻ những quan điểm văn hóa vô giá về các tổ chức văn hóa nghệ thuật.

Ngày, đêm và những điều ẩn giấu

Nhiếp ảnh có lẽ là môn nghệ thuật phổ biến nhất hiện nay. Hầu như ai cũng có tể có một chiếc máy ảnh, dù nó có thể chỉ là một chiếc điện thoại di động, và mọi người đều có chút kiến thức rằng có những tác phẩm nên được đóng khung và treo trên tường.

Rồi thì cũng có các nhiếp ảnh gia vượt trên đám công chúng ấy. Họ có khả năng nghệ thuật hay tạo dựng tính kịch với một chiếc máy ảnh. Bùi Gallery đã chọn bốn người như thế để cộng tác giám tuyển một triển lãm nhóm triển lãm nhóm. Đây là một triển lãm trí tuệ và thú vị để xem làm thế nào, và sẽ thế nào nếu, những hình ảnh được chuyển từ cuốn sách hay định dạng trực tuyến được mang ra treo lên những bức tường trong phòng tranh.

Đó sẽ là một triển lãm thu hút và có thể sẽ tạo ra một làn sóng tranh luận.

Bốn tác phẩm của nhiếp ảnh người Việt Na Sơn Nguyễn đem tới cho người xem một lối vào tối cho những chiếc “phòng tối”, trong đó có các tác phẩm cá nhân của nghệ sĩ. Tôi thích sự mơ hồ của bốn tác phẩm ấy, và đặc biệt là những ngón chân nhảy múa.

Nhiều tác phẩm của nghệ sĩ người Mỹ Aaron Joel Santos khá hiệu quả khi được đặt vào một không gian nhỏ như là nơi sinh sống của một gia đình ngụ cư nghèo. Tôi cảm thấy mình nên làm một vòng chậm rãi quanh phòng để nhìn những hình ảnh cảnh quan ở đó… và tấm hình quá khổ, gương mặt của một bà cụ đang nhìn thấu tất cả, với những nếp nhăn của thời gian và sự kiên nhẫn… và dường như bà cụ đang thích chí ở vị trí của chính mình… hoặc là một trong những nụ cười mà chúng ta ở bên ngoài thường lý giải sai?

Tầng trên, những hình ảnh do một người Mỹ khác, Jamie Maxtone-Graham, lại giống như đang giữ cho phim tĩnh. Câu chuyện ảnh của ông về những người ngụ cư, những người lao động và những người khác xung quanh chợ đêm Long Biên rất hấp dẫn và thực sự đáng trăn trở. Khách tham quan triển lãm có thể bắt đầu thắc mắc người xem là ai, vì chính chúng tôi đang bị nhìn chằm chằm bởi đối tượng trong các bức chân dung. Hàng loạt các vấn đề đan xen về bản sắc và môi trường trong câu chuyện đó có thể bắt đầu đặt ra câu hỏi về thái độ và hiểu biết của người xem. Thật khó mà giữ được mình ở thế thoải mái khi đứng giữa những ánh nhìn chằm chằm của những người như đang vô lể, kiêu ngạo, tức giận, tự mãn, trống rỗng… hay bị xem xét hay khi phải tìm cách tránh bị xấu hổ.

Chỉ trên đó một chút là hộp nhỏ tranh bộ ba với vài bức vẽ đơn giản do nghệ sỹ Tây Ban Nha, Diego Cortizas thực hiện. Thoạt nhìn phần này có vẻ hơi ít trang trí cầu kỳ, nhưng thực ra lại mang một ý nghĩa tương phản mạnh mẽ và một hòn đảo giải thoát khỏi những ánh nhìn.

Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây.

2 COMMENTS

  1. I wish to thank KVT for raising the issue of the removed images from the Days and Nights exhibition and I would like make a couple of brief related comments.
    Foremost of course, and I say this as the father of a young daughter and not as some politically correct first statement, no one would rightly seek to exploit a nude minor for the sake of titillation or any base impulse.
    Second, it is my very firm belief that the intention of the image maker is paramount and that no one could look at either of the removed images and conclude that there was the desire to exploit or demean or that there was any negative connotation to be derived in the making or the viewing.
    Third, if social art may be seen as a way of reflecting society then both of these images were honest and innocent depictions of the everyday experience here in Hanoi. The was nothing surreptitious in the making of the images; in both cases the photographer and subject were in full view of each other. In my own case, not only were the three boys looking at me as we made the portrait together, but their parents were observing the process as well and were pleased some days later when I returned, as I always try to do, with copies of pictures.
    On the subject of condescension – I would only say this. There is a long tradition of outsiders looking at a culture, a people, a tradition and bringing – perhaps, perhaps not – some different perspective. One of the finest looks at American culture was by Swiss photographer Robert Frank in ‘The Americans’.
    Whether it is condescending is, of course, left up to the viewer and any opinion is valid I suppose. For my part I will say that the exhibiting of my work is terribly anticlimactic – and it is in the making that I derive the joy of expression. Afterwards, they aren’t my images anymore, they are all of ours.
    In contrast to the opinion expressed to KVT regarding condescension, an artist and Vietnamese person whom I respect dearly approached me at the opening and remarked that he could see plainly that I loved Vietnamese people. He is not far wrong. I would only amend that to ‘respect’.
    The sad part in this is that the images were removed and the debate more or less silenced. It cannot be conducted in the open and in an adult manner because we are not permitted to show and you are not permitted to see the offending images. The naked human form in all it’s beauty and naturalness has been the subject of man’s desire to render the fullness of the human experience since the earliest depictions. It is only as natural man becomes more ‘civilized’ that images of the naked form are seen as obscene and images of violence and war and suffering are more socially acceptable. Can anyone explain that irony to me?
    A link to the offending image follows – http://www.flickr.com/photos/jamagram/3838649505/sizes/l/ – I would be pleased if anyone cares to comment to continue this conversation.

Leave a Reply