KVT – Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất Mahler
![]() |
MAHLER THÊM MỘT LẦN THÀNH CÔNG
Lần đầu tôi được nghe Bản giao hưởng số 1 của Mahler là khi đang lái xe dọc một con đường rải sỏi, ngang qua những thảo nguyên uốn lượn mềm mại ở nam Manitoba, Canada. Chương đầu tiên giống như một lời chào mừng nhẹ nhàng, kỳ ảo với buổi sáng mùa hè ấm áp đó, và sau cái kết vui tươi, sôi nổi của chương ấy tôi dừng hẳn xe, vặn radio hết cỡ, để cho điệu waltz du dương của chương thứ hai tự do tuôn ra, theo những làn gió ấm áp bay ra không gian với một bên là dải trời xanh thăm thẳm và một bên là đồng cỏ thảo nguyên xanh mát trải dài như những gợn sóng nhấp nhô. Chương ba bắt đầu nhẹ nhàng với một giai điệu kiểu Frere Jacques* rồi mạnh dần lên khi giai điệu được nhiều loại nhạc cụ luân phiên biểu diễn theo vòng, và sau đó phân tách thành nhiều giai điệu dân gian nghe thật tự nhiên, gần gũi, phù hợp với vùng thảo nguyên đó – nơi ấy những người Hutterites nói tiếng Đức vẫn đang duy trì cách sống cuối thế kỷ 19 của quê hương Trung Âu của họ. Những con sóc chó từ những cái hang trên ngọn đồi gần đấy đã trồi lên trên mặt đất, đứng trước miệng hang, say mê làm khán giả của Mahler. Rồi khi chương cuối cùng đi vào phần kết quan trọng bằng những âm thanh của cymbal thì chúng cũng như dừng lại, đưa mũi ngửi làn gió nhẹ, rồi đồng loạt chui đầu về thế giới dưới lòng đất của mình.
Tối qua ở Nhà hát lớn, Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia (VNSO), dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng tài ba Honna, đã đem đến cho khán giả một phần chuyển soạn tuyệt vời Bản giao hưởng số 1. Tôi đã tưởng tượng có một toan vẽ màu trắng khổ lớn được đặt sau dàn nhạc và khi bốn chương hoà quyện vào nhau thì một người hoạ sĩ – cũng vô hình – cầm những chổi vẽ lớn khi nhẹ nhàng, khi mạnh mẽ, khi lướt, khi xoáy, tạo nên những đường nét trên toan vẽ ấy và cho tới khi hợp âm cuối cùng vang lên thì đó đã là một kiệt tác rất thành công, chứa chan cảm xúc và giàu giá trị biểu hiện.
Tôi thấy mừng là mình chưa bao giờ hâm mộ sê-ri Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao) bởi nếu không thì có lẽ chương thứ hai đã đưa trí tưởng tượng của tôi đến với đài chỉ huy của phi thuyền Starship Enterprise (nghe nói nó cũng là nhạc phim của tập 10, phần 5)…mặc dù tôi không rõ là liệu nó có hiệu quả như bản “Thus Spake Zarathustra” hay “The Blue Danube” (Sông Danube xanh) của Richard Strauss được dùng trong “2010 A Space Odyssey” (Cuộc phiêu lưu vào không gian) của Kubrick không.
Nếu tôi mà say mê những bộ truyện tranh Manga về vũ trụ, thì có lẽ chương ba của bản giao hưởng sẽ lại đưa tôi đến với vũ trụ lần nữa, để khám phá những hành tinh mới và để chiến đấu chống lại những kẻ thù xa lạ.
Những giai điệu mang âm hưởng dân gian và đường phố Đông Âu trong chương ba hầu như đã gợi cho tôi đến bản nhạc trong vở nhạc kịch “Fiddler on the Roof” và tôi đoán là nghệ sĩ sáng tác bản nhạc đó – Jerry Brock cũng hâm mộ Mahler cuồng nhiệt như tôi vậy.
Khi chương cuối đi vào cao trào tuyệt vời thì các nghệ sĩ kèn horn và kèn trumpet cũng đứng cả lên, cất vang tiếng trên đầu của những nhạc công khác. Thật là tuyệt!
Honna đã không tặng cho các khán giả đang nhiệt liệt hoan nghênh một phần encore nào. Nhưng sau một nhạc phẩm Mahler như thế, ai lỡ làm mất đi những dư âm tuyệt vời đó chứ? Giống như…liệu có ai đã thưởng thức một hay hai cốc rượu Chateau Mouton Rothschild Pauillac 1986 rồi sau đó lại để cái dư vị tuyệt vời ấy tan biến đi bằng một thứ gì đó kém ngon hơn chứ?
Đêm diễn mở đầu rất hay và hợp lý bằng nhạc phẩm “Songs of a Wayfarer” (Tạm dịch: Những bài ca của người khách bộ hành) của Mahler. Hợp lý vì bài thứ hai và thứ tư của Chùm nhạc được trình diễn trong Bản giao hưởng tiếp sau đó. Và những bài hát đó hay biết bao khi được giọng ca nam trung Katsunori Kono thể hiện cùng dàn nhạc…và tiếng đệm du dương của đàn hạc. Giọng nam trung ấy đã thể hiện đúng như Mahler mong đợi và vô cùng hoà hợp với âm nhạc mà dàn nhạc thể hiện. Quá tuyệt!
Quả là một đêm đáng nhớ.
VNSO đã trở nên rất chuyên nghiệp. Họ có website đẹp, tờ chương trình cho đêm diễn cũng tuyệt với đồ hoạ rất bắt mắt. Họ đã thực sự phù hợp là một dàn nhạc đi lưu diễn (tôi nghe nói là năm nay VNSO đi diễn ở tận Boston đấy).
Những phần giới thiệu của Michael Bosworth về Mahler, Bản giao hưởng số 1, Những bài ca của người bộ hành cũng đều rất hay và giàu thông tin.
Hiện VNSO đã có quyển giới thiệu chương trình cho 2011 rất tiện lợi và xem ra các khán giả yêu nhạc cổ điển đang có một năm thú vị đây. Và với những giá vé rẻ…do được sự hỗ trợ của các nhà tài trợ thường xuyên và riêng lẻ…thì ai mà lại ngốc đến mức không thường xuyên đi nghe những bản giao hưởng và xem những buổi diễn của VNSO chứ?
Lời người dịch
* Frere Jacques là một giai điệu tuổi thơ của Pháp (nghe giống bài “Kìa con bướm vàng”). Bài hát thường được hát luân phiên theo vòng. Khi người (hoặc nhóm người) đầu tiên hát hết câu đầu thì người (nhóm người) khác hát câu tiếp và cứ như thế cho tới khi mọi người quyết định dừng.
Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây. |
So it’s okay for impartial observers to be wild enthusiasts as well these days is it?
I attended the Friday night concert, and while I thoroughly enjoyed the performance of the Symphony No. 1, I have to say that the “Lieder eines fahrenden Gesellen” came off (in my opinion) very poorly. The orchestral accompaniment was extremely ragged, often rushed, and lacking in finesse; the baritone soloist Mr. Katsunori made an embarrassing hash of his lines in the final song (but then again who would have noticed–the program did not include the original German texts!). I think that much more rehearsal time should have been devoted to the song cycle.