KVT – Ngàn lời ngợi ca về buổi hòa nhạc Mahler
![]() | ![]() |
NGÀN LỜI NGỢI CA
Với nhạc trưởng Honna, chỉ huy hợp xướng Sutcliffe – cùng tất cả những người chỉ đạo hợp xướng khác – và cũng không thể không kể đến nữ nhạc công chơi dẫn dắt dàn nhạc, một nỗ lực khổng lồ (như Héc-quyn**) đã được hoàn tất. Chắc cũng có đôi lúc họ cảm thấy như mình đang bị phạt “lau dọn cái chuồng ngựa quanh năm hôi hám của Augeas”**. Nhưng đêm thứ bảy tuần trước, họ đã có thể gạt bỏ mọi lo lắng và Honna đã vung cây gậy của mình lên để khởi động một bản giao hưởng đồ sộ – bản giao hưởng số 8 của Mahler… “Bản giao hưởng một nghìn người”.
Các nhạc công, ca sỹ và kỹ thuật viên đã diễn tập cả ngày lẫn đêm trong suốt 1 tuần và vài tháng trước đó với mong muốn đạt được tới tầm như của Mahler và chắc hẳn họ đã rất hồi hộp khi họ đứng ở vị trí của mình chờ đợi cây gậy định mệnh đó được vung lên.
Vậy đêm diễn của Mahler diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ nói thêm về điều này sau.
Có những nét tương đồng giữa buổi ra mắt bản Giao hưởng số 8 của Mahler vào tháng 9, 1910 tại Neue Musik- Festhalle ở Munich và buổi diễn của chúng ta tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Phòng hoà nhạc lớn ở Munich có sức chứa 3200 người…Còn phòng của chúng ta ở Hà Nội có thể đón nhận 3800 khán giả và cả hai nơi đều có những chấn động âm thanh lớn.
Buổi biểu diễn năm 2010 của chúng ta được tổng phổ sao cho thật giống với ý tưởng của phiên bản gốc năm 1910 là có một dàn nhạc đồ sộ (bao gồm cả 4 bộ hơi cùng 8 kèn, măngđôlin và đàn đạp hơi), nhóm hoà tấu kèn đồng bên ngoài sân khấu với 4 kèn trumpet và 3 kèn trombon, 8 đơn ca (3 giọng nữ cao, 2 giọng nữ trầm, 1 giọng nam cao, 1 giọng nam trung, và 1 giọng nam trầm), một dàn hợp xướng đôi, một dàn hợp xướng gồm các bé trai và một đàn organ hoà nhạc. Chúng ta cũng đã chơi tốt chỉ với một đàn organ nhỏ và một cây đại dương cầm. Chúng ta cũng có một dàn hợp xướng hỗn hợp lớn gồm các em bé ngoan ngoãn đến từ các trường của Hà Nội, còn phiên bản gốc có 350 bé trai từ Munich Zentral-Singschule.
Mặc dù Mahler ghét cái tên của buổi hoà nhạc, nhưng người khởi xướng buổi hoà nhạc này muốn bán được nhiều vé nên gọi nó là “Bản giao hưởng nghìn người” – cái tên này thật quá phù hợp với dịp kỷ niệm 1000 năm Hà Nội.
Về cơ bản, bản giao hưởng Số 8 là tuyên ngôn của Mahler về những ước nguyện cá nhân, là sự kết hợp giữa tôn giáo và tính nhân văn: một niềm tin rằng tinh thần khi được truyền cảm hứng sẽ có thể đưa nhân loại đến đỉnh cao bằng Tình yêu thương ở mọi dạng thức của nó và được biểu hiện rõ nét trong “Nữ tính vĩnh cửu”. Niềm tin này có thể tạm coi như là chủ đề chung cho Hà Nội – Thành phố vì Hoà bình trong sinh nhật lần thứ 1000 của nó.
Với tôi, phút giây ấn tượng nhất của cả buổi diễn là đoạn cuối phần 1, (Hỡi Đấng Sáng Thế hãy đến với chúng con), lúc ấy tóc sau gáy tôi dựng hết cả lên khi nghe tiếng kèm trumpet mà như nghe một thứ âm thanh từ thiên đường vọng xuống còn mọi người thì lạc quan tin tưởng rằng một kỷ nguyên khai sáng mới đã tới.
Lần thứ hai mà tôi thấy sởn “da gà” và muốn đứng bật dậy vỗ tay nhiệt liệt là ở đoạn kết của bản giao hưởng – khi sự lạc quan tin tưởng của Goethe rằng tâm hồn con người, phần nữ tính sẽ khiến cứu rỗi mỗi người, và nhân loại và đem lại cho họ một sự vĩ đại vĩnh cửu – mạnh dần lên từ lời thì thầm thành lời reo hò hân hoan, vang vọng đầy vinh quang.
Phần cao trào gần như choán hết cảm xúc của tôi và chỉ có một chút sai sót nhỏ thôi. Phần hai có sự tăng giảm về cường độ nhưng các ca sỹ đã rất cố gắng duy trì được sự sâu lắng tự nhiên và khán giả chắc hẳn đã phải rất xúc động nên tán thưởng rất nhiệt liệt.
Nhìn chung đêm nhạc rất thành công. Các ca sỹ thật tuyệt vời và dàn nhạc phối hợp rất chặt chẽ, giống như một chiếc lò xo đã được uốn chặt hiếm có thể mà bật ra, ngoại trừ phần khuếch đại của âm thanh đàn đạp hơi. Các dàn hợp xướng xứng đáng được tuyên dương và họ – mặc dù đứng dàn ngang khắp một sân khấu rộng lớn – đã vô cùng cố gắng xử lý phần bè thanh âm vốn khó và có cường độ cao của Mahler. Bè này sử dụng giọng hát như là những nhạc cụ quan trọng của dàn nhạc.
Vậy buổi diễn có xứng đáng với công sức bỏ ra không? Chắc chắn rồi! Có và có! Tôi thật ghen tị vì mình không được hoà giọng của mình vào cùng vô vố những giọng ca đó. Tôi hi vọng rằng trong tương lai gần tất cả có thể tái hợp và chọn thực hiện bản giao hưởng số 2 mang tên “Bản giao hưởng Phục sinh” của Mahler.
Nhạc trưởng Honna và chỉ huy hợp xướng Sutcliffe thật xứng đáng nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt cho những nỗ lực và cống hiến của họ.
Xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả những người đã tham gia bản giao hưởng này.
* Ngày nay, ở châu Âu – lục địa của nữ quyền, Mahler (hay Goethe) khó có thể thoát được triết lý “Nữ tính vĩnh cửu” của họ, nhưng năm 1910 thì là thời kỳ tiền đấu tranh đòi quyền bầu cử cho phụ nữ!
** Lời người dịch:
Trong thần thoại Hy Lạp, Heracles (Héc-quyn) bị buộc phải làm nô lệ cho Eurystheus và phải thực hiện mười hai nhiệm vụ kỳ quái do Eurystheus yêu cầu. Nhiệm vụ thứ 5 của Héc-quyn là dọn chuồng ngựa của Augeas. Augeas có một bầy ngựa đông đến nỗi lượng phân chúng thải ra qua bao năm kết thành một lớp dầy đặc bao phủ toàn bộ Peloponnesus.
Erystheus mơ tưởng rằng nhiệm vụ này sẽ làm bẽ mặt người em họ anh hùng của mình. Nhưng Heracles đã rửa sạch các chuồng ngựa của vị vua Augeas chỉ trong một ngày. Thay vì dùng xẻng và miếng hốt phân như Eurystheus tưởng tượng, Heracles đã làm thay đổi dòng chảy của hai con sông chảy qua chuồng ngựa, và công việc được hoàn tất mà không làm bẩn tay chàng.
Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây. |
Dear Sir: Thank you for your fine review of this historic concert. It is a pity that the local English media in Vietnam did not see fit to offer much coverage (e.g., nothing in “Vietnam News” print edition). One correction to your piece: at the first performances in Munich on 12 and 13 Sept. 1910 the children’s choir was a mixed group, the majority of whom were young girls. As you wrote in your piece, they came from the “Städtische Zentral-Singschule” (Municipal Central Singing School).
Sincerely, Michael Bosworth (author of the program notes for the concert, member of Choir II at the performance, and independent researcher on Gustav Mahler’s life and times).
From Henry-Louis de La Grange,
Franco-American Mahler biographer who spent most of his long life, researching, studying, writing on and about Mahler’s life, music, and career,
who visited Hanoi a few years ago, and loved your city,
a message of profound admiration to all those concerned for the Herculian effort which made the impossible possible, the incredible, true!
Henry-Louis de La Grange