KVT – Tôi ước
![]() | ![]() |
Xin mời nhấn chuột vào hình trên để xem ở định dạng lớn hơn.
Tôi ước
Triển lãm hiện thời của Đỗ Anh Tuấn tại Bảo tàng Mỹ thuật xứng đáng được bạn đưa vào danh sách những triển lãm không thể bỏ lỡ của mình. Tuấn thuộc vào hàng những nghệ sỹ trẻ phá cách của giới mỹ thuật Việt Nam – những người dám để cho ngọn gió bình luận xã hội chắp cho đôi cánh nghệ thuật của mình bay cao. Khi số ít những nam nữ hoạ sỹ biết chọn lựa này bước vào lứa tuổi ba mươi, có thêm những trách nhiệm xã hội như làm cha làm mẹ và/hoặc lo toan cơm áo gạo tiền, và những nếp nhăn bắt đầu xuất hiện trên trán, thì người ta sẽ băn khoăn liệu đam mê hội hoạ của họ có trưởng thành hơn chút nào không.
Bây giờ tôi xin được chia sẻ những ấn tượng của mình về triển lãm này, nhưng cũng mong Tuấn thông cảm vì tôi nhìn nhận các tác phẩm của anh qua con mắt của một “cây cao bóng cả”.
Tuấn rõ ràng là đã trưởng thành hơn. Và nhiều khán giả sẽ xúc động khi đứng trước những bức tranh khổ lớn rất ấn tượng về các em bé – những hoàng đế/nữ hoàng bé nhỏ tự tin ngự trị tối cao giữa thế giới của mình. Những thế giới ấy được nâng đỡ bởi những con người nhỏ bé thuộc về những thế hệ trước – những người đã nỗ lực để tạo ra một tương lai mà ở đó những phần thưởng và những vật chất trôi nổi trong không trung như những con bướm chờ được những ngón tay nhỏ bé tham lam kéo xuống khỏi bầu trời và những đôi cánh bằng trang sức của chúng bị giật tung ra.
Xin mời nhấn chuột vào hình trên để xem ở định dạng lớn hơn.
Ta có thể nhận ra rằng những đứa trẻ này chưa mảy may biết đến một thực tế là thế giới tưởng tượng mà chúng đang trị vì có thể có những khiếm khuyết như nghèo đói, bất bình đẳng, hay tiềm tàng những ngược đãi, lạm dụng. Chính sự ngây thơ mong manh ấy đã tạo thêm căng thẳng cho triển lãm vốn toàn những em bé bụ bẫm đáng yêu này.
Xin mời nhấn chuột vào hình trên để xem ở định dạng lớn hơn.
Nhưng có lẽ tôi sẽ không trình bày thêm nữa cảm nhận của mình về những bức hoạ bóng bẩy này – với các nhân vật như biếm họa và những đồ vật lấp lánh giống như tranh dán được lấy ra từ cuốn sách của trẻ nhỏ và nghịch ngợm gắn lên đó vậy. Tất cả các tác phẩm đều tràn ngập các biểu tượng, mang nhiều hàm ý và tượng trưng khiến cho việc giải mã chúng trở thành một trò chơi hấp dẫn cho khán giả. Và có lẽ trò chơi đó sẽ còn hấp dẫn hơn nếu bạn chơi cùng với một người có khiếu hài hước và một người khác hiểu về lịch sử nghệ thuật Đông Á.
Thật tiếc khi phải rời xa những bức tranh dầu long lanh lộng lẫy này và sang xem các toan vẽ ở phòng tranh tiếp theo. Ở đây, hoạ sỹ sử dụng sơn acrylic, thỉnh thoảng với một lượng nho nhỏ để thể hiện sự mộc mạc của những thập kỷ trước và cuộc sống khốn khó của các nhân vật. Không còn những ông vua bà chúa nhỏ uy quyền nữa mà chỉ có những nông dân vô danh bé nhỏ được vẽ đơn sắc nhưng chất chứa những xúc cảm lớn lao. Mỗi nông dân đều có một thế giới nhỏ bé với những lam lũ vất vả mà ở đó ngày được vẽ đơn sắc như mờ đi nhường chỗ cho đêm tối của sự mệt mỏi và những ước mơ.
Mỗi nhân vật dường như đều muốn tích luỹ của cải, hoặc ít ra là tích luỹ của cải trong mơ để thế hệ con cái họ có một cuộc sống vật chất dư dả hơn.
Các bức tranh này cũng rất giàu biểu tượng và những dụng ý về lich sử, có khi mơ hồ, có khi rõ nét như đập thẳng vào mắt bạn vậy. Trong nhóm tranh mang dụng ý rõ ràng ấy có các bức Quê hương rất hay, ở đó ta thấy cả thế giới như đặt bước trên chiếc nón mỏng manh của một người nông dân thay vì ở trên lưng một con rùa cứng cáp. Đó như là một lời tuyên bố chấm dứt thời kỳ nông dân được coi trọng trong tâm lý nguời Việt.
Tôi rất ấn tượng khi thấy một số tranh có bố cục gần giống như cách bài trí cây cảnh của Trung Quốc và Việt Nam với những bức tượng nhỏ bằng gốm sứ đặt giữa những khoảng trống yên bình. Trong thế giới tưởng tượng đẹp đẽ của Tuấn, các nhân vật thường mang hàm ý mỉa mai, châm biếm, hoặc có phần ngược đời.
Xin mời nhấn chuột vào hình trên để xem ở định dạng lớn hơn.
Khi tôi nhìn vào chúng và có lẽ đây là những điều tôi thích nhất. Chúng gợi cho tôi về những ngày cuối cùng của đợt kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội vừa qua. Khi ấy có rất nhiều người từ nông thôn đổ xô đến trung tâm thành phố để tham gia các hoạt động kỷ niệm. Tôi đã hỏi rất nhiều những thanh niên trẻ năng động xem họ có trực tiếp tham dự các hoạt động kỷ niệm không thì phần lớn trả lời là họ thích ở nhà xem qua TV hơn vì họ không thấy thoải mái khi có quá nhiều nông dân xung quanh.
Nếu bạn muốn biết thêm về dụng ý của hoạ sỹ hoặc đọc những lời bình luận sâu sắc của Hà Mạnh Thắng – một hoạ sỹ tài năng cùng trang lứa với Tuấn – thì bạn có thể xem trên tường của triển lãm hoặc trong cuốn catalô. Còn tôi thì thường không muốn tham khảo cách hiểu của người khác hay đọc nhận xét của các chuyên gia trước khi tự mình say sưa tìm hiểu, đưa ra những kết luận và những cảm xúc riêng.
So với triển lãm trước mà tôi đã mê mẩn đánh giá là một trong những triển lãm hàng đầu của năm ngoái, thì triển lãm này của Tuấn cũng thuộc dạng đỉnh nhưng bạn phải nhanh lên! Triển lãm sẽ kết thúc vào thứ bảy này.
Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây. |
I love the comment “obvious enough to give you a black eye”!
The show sounds great and I must try to see it before it closes. I saw the show at Studio Tho and was impressed.
P