KVT – Những suy miên man khi đang trên một chiếc xe máy lang thang trên những chặng đường quốc lộ
![]() |
Nghệ thuật như một bản tuyên ngôn/ Liệu nghệ thuật có thể thay đổi thế giới?
và rằng
Các nghệ sĩ có xu hướng trở thành những nhà phê bình nghệ thuật tầm thường nhất
Gần đây tôi có nghe một số nhận xét, phản hồi gây xúc phạm từ một số nghệ sĩ về các đồng nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật của mình chỉ làm nghệ thuật vì ‘tiền’. Mà hệ quả, theo phỏng đoán của tôi, là bán linh hồn của chính họ.
Vâng, nếu bạn đã có một nguồn thu nhập khác, hay được hỗ trợ từ một gia đình giàu có hoặc tận tâm, hay bởi một người bạn đời đang làm việc chăm chỉ, bạn có thể làm nghệ thuật với những tuyên ngôn về tất cả những thứ đầy ý nghĩa… nhưng tôi chưa gặp một nghệ sĩ ở bất cứ nơi nào mà mục đích chính không phải là trở nên nổi tiếng, và do đó, là giàu lên – dù ít hay nhiều.
Nếu bạn đủ may mắn để có được một khoản hỗ trợ từ một tổ chức tài trợ thì tất nhiên bạn có thể đặt nhu cầu kiếm tiền sang một bên trong một thời gian và làm nghệ thuật hết mình với một “mục đích”. Nếu bạn tìm được một người bảo trợ tin tưởng vào tài năng của bạn và đem lại cho bạn một nguồn thu nhập để làm việc, sản xuất, tạo ra các tác phẩm nghệ thuật thì bạn có thể được sung sướng trên thiên đàng một cách có mục đích.
Và nếu bạn có thể làm nghệ thuật với một tuyên ngôn cá nhân, đủ mạnh mẽ và bán được thì bạn là một trong những người may mắn đấy.
Nghệ thuật với tuyên bố luôn có vẻ như hơi vô ích. Ý của tôi là những người luôn gắn mình với một quan điểm, cách nhìn của một nghệ sĩ cụ thể sẽ có xu hướng bị ấn tượng bởi bất cứ thông điệp nào đang cố để được thể hiện ra? Những khán giả còn lại chỉ cần nói hờ hừm hay lờ đi các thông điệp chủ định ấy và đánh giá tác phẩm đó là tốt, hay tầm thường, hay thậm chí là rất tệ.
Chắc chắn nghệ thuật hay là thứ nghệ thuật tốt, bất kể tất cả những gì tác phẩm đó muốn nói ra, và nghệ thuật dở dù cố tạo ra một tuyên bố thực sự mạnh mẽ vẫn chỉ là nghệ thuật dở mà thôi. Vì vậy, nếu một nghệ sĩ tạo ra một tác phẩm nghệ thuật hay mà bán chúng hay góp phần nâng cao tên tuổi của mình trong tương lai là một nghệ sĩ “bán chạy”, thì chắc chắn chỉ có những thái độ không cởi mở mới phàn nàn thôi.
Những phòng triển lãm, trưng bày thương mại đắt hàng, tất nhiên, phải bán những tác phẩm nghệ thuật hay để sống sót trên thương trường, và đôi khi họ sẽ đưa ra một vài tuyên bố để người ta muốn mua các tác phẩm của một nghệ sĩ cụ thể nào đó (nghệ thuật được thần thánh, tâm linh hóa đang là một trong những kiểu phổ biến ở Đông Nam Á). Khán giả hay cộng đồng người mua phải tự nhặt sạn trong gạo thôi, hoặc là chấp nhận bị dắt mũi bởi những chuyên gia nào đó.
Trở lại với nhận định của tôi rằng các nghệ sĩ đưa ra những lời phê bình tầm thường… một trong những ý kiến khôi hài nhất tôi từng được nghe trong năm nay về một tác phẩm nghệ thuật cụ thể được cho là “quá đẹp để được là một tác phẩm nghệ thuật hay”.
Và tất cả những điều trên dẫn tới một câu hỏi vô cùng quan trọng: thứ nghệ thuật HAY là gì và ai sẽ quyết định?… Có ai muốn đưa ra một câu trả lời?… Hay nghệ thuật HAY chính là CÁI ĐẸP và còn mãi trong tâm trí của mỗi người?
Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây. |
‘too beautiful to be good art’
That reminds me of Nha San Rain and the talk at the end.