Home Ý Kiến KVT – Buổi chiếu 4 phim tài liệu tại Viện Goethe

KVT – Buổi chiếu 4 phim tài liệu tại Viện Goethe

Bài viết này sẽ là những dòng chia sẻ về một buổi tối xem phim thú vị…chứ hoàn toàn không phải là một bài bình luận.

Rất nhiều người đã tới dự buổi chiếu phim của Doclab ở Viện Goethe trong buổi tối chủ nhật lạnh giá vừa rồi. Với phần đông khán giả là những người trẻ tuổi thì xem ra đây hình thức nghệ thuật này đang thu hút được nhóm đối tượng mới và đó là một dấu hiệu tốt.
Hôm đó chiếu bốn phim tài liệu thử nghiệm của bốn nhà làm phim trẻ Việt Nam. Đây là một phần của Buổi chiếu bóng Long Biên – chương trình chỉ diễn ra một đêm duy nhất – mà tôi hi vọng là sẽ được lặp lại ở đâu đó để tôi có thể thưởng thức những bức ảnh và những phim tài liệu như là một thể thống nhất. Dựa trên sự quan tâm của khán giả mà tôi thấy hôm chủ nhật thì tôi nghĩ rằng một triển lãm dài ngày có thể sẽ rất được đón nhận. Tôi đoán là chương trình sẽ phải vượt qua một số thủ tục hành chính và để tìm được một địa điểm đủ rộng cũng là cả một vấn đề. Tôi đã xem nhiều bức ảnh trên mạng nhưng chúng chỉ làm tôi thêm thèm muốn được xem thêm và những phim tài liệu này thực sự là những đĩa tapas (lời người dịch: một món ăn khai vị của Tây Ban Nha) ngon lành.

Tôi là một trong số những khán giả đánh giá cao cách tiếp cận phim/video ngắn như một cuộc dạo chơi để tôi có thể xem chúng, trong những không gian riêng biệt khi chúng được lặp đi lặp lại, và ở nơi tôi có thể quay lại lúc rảnh. Tôi cũng là một khán giả hay thích suy ngẫm và thích “chộp” lại những đoạn hay và ngẫm nghĩ cho tới khi nào hài lòng thì thôi.
Phản ứng của tôi với bốn phim tài liệu hoàn toàn mang tính cá nhân và cụ thể đối với địa điểm chủ đạo của phim vì tôi là người đã từng lang thang và quan sát Long Biên từ nhiều năm nay, thụ động thôi và cũng chẳng có camera….thường ngắm các cảnh và không gian khi đạp xe chầm chậm – hi vọng rằng tôi có thể ẩn danh – khi tôi thêu dệt nên những câu truyện về những người tôi đã thấy. Với tôi, những phim tài liệu này giống như là thước phim trong đầu tôi vậy và có những khoảng trống đã được bù lấp và vẫn còn có chỗ cho những ước đoán. Không chỉ có thế, đó còn là những quan sát rất tinh tế và là những phim được quay đẹp và dựng hay.

Tôi đã trò chuyện với các khán giả khác và thấy thật thú vị khi được nghe về những phần họ thấy hấp dẫn và những ảnh hưởng khác nhau mà chúng mang lại.

Không có ý phê bình mà chỉ là một sự suy ngẫm! Đôi khi tôi nghĩ về những điều khó xử mà các nhà làm phim và các nhà nhiếp ảnh luôn phải đối mặt khi muốn ghi lại những sự kiện thực tế để giới thiệu cho công chúng. Một trong số đó là những thứ như giấy phép cho đề tài, sự đồng cảm, những thành kiến cá nhân, tính chủ quan…Đó là một trong những vấn đề triết lý có thể là chủ đề hay cho một cuộc tranh luận giả định.

Vậy phim nào tôi thích nhất? Có lẽ là phim của Trần Thị Ánh Phương với tiêu đề “Mồm đi chân ướt”. Tôi đoán có lẽ là vì bộ phim đó khiến tôi tưởng tượng có thể viết cả một câu truyện ngắn về nó…hoặc thậm chí là cả một sê-ri những câu truyện có liên quan đến nhau…hoặc cả một kịch bản phim. Cả bốn phim đều có những “hạt giống” có thể “nảy mầm” và phát triển thành những câu truyện hay…Nhưng khi ấy thì cuốn sổ ghi chép của tôi sẽ tràn ngập những tình tiết nhỏ quý giá vốn có thể làm cốt truyện cho những câu truyện không được viết ra. Và tôi ước mình có đủ khả năng và sự khéo léo để chuyển những câu truyện ấy thành thể một thước phim đầy hình ảnh.

Theo tôi được biết thì tất cả các phim này đều đã được tham gia và chấp nhận cho các liên hoan phim tài liệu và phim ngắn quốc tế.

Một chương trình tuyệt vời, Doclab ơi! Các bạn hãy vào link sau đây để có thêm thông tin về nhóm thú vị này: http://www.hanoidoclab.org/

Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây.

4 COMMENTS

  1. Ethics is very interesting but pragmatics and aesthetics might be more to the point, since the lives of poor and powerless Vietnamese tend to be much less resistant to scrutiny and to present livelier, better-lit images than those of the well-off and the powerful. Upper-level cadres and captains of industry playing golf probably wouldn’t look bad, for example, but getting permission to film them would no doubt be another thing. And who wants to watch middle-class Vietnamese working in offices during the day and doing Facebook in the evening and watching Chelsea matches late at night?

Leave a Reply