Home Sự kiện Mĩ thuật KVT – Hòa vào những giấc mơ

KVT – Hòa vào những giấc mơ

Đăng vào
0
kvt-2

Hòa vào những giấc mơ

…..thành thật xin lỗi tác giả nếu như cách tôi hiểu những giấc mơ không đúng như dụng ý của anh. Hiện đang có một triển lãm tuyệt vời mà các bạn nên ghé xem…đặc biệt là khi bạn đang xuống tinh thần, hoặc hơi muộn phiền còn nếu bạn đang phấn chấn thì chắc hẳn vừa bước vào triển lãm bạn sẽ nhảy cẫng lên vì vui sướng. “Hành trình của những giấc mơ” của Đặng Anh Tuấn là một sê-ri tranh đầy màu sắc và xúc cảm được sáng tác trong vòng 4 năm qua. Sơn dầu được vẽ đắp thành những lớp dày và sắc màu của các bức tranh sẽ cuốn hút bạn. Ngay cả những tác phẩm tông màu đất vẽ bằng phấn màu cũng sẽ khiến bạn rùng mình vì ấn tượng.

Đây là một trong những triển lãm mà tôi rất muốn dùng để giao bài tập cho nhóm sinh viên xuất sắc của lớp Thưởng thức Mỹ thuật/Lịch sử Mỹ thuật. Các sinh viên này chắc sẽ viết về tất cả các dòng tranh mà họ có thể liên tưởng tới:
* Gaughin và cuộc bỏ trốn của ông đến chốn thiên đường.
* Edvard Munch và bức tranh “Tiếng thét” – hiện được coi là một hình ảnh minh hoạ cho Sự rối loạn phi nhân cách* (nghe có vẻ hơi cực đoan nhưng đó là một trong những tâm lý phổ biến ở người lớn, đứng thứ ba sau cảm xúc lo lắng và chán nản)
• Matisse và tác phẩm “Vũ điệu” nổi tiếng và những phần tách rời được ông thực hiện vào những năm 1940s.

Yếu tố tình dục trong các bức tranh là sự chuyển đổi ngược xuôi từ sự khám phá ngây thơ của bản thân trong một khu vườn địa đàng tới sự mơ hồ – thậm chí là buồn rầu và xót xa – lưỡng tính kỳ quái, tới đùa vui giới tính, niềm đam mê không giới hạn, sự thoả mãn khoái lạc và rồi tham gia vào một vũ điệu gợi tình hân hoan, đầy xúc cảm trên bức vẽ 2010 với những sắc màu tươi vui.

Tác phẩm trung tâm của triển lãm “Hành trình của những giấc mơ” năm 2010 – một bộ ba bức tranh lớn – dường như tập hợp được tất cả các yếu tố của những bức hoạ giấc mơ được bắt đầu vẽ năm 2005 và có sự phát triển về xúc cảm từ sê-ri trước đó. Tác phẩm này là một cái kết mơ hồ cho cuộc hành trình, mơ hồ như khởi đầu của nó vậy.

Đây là một triển lãm hay và giàu xúc cảm mà tôi rất muốn giới thiệu cho các bạn.

Những người khác, chuyên nghiệp hơn tôi, sẽ có cách hiểu khác về những bức tranh lớn vốn giàu nét gợi dục … và bài viết trong trong cuốn ca-ta-lô của Tiến sỹ Annette van den Bosch – nhà phê bình kiêm nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật – thật tuyệt vời.

Triển lãm đang diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Việt (Viet Arts) trên phố Yiết Kiêu và sẽ kết thúc vào ngày 13 tới.

* Phi nhân cách là một trạng thái mà cá nhân dừng nhận thức về sự tồn tại thực của bản thân hoặc của môi trường. Người đó cảm thấy rằng cơ thể của mình là không có thực, không thay đổi, hoặc đang tan biến đi; hoặc là người đó nằm ngoài cơ thể mình. Người đó vẫn thực hiện các vận động của cuộc sống nhưng không trải nghiệm nó, cảm giác giống như mình đang trong một bộ phim, đang trong một giấc mơ, hoặc cảm giác tách rời khỏi cơ thể của chính mình.

Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây.

NO COMMENTS

Leave a Reply