Lễ hội nhà Lý vương

Lễ hội nhà Lý vương

Đăng vào
0

Thị hiếu cho Địa phương

27 – 29/4
Làng Đình Bảng, 20km về phía Bắc Hà Nội

Triều đại Lý không chỉ là thời kỳ mà đất nước Việt Nam được hoà bình, thịnh vượng, công bằng, phát triển và mở rộng lãnh thổ dưới sự trị vì của 8 nhà cầm quyền vĩ đại mà còn là thời kỳ tái sinh của đất nước Việt Nam.

Hơn 1200 năm sau khi triều đại Vua Hùng sụp đổ cũng là khi Việt Nam bị Trung Quốc xâm lược, và 70 năm (thời kỳ mà những vị vua kế thừa chỉ là bù nhìn và khủng hoảng trên đất nước mới tái sinh) sau khi Việt Nam đánh bại Trung Quốc giành độc lập, một người được đưa lên làm Vua, tên ông là Lý Công Uẩn. Ông là một người tài giỏi, có năng lực lãnh đạo và là người theo đạo Phật. Khi lên ngôi Vua, ông lấy tên hiệu là Lý Thái Tổ, ông là vị vua đầu tiên của triều Lý. Triều đại Lý không chỉ là thời kỳ mà đất nước Việt Nam được hoà bình, thịnh vượng, công bằng, phát triển và mở rộng lãnh thổ dưới sự trị vì của 8 nhà cầm quyền vĩ đại mà còn là thời kỳ tái sinh của đất nước Việt Nam.

Vì vậy, tuy không phải là ngày quốc giỗ, nhưng ngày Lý Công Uẩn lên ngôi Vua là một trong những ngày quan trọng nhất của Việt nam. Đặc biệt là năm nay, năm tổ chức kỷ niệm 1000 Thăng Long.

“Toàn bộ đất nước Việt Nam tổ chức kỉ niệm tại một làng ở ngoại ô. Lễ hội Đền Đô được tổ chức ở làng Đình Bảng, 20km về phía Bắc của Hà Nội từ ngày 14 đến 16 tháng 3 ( tháng thứ ba) âm lịch để tưởng nhớ ngày mà Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của triều đại Lý lên ngôi vua vào năm 1009.”

“Lễ hội Đền Đô là một phần thiết yếu trong đời sống tinh thần cũng như đời sống văn hoá của dân làng Đình Bảng. Những người dân làng chào đón khách từ khắp mọi miền trên đất nước hướng tới ba ngày lễ trọng thể này và thưởng thức lễ hội.”

“Một trong những nghi thức quan trọng nhất được tổ chức vào ngày đầu tiên của lễ hội là lễ rước kiệu của 8 vị vua Lý- mỗi bài vị là tên của mỗi một vị vua được viết bằng chữ Trung Quốc và nghi lễ ca ngợi công đức của của các vị vua- lễ rước bắt đầu từ đền Đô đến chùa Cố Pháp. Ở đó, các thầy tu sẽ tiến hành các nghi lễ thờ cúng.”

“Vào ngày thứ hai của lễ hội, là lễ rước kiệu các vị Vua quay trở lại đền Đô. Vào giữa ngày, những người già của làng dâng nhang để vinh danh các vị vua. Người chủ trì lễ hội sẽ đọc chiếu chỉ hoàng gia của Vua Lý [của Lý Thái Tổ] về việc đổi tên thủ đô [từ Hoa Lư thành Thăng Long].”

“Vẻ đẹp và sự rạng rỡ của văn minh cổ Đại Việt vang dội trong mỗi chương trình giải trí trong lễ hội như ca hát, hát quan họ trên các con thuyền dọc sông Tiêu Tương, đu quay, phóng sinh chim bồ câu, thi nấu cơm nồi đất, biểu diễn múa rối nước trên hồ Bán Nguyệt phía trước ngôi Đền, biều diễn tuồng và chèo, ngâm thơ, chọi gà, đấu vật và kể các câu chuyện về các vị vua Lý….”

Mọi thông tin và phần trích dẫn trực tiếp từ: Vietnam Cultural Window, Đình Bảng Village, Eight Kings and Their Descendants – a doctoral thesis by Kate Jellema, Thế Giới Publishers, 2001.

Dịch sang tiếng Anh bởi cô giáo tiếng Việt của tôi, cô Bùi Phương Thảo.

Tôi cần sự giúp đỡ của bạn: Nếu bạn biết gì về những sự kiện văn hóa của Việt Nam ở Hà Nội, hãy kể với tôi.

Hanoi Grapevine giới thiệu chủ yếu về nghệ thuật đương đại và văn hóa đương thời của Việt Nam. Chúng tôi sẽ đưa thông tin về các sự kiện văn hóa trong chuỗi những sự kiện phong phú của di sản văn hóa Việt Nam.
Ông Szlam Roman, một sinh viên học tiếng Việt, lịch sử và văn hóa của Việt Nam, luôn luôn thích được tham dự và học về thế giới các sự kiện văn hóa truyền thống của Việt Nam. Ông Roman đã đưa những thông tin mà ông ấy từng trải nghiệm được cho chúng tôi, những thông tin mà ông có được khi ông đi khám phá khía cạnh này của cuộc sống ở Việt Nam.

NO COMMENTS

Leave a Reply