KVT – Lâu đài của người, túp lều của ta
![]() | ![]() |
Xin mời nhấn chuột vào hình để xem ở định dạng lớn hơn
KVT xem các bức ảnh của Andre Lutzen và Jamie Maxton-GrahamMaxtone-Graham
Rất nhiều những bức ảnh của nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Đức – Andre Lutzen đang được trưng bày tại viện Goethe khiến cho người xem cảm thấy ái ngại và tất nhiên đây chính là dụng ý của tác giả. Lutzen đã từng đi sâu vào các vấn đề chính trị nhạy cảm như di cư, khai thác tài nguyên thiên nhiên, toàn cầu hoá và những tàn dư của chủ nghĩa thực dân. Khi xem những bức ảnh này, dù là dạng slideshow chiếu trên tường hay là trên sách về dự án – “Hà Nội riêng chung”, ban đầu tôi thấy mình như một kẻ nhìn trộm xấu xa và tôi đoán rằng đây là một trong những phản ứng mà Lutzen mong muốn tạo ra ở các khán giả trung lưu – đối tượng chính của anh. Rồi sau đó, rất tự nhiên, người xem sẽ thấy đồng cảm.
Jamie Maxton-GrahamMaxtone-Graham – nhiếp ảnh gia nước ngoài đang sinh sống tại thành phố này – cũng tạo được hiệu quả tương tự trong sêri ảnh về Long Biên mặc dù các tác phẩm của anh dường như mang một nét chân thực khác, có lẽ là do anh có mối quan hệ lâu dài và gần gũi hơn với các đối tượng và địa danh trong các tác phẩm của mình.
Xin mời nhấn chuột vào hình để xem ở định dạng lớn hơn
Các bức ảnh của Lutzen lại mang đến cảm giác bề ngoài hơn bởi chúng len lỏi qua các ngõ, ngách của những người Hà Nội không thuộc nhóm trung lưu, nhưng chắc chắn chúng sẽ cuốn hút bạn ngay lập tức. Những bức ảnh này là một cái nhìn thoáng qua về một Hà Nội thực mà ở đó phần đông cư dân thành phố đang sinh sống. Và nếu như bạn đã từng đi qua khu vực có nhiều người dân ngoại tỉnh sống trong những khu nhà ổ chuột hay những nhà tập thể tồi tàn, và thường là bất hợp pháp, thì rất nhiều bức ảnh sẽ khiến bạn thấy thương tâm và ấn tượng.
Tôi có dẫn một người đi xem cùng. Là người đang sống cùng gia đình trong một gian nhà nhỏ có sàn nhà được dựng trên bùn và thường hay bj ngập nước, anh ấy nghĩ rằng hầu hết những đối tượng trong các bức ảnh của Lutzen đều có nét may mắn. Cũng như anh, họ đã sống với khát khao và tham vọng vươn lên.
Cuốn sách của Lutzen có lẽ sẽ không được nằm trong danh sách những vật lưu niệm về Hà Nội mà khách du lịch hay những người nước ngoài đến sinh sống tại thành phố này nhất định phải mua. Những người Hà Nội mà nếu không thích thành phố của mình được miêu tả khác đi ngoài những hình ảnh yên bình, đẹp đẽ đã quá quen thuộc thì chắc cũng sẽ mong muốn cuốn sách này bị cắt bỏ. Nhưng đây là một trong số rất ít những cuốn sách hiện có tránh được những hình ảnh rập khuôn thường thấy khi miêu tả về thành phố này mặc dù một số bức ảnh này rồi cũng sẽ bị rập khuôn trong một tương lai không xa.
Song hành cùng những bức ảnh tĩnh của Lutzen là hai tác phẩm video art của Nguyễn Trinh Thi với tiêu đề “ Đến và đi”. Người nghệ sĩ trở lại Hà Nội sau 10 năm xa cách và như thấy xa lạ với nơi đây. Có lẽ chị trở lại với hy vọng sẽ tìm thấy những hình ảnh gần gũi thông thường như vẫn còn in đậm trong trí nhớ nhưng lại thấy mình như một người xa lạ đến với một thành phố gần như đã đổi khác. Điều đó thúc đẩy chị đặt mình vào vị trí của một người nhập cư từ nông thôn và tác phẩm ngắn của chị lấy bối cảnh tại một bến xe buýt là một câu chuyện rất phù hợp và hiệu quả về sự chuyển đổi, hoang mang và cô độc. Ta có thể cảm thấy rất rõ cảm giác nhớ nhà trong đó.
Đó là một cái kết hay cho triển lãm ba phần “Hà Nội – Thành phố trong nghệ thuật”. Triển lãm sẽ còn mở cửa đến cuối năm 2010 và tôi khuyên các bạn nên đến xem.
Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây. |
Reading more like an afterthought, I’m unsure about why I am mentioned in this review of Mr. Lutzen’s book and exhibited photographs. First, because you reference work of mine that was done more than a year ago. Second, because you show an invitation to a group show of four photographers – the other three whom you dont mention, so I will here: Boris Zuliani, Tran Xiu Thuy Khanh and Barnaby Churchill Steel. And third because it seems clear that you did not attend The Long Bien Picture Show and so missed what I daresay was the best show of contemporary photography in Vietnam this year.
A more careful review might even have included the correct spelling of my name.
Happy New Year.
hi Jamie, thanks for your comments.
I have to take responsibility here, some of those mistakes are mine.
i proofread KVT’s pieces for spelling, and i missed the misspelling of your name.
My apologies for that. it’s fixed now.
You’re right about the image. That i can only attribute to my own carelessness. i wanted an image of your work and couldn’t find one in my computer (tho i think i do or did have some). i checked on the post about the ‘Days and Nights’ show at the Bui Gallery but there were none there. it was late, i was tired, so i just used the Long Bien poster and linked the words “Long Bien series” to the post about the article featuring your work in burn magazine. That was sloppy work and a bad choice.
Again, my apologies.
The Long Bien Picture Show should not have been part of this discussion, and if i had chosen more carefully, it wouldn’t have been.
As far as comparing your photos to Andre Lutzen’s, i think thats a fair thing to do, even though your photos are older.
Thanks for pointing out these mistakes. i promise to work more more carefully.
Best regards,
Brian
Thanks for that Brian. Most appreciated.
I might add a couple of other notes for clarification. Thi’s video piece about the bus station was called “Terminal”. “Coming Going” was the work just prior which showed two halves of a taxi windshield – one half as it headed out of the city to the country, and the other half as it returned. Also, Thi had three works exhibited, not two.
I would also add to the note about The Long Bien Picture Show that four filmmakers were part of that exhibition: Tran Thi Anh Phuong, Pham Thu Hang, Do Van Hoang and Tran Thanh Hien.
In general I thought this was a bit of a sloppy review though I appreciate the effort to clarify the erratum.
Thanks Jamie.