KVT – Triển lãm “Dó” tại phòng tranh Âu Cơ

KVT – Triển lãm “Dó” tại phòng tranh Âu Cơ

Đăng vào
0
kvt-2

Sau khi thăm phòng tranh Âu Cơ một lần nữa tôi thấy say mê không gian triển lãm này. Phòng tranh vẫn tiếp tục các hoạt động, với các độ cao thú vị và đa dạng, với nhiều góc khuất và những đường nét đầy hấp dẫn. Không gian này có thể được thực sự có hiệu quả cho nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau.

Đây là phòng tranh duy nhất mà vừa bước vào tôi đã bắt đầu suy ngẫm về những những triển lãm giả tưởng.

Tôi chẳng biết gì về người chủ sở hữu của phòng tranh này, triết lý hay mục tiêu của họ. Tất cả những gì tôi biết là tôi đang thấy ghen tị.

Triển lãm hiện tại ở phòng tranh Âu Cơ rất đáng để bạn ghé qua xem. Triển lãm giới thiệu những tác phẩm tranh đương đại trên giấy giấy “Dó” của một số nghệ sĩ Việt Nam có tiếng. Khi tôi đi lang thang qua một số chỗ, tôi đã cố gắng lắm lắm để chọn ra một nghệ sĩ mà tôi yêu thích nhất trong số chín nghệ sĩ có tác phẩm trưng bày, nhưng quả thực đây là một triển lãm được giám tuyển tốt, ứng cử viên ấy của tôi phải liên tục thay đổi. Ban đầu tôi rất ấn tượng với khung cảnh đường phố sôi động và chợ búa của Dương Việt Nam, sau đó là những ánh đỏ của Phan Cẩm Thượng trong những hình khối đã thắng thế để rồi lại bị truất ngôi bởi tác phẩm nhỏ gọn giàu ý nghĩa tượng trưng của Nguyễn Văn Cường, đặc biệt là các ‘bồn tắm’.

Tôi ghé vào một góc và các dòng chảy và hình dạng nổi được Lý Trực Sơn tạo ra đã thu hút sự chú ý của tôi, cho đến khi tôi bị hớp hồn bởi tác phẩm  thực sự tuyệt đẹp theo chủ đề nối tiếp của Nguyễn Xuân Tiệp. Lần thứ ba, tác phẩm khoả thân đầy khiêu khích của Nguyễn Quân đã vượt lên tất cả.

Rất nhiều người đã gắn nghệ thuật giấy Dó với nền nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, về bối cảnh và hình ảnh. Triển lãm này là nơi mà các nghệ sĩ đương đại đã thể hiện một cách nhẹ nhàng, mặc dù rất tập trung, cách thức mà một số nghệ sĩ đã thổi hồn mới cho chất liệu này.

Tất cả những người yêu thích nghệ thuật nên khám phá ngay phòng tranh này – Âu Cơ gallery, số 1, ngõ 124/22, phố Âu Cơ.

Vẫn còn sót một chút

Tôi thực sự muốn bình luận thêm về triển lãm sắp đặt của Nguyễn Trần Nam tại Nhà sàn Đức, chủ yếu là về tất cả mọi thứ trưng bày ở đó khá hay ho, thú vị, và thường là những tác phẩm xuất sắc của các nghệ sĩ địa phương.

Những đêm khai mạc trong phòng kín đông kịt người thường chẳng khiến ta có thể thực sự đánh giá được đúng giá trị của nghệ thuật (hoặc chí ít là với tôi thì thế) và buổi khai mạc triển lãm của Nam, tôi đã có một cuộc hẹn vui nhộn tại L’Espace rất ấn tượng. Vì vậy, tôi đã phải cố gắng quay lại triển lãm sau đó, nhưng, như đã xảy ra một vài lần trước, một số điện thoại trong danh bạ của tôi không thể thực hiện được cuộc hẹn vì không nghe máy… nhưng tôi chỉ có một ngày rảnh rỗi thôi… Vì vậy, tôi quyết định tới đó, nhưng chẳng có ai cả… Chỉ là vì cái sự may mắn của tôi thôi.

Tôi muốn gửi lời xin lỗi của tôi tới Nam… Tôi được nghe rằng triển lãm rất tuyệt, và đúng theo phong cách mà tôi thích!

Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây.
Rất nhiều người đã gắn nghệ thuật giấy Dó với nền nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, về bối cảnh và hình ảnh. Triển lãm này là nơi mà các nghệ sĩ đương đại đã thể hiện một cách nhẹ nhàng, mặc dù rất tập trung, cách thức mà một số nghệ sĩ đã thổi hồn mới cho chất liệu này.

Tất cả những người yêu thích nghệ thuật nên khám phá ngay phòng tranh này – Âu Cơ gallery, số 1, ngõ 124/22, phố Âu Cơ.

NO COMMENTS

Leave a Reply