KVT – Tất cả cùng trong màu hồng
![]() | ![]() |
Xin mời nhấn chuột vào hinh trên để xem ở định dạng lớn hơn.
KVT thăm triển lãm của Phạm Huy Thông ở Bùi Gallery.
Trong tháng vừa qua chúng ta đã được xem ba triển lãm quan trọng của các hoạ sỹ với những tiếng nói hội hoạ điển hình. Hai triển lãm (của Nguyễn Hương Giang và Đỗ Anh Tuấn) chỉ diễn ra trong một tuần do chi phí thuê phòng quá cao (từ 1 triệu rưỡi đến 3 triệu đồng một ngày – một số tiền không hề nhỏ). Giang đóng góp một tiếng nói nội tâm có phần bẽn lẽn nhưng quan trọng về nữ quyền còn Tuấn lại đầy sự tìm tòi và nghiên cứu.
Triển lãm mới nhất là của Phạm Huy Thông ở Bùi Gallery sẽ còn được trưng bày đến hết tháng 12. Đó là một bộ sưu tập đầy khiêu khích nên được có một hai tác phẩm không được phép trưng bày, hay nói cách khác là không được khoe ra những cái mông em bé vẽ trên đó. Đây là kiểu triển lãm mà các nhân vật như bật ra khỏi khung tranh và kéo bạn tham gia cùng.
Kể từ seri tranh Hộ pháp năm 2007 – những tác phẩm càng tinh nghịch và khiêu khích hơn khi hoạ sỹ càng đi xa ngoài Việt Nam – tranh của Thông đã khiến hầu hết mọi người thích thú và tò mò nhưng cũng khiến vài người bảo thủ phải bất bình …Tác phẩm của anh mang nét đặc trưng của biếm hoạ kiểu cổ: ẩn sau bức màn của sự hài hước và châm biếm luôn là những bình luận sâu cay.
Xin mời nhấn chuột vào hinh trên để xem ở định dạng lớn hơn.
Đó là một triển lãm lớn toàn màu hồng rất đẹp ở phòng tranh Bùi và những ai may mắn có được cái đầu tinh quái sẽ cảm thấy mình như đang ở giữa một cái bụng sáng tạo tuyệt vời – nơi ở của hàng trăm các bào thai (em bé) vẫn còn dính liền dây rốn với nhau, chẳng có đứa bé nào mảy may muốn trốn khỏi thế giới đầy những kế hoạch tưởng tượng phóng túng ấy để được chào đời. Những đứa bé này tượng trưng cho 100 người con của Lạc Long Quân trong truyền thuyết về cội nguồn dân tộc Việt trước khi họ chia tay nhau, người lên núi, người xuống biển.
Xin mời nhấn chuột vào hinh trên để xem ở định dạng lớn hơn.
Trong triển lãm này, Thông hề phủ nhận hay xin lỗi (mà cũng chẳng cần phải làm thế) vì đã chủ ý mô phỏng những hình ảnh của các nghệ sỹ khác: đó có thể là tác phẩm “Chiếc bè của chiến thuyền Medusa” (“Raft of the Medusa”) của Theodore Gericault, những bức ảnh bất hủ về cuộc chiến tranh chống Mỹ, những tác phẩm của các họa sỹ Trung Quốc tiên phong giới thiệu hội hoạ nước nhà với khán giả thế giới trong những năm 90, hay các đồng nghiệp của anh – những người cũng thể hiện ra trên khung tranh của mình lý tưởng hay sự hài hước tương tự. Chính khả năng “tiếp đoạt” và mô phỏng thông minh đó là lợi thế cạnh tranh của Thông. Trong đêm khai mạc triển lãm, tôi đã nhiều lần nghe thấy những lời gièm pha như “Trung Quốc quá!” hoặc “đây không phải là ý tưởng của tác giả!” Và mỗi lần như thế tôi đều nói “Ngu ngốc!” Khi đi thăm các triển lãm mỹ thuật của phương Tây, tôi thấy rất nhiều các hoạ sỹ thuộc thể loại và tầm cỡ của Thông đã đưa vào những quan điểm riêng của mình trên cơ sở sử dụng những ý tưởng nguyên bản của người khác và tạo ra những tác phẩm vô cùng hiệu quả. Chúng ta có thể gọi họ là những người sáng tạo lại chăng?
Xin mời nhấn chuột vào hinh trên để xem ở định dạng lớn hơn.
Trong triển lãm trước, Thông có thể trưng bày bản in của các tác phẩm Đông Hồ mà anh tham khảo bên cạnh mỗi bức vẽ, nhưng ở triển lãm này có một số hình ảnh (thường là các ảnh báo chí về cuộc chiến chống Mỹ) không tiện để in (vì vấn đề bản quyền và giấy phép) nên chúng ta phải tự tưởng tượng những bức ảnh, đa phần là bất hủ ,này vậy. Ví dụ, có hình ảnh một bé gái vừa gào thét vừa chạy trốn bom napan, hay một vị hoà thượng tự thiêu. Trong số những bức tranh không được treo còn có hình ảnh một anh Việt cộng bị bắn vào đầu và hình ảnh những chiếc trực thăng cuối cùng rời nóc Tòa đại sứ Mỹ.
Thường thì tôi sẽ không khuyến khích người xem ghi lại những bài viết trong catalog cho tới khi họ đã có được những cảm nhận riêng về các tác phẩm trưng bày nhưng Joyce Fan từ Bảo tàng Mỹ thuật Singapore đã viết một bài rất hay về bộ sưu tập này mà tôi nghĩ là các bạn nên lấy một bản sao và ngồi nghiền ngẫm ở giữa “cái bụng” tưởng tượng này. Đó là một ví dụ mẫu cho ai sắp trở thành những nhà phê bình hay người viết lời giới thiệu về hội họa. Không có những lời lẽ khoa trương, cường điệu – mà chỉ có những mô tả đúng thực chất. Quả là một tài liệu tuyệt vời!
Trong ba tháng tới, Thông sẽ tham dự một chương trình lưu trú mỹ thuật ở Malaysia. Xin chúc cho trí tuệ và tài năng phong phú của anh sẽ được cất cánh trên những hành trình phóng túng hơn với nhiều bình luận sâu sắc và táo bạo hơn.
Đây đích thị là một triển lãm mà bạn không nên bỏ lỡ. Có những tác phẩm vô cùng hài hước, có những tác phẩm lại mang nét bi ai. Triển lãm cũng đầy chất trào phúng và táo bạo tuyệt vời. Và các bạn cũng đừng quên ngắm nhữn bản in ở cầu thang nhé. Với những ai không đáp ứng được những cái giá mà người ta đã trả cho Thông hoặc không có những bức tường đủ lớn để treo tranh thì những bức in thú vị này sẽ là một sự lựa chọn hay ho đấy. Rất đáng sưu tầm!
Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây. |