Home Sự kiện Mĩ thuật KVT – Những ngôi nhà điêu khắc bởi hình khối

KVT – Những ngôi nhà điêu khắc bởi hình khối

Đăng vào
1

Một cuối tuần lạnh lẽo là thời gian thích hợp nhất để ghé thăm Bảo tàng Mỹ thuật và xem kết quả hợp tác của 9 nhà điêu khắc sau một dự án kéo dài ba tháng. Ban đầu tôi cứ lang thang đi vào không cần biết đến mục đích sáng tạo của chương trình nghệ sỹ lưu trú và hợp tác này là gì và chỉ thưởng thức triển lãm thôi. Rồi khi nhận thấy rõ có những điều hạn chế các nhà điêu khắc này thì tôi mới bắt đầu xem xét triển lãm dưới con mắt phê bình nhiều hơn.

Ở bồn cỏ phía trước là 9 tác phẩm điêu khắc cá nhân thú vị tạo thành 9 khối vuông. Vì đây đều là những tác phẩm không tên nên tôi thấy tốt nhất nên ghé thăm các tác phẩm của từng nghệ sỹ bên trong bảo tàng và rồi tự ghép chúng với những khối lập phương bên ngoài. Một số trường hợp thì quá dễ! Nhưng một số trường hợp lại là cả một câu đố rất thú vị!

Nhìn chung, đó là một triển lãm thành công. Thường thì sắp đặt 9 tác phẩm riêng rẽ, chủ yếu có kích thước lớn, gần kề nhau sẽ là một công thức cho sự thất bại nhưng những tác phẩm này có đủ chỗ để “thở” mà lại không quá lấn át nhau, mặc dù sự chật chội cũng không khỏi khiến người xem phải thóp bụng vào. Giá mà không gian rộng gấp đôi thì sẽ tuyệt vời hơn.

Xem ra trong số 6 nhà điêu khắc của Việt Nam tham gia triển lãm này, nhiều người chọn làm việc với những ý tưởng mà họ đã từng phát triển trong một thời gian tương đối và những khán giả thường xuyên có thể dễ dàng nhận ra phong cách của họ.

Ngay lập tức tôi bị hút vào “Khởi đầu hoàn hảo” của Trần Trọng Tri. Tôi đoán 100 quả trứng màu đỏ được chiếu sáng từ bên trong là tượng trưng cho 100 quả trứng được mẹ Âu Cơ sinh ra trong thần thoại của Việt Nam. Được ấp trong những hộp kính perspex riêng rẽ đặt chung trên chiếc bàn thép, chúng trông như một bàn trưng bày ở cửa hàng thượng lưu. Đó có thể là một lời bình luận tuyệt vời về sự ra đời của thế hệ tiêu dùng mới. Nó rất xứng đáng có một triển lãm riêng.

Rất nhiều tác phẩm điêu khắc trưng bày có sự tương tác thú vị giữa vật trưng bày và bóng của nó. Và nếu lưu ý đến điều này thì bạn có thể thấy là những hình khối trên tường của Lê Lạng Lương mang nét là lạ kiểu gothic. Mà thậm chí khi nhìn vào bạn còn thấy hình như là chúng biến đổi hình dạng. Tới nay, đây là một số những tác phẩm xuất sắc nhất của hoạ sỹ này.

Nghệ sỹ Bỉ – Paty Sonville đã sắp đặt một vài hình bóng bằng thép để thể hiện tên và các con số. Tấm màn che lớn thật tuyệt và chiếc ghế cũng rất thú vị. Tác phẩm của cô có giá trị sử dụng cao và tôi rất muốn được nhờ cô làm giúp những tấm màn che cửa sổ cho ngôi nhà mới mà tôi đang dự tính.

 

Một nghệ sỹ Bỉ khác là Talbaui Fatima cũng sử dụng thép để tạo những hình khối có thể nhìn xuyên qua và tác phẩm treo vô dạng như mớ sậy đối xứng rất cuốn hút và khiến người xem phải muốn tìm hiểu. Tôi sẽ không ngại ngần làm chủ tác phẩm treo tường “Etoile Naisance” của cô (tất nhiên là vẫn cho nhà mới của tôi!) Tác phẩm ở ngoài bồn cỏ của cô cũng rất đẹp.

Khổng Đỗ Tuyền giới hiệu hai tác phẩm điêu khắc gỗ được quấn trong những sợi dây đồng dày. Mang tên “Dấu vết” I và II, chúng như một dấu chấm than trung tâm trong mỗi không gian triển lãm. Với tôi, tác phẩm của anh dường như là cầu nối khoảng cách giữa điêu khắc gỗ của người dân tộc thiểu số ở vùng Tây nguyên và cách người Kinh cải biên chúng…xin lưu ý rằng đó có thể chỉ là phỏng đoán riêng của tôi mà thôi.

Lê Thị Hiền thực sự gắn bó với hình dạng ngôi nhà lập phương trong hai tác phẩm được trưng bày. Cô sử dụng màu đỏ hồng vốn đã là nét riêng của mình, những hình tam giác bằng thép được nối thành hai phần liên kết chờ đợi để được làm thành một khối hoàn thiện. Không gian trống ở giữa thật ấn tượng. Từ lâu tôi đã hâm mộ các tác phẩm của cô và đến giờ vẫn chưa xác định được sự hâm mộ đó xuất phát từ cái màu sắc hấp dẫn ấy hay từ những hình khối cạnh cứng của cô.

Nghệ sỹ Mỹ – Bart Ushida đã sắp đặt một thứ mà tôi đánh giá là điểm nhấn của triển lãm. Tác phẩm “Phong cảnh nâng cao” được làm bằng gạo, giấy bọc bằng nhựa, cành cây, những cây sậy còn xanh tươi, gạo và một chiếc bát bằng xi măng đã bị vỡ, chứa đựng rất nhiều câu truyện và dụng ý chưa được hé lộ. Tôi rất muốn biết xem anh còn có thể nghĩ ra những ý tưởng gì nữa. Tác phẩm này khá hợp với Bảo tàng Dân tộc học.

Ở một tác phẩm hấp dẫn khác, có sự kết hợp giữa tự nhiên và công nghiệp để đem đến một cái nhìn không hề dễ dàng nhưng rất hùng hồn về ảnh hưởng của sự phát triển đối với truyền thống. Một khối thép bóng được treo trông như mộ quả lắc hoặc một phiến gỗ dùng để phá thành vậy. Với cái tên “Ngôi nhà”, đó là một tác phẩm hay và cũng giống như phong cảnh trước đó, nó cần thêm nhiều không gian cá nhân nữa.

Thật không may là những bậc thang của Mai Thu Vân đang trong quá trình tháo gỡ nhưng khối lập phương với bậc thang đỏ ở bên ngoài bồn cỏ rất ấn tượng và về mặt kiến trúc thì đã đạt được những yêu cầu của dự án về “một ngôi nhà trong khối lập phương”.

Triển lãm còn tiếp tục đến tận ngày 31 và xem ra khá thu hút khán giả người Việt. Tôi cho rằng đó là triển lãm rất đáng ghé xem.

Tuần này Trung tâm Viet Art cũng tiếp tục triển lãm điêu khắc 3 phần, xem ra Điêu khắc là thứ được yêu thích của tháng ở Hà Nội. Cũng đến lúc rồi!

Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây.

1 COMMENT

Leave a Reply