KVT – Trình diễn của Lại Diệu Hà ở Nhà Sàn
Trong quá trình tìm hiểu về nghệ thuật trình diễn, tôi nhớ từng đọc được rằng có một nhà bình luận (tên của người này thì tôi không còn nhớ nữa) cho rằng loại nghệ thuật trình diễn thể hiện bằng sự đau đớn, những cuộc thử nghiệm sức chịu đựng khủng khiếp và thậm chí là cả đổ máu được sinh ra ở Việt Nam vào ngày 11 tháng 6 năm 1963.
Nếu bạn xem phim về Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, bạn sẽ thấy tấn kịch bắt đầu khi vị sư đáng kính ngồi xuống một ngã tư đông đúc ở Sài Gòn, xung quanh là các tăng thân và những người đứng xem, trong khi một nhà sư khác từ từ tưới xăng lên người ông giống như đang thực hiện một nghi lễ vậy. Sau vài phút, Quảng Đức tự châm lửa và phần còn lại của câu truyện là một sự kiện lịch sử đã cổ vũ hàng ngàn những thanh niên dễ ảnh hưởng, như tôi đây, trở thành những người phản đổi chiến tranh Việt Nam và ủng hộ cho Hồ Chí Minh và đội quân giải phóng.
Khi thảo luận, các bạn bè tôi cũng đề cập đến những gốc gác khác của loại hình nghệ thuật này như là sự kiện những người tình nguyện bị đóng đinh trong ngày lễ Phục sinh ở Cebu ở Philípin hoặc thậm chí là màn nhảy từ trên cao xuống đất (không có dụng cụ bảo vệ) ở đảo Pentecost. Dù gì đi nữa thì trào lưu trình diễn do Marina Abramovic mở đường hơn 40 năm trước này đã trở thành một loại hình cơ bản trong cơ cấu Nghệ thuật Trình diễn. Trước đây loại hình nghệ thuật đầy bản năng và đáng sợ này đã khiến cho công chúng phẫn nộ, ghê tởm và cũng thường bị cảnh sát ghé thăm nhưng ngày nay thì nó được coi như là một điều rất đỗi bình thường.
Khi xem loại hình Nghệ thuật trình diễn này (và nhân đây tôi cũng phải thú thực rằng tôi không thấy thích thú khi xem người ta tự làm đau mình nhưng tôi lại rất ấn tượng với những động cơ của họ) bạn có thể nhận ra rằng
khán giả cũng là một phần của cuộc trình diễn như người nghệ sỹ vậy.
Một vài người bị cuốn hút vào sự chịu đựng đau đớn đó; người khác thì lưỡng lự và không thấy thoải mái; một số khác lại muốn thét lên và chấm dứt trò lố bịch này; những người khác mỉm cười với bạn bè, có lẽ muốn ám chỉ rằng phần trình diễn thật điên rồ; hầu hết đều tỏ ra nghiêm nghị, có lẽ không muốn thấy mình bị coi là người không tân tiến; số ít thì bỏ đi khỏi chỗ đó.
Trước đây, cũng lâu lắm rồi, tôi từng phải làm việc liên quan đến những thanh niên có vấn đề, những vết thương nhỏ họ tự tạo ra cho mình và sự hành xác bằng những lưỡi dao lam và các vật sắc hoặc nhọn khác đôi khi trở thành một kiểu biểu diễn theo vòng tròn khi những nhóm nhỏ ngồi và tự cắt mình không để ý đến những thanh niên khác đang tò mò nhưng thụ động đứng xem, cho tới khi một khán giả thấy sợ hãi và tìm cách nào đó để chấm dứt sự đau đớn …của những người trình diễn và của chính bản thân họ.
Abramovic đã từng thực hiện một màn trình diễn cho phép khán giả làm cô đau và kể lại rằng có đôi lúc cô thấy mình đang vô cùng mạo hiểm và từng một lần thấy kinh hãi.
Tất cả những điều dông dài này được bắt nguồn từ những suy ngẫm của tôi sau khi xem phần trình diễn dài một tiếng của Lại Diệu Hà trước rất đông khán giả ở Nhà Sàn tối thứ ba vừa qua. Như tôi đã từng trích dẫn khi viết về nghệ thuật trình diễn trước đây, một tiêu chí của nghệ thuật trình diễn là nó có thể mang tính giải trí, gây cười, gây sốc hoặc làm khán giả khiếp sợ nhưng dù thế nào đi nữa thì nó cũng phải đáng nhớ. Và phần trình diễn của Hà chắc chắn là rất đáng nhớ. Đó là một tiết mục theo phong cách Abramovic và tôi dám chắc rằng nếu đạo đức xã hội cho phép thì có khi nó còn táo bạo hơn thế.
Tôi vẫn đang cố khám phá ra những lớp nghĩa, những cách hiểu đối với tác phẩm và người nghệ sỹ cũng không đặt tên cho tác phẩm để chúng ta có thể có những định hướng trước. Cũng như rất nhiều nữ nghệ sỹ theo trào lưu nữ quyền ở Việt Nam, Hà dường như cũng phản đối những áp lực xã hội, những định kiến và những lề thói mà phụ nữ phải đối mặt ở đất nước này, và như tôi được biết thì phần trình diễn đầy thách thức này của cô cũng đã nhắm đến một trong số những điều đó một cách súc tích và ấn tượng.
Nhà thơ người Mỹ, W H Auden đã từng nói rằng thơ ca không thể tạo ra sự thay đổi. Và, tôi đoán là, ông ấy cũng có thể nói thêm rằng nghệ thuật cũng không thể làm được điều đó bên ngoài cá nhân mỗi nghệ sỹ. Nhưng tôi luôn thấy ấn tượng và hào hứng mỗi khi thấy các nghệ sỹ thực hiện những tác phẩm chứa đựng các tuyên ngôn làm thay đổi thế giới.
Khán giả được yêu cầu không chụp ảnh nên tôi tôn trọng điều ấy và sẽ không mô tả bằng lời phần trình diễn đó ở đây. Có thể nói rằng nếu cô ấy có biểu diễn lần nữa thì tôi sẽ cố gắng để được xem. Nhưng tôi cũng phải cảnh báo trước rằng nếu các bạn có nghe thấy tiếng hét thì đó có thể là tôi đang phản đối để Hà ngừng….nhưng cô ấy chắc sẽ không nghe theo đâu.
Các bậc phụ huynh cũng cần chú ý rằng những buổi biểu diễn của Hà được xếp vào loại M (tức là chỉ dành cho người lớn) nhé.
Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây. |
“All art is quite useless.”
what’s the point ? performance art with no pictures allowed ?
@ noname
the same point as going to a theater performance, leaving the camera home and just enjoying the actual experience. The fetish that some people have with cameras is quite unhealthy, my dear. Unless some darlings have a record of their attendance it seems that they can’t recall if they’ve been or not. Some perfectly funny sweeties spend a whole performance madly clicking and then checking the results. They probably get free tickets. Some pussies even think that moving all over the place and spoiling other peoples’ sight lines is quite endearing. What a to do my candypie!