KVT cùng với sự quyến rũ và lấp lánh của triển lãm
![]() | ![]() |
Một triển lãm lấp lánh ở Trung tâm Viet Art
Đã từ lâu rồi mới thấy Trung tâm Viet Art trên phố Yết Kiêu trông long lanh đến thế! Những bức tường di động đã được bố trí theo một kiểu mới, tạo cảm giác như không gian rộng hơn và thậm chí sàn nhà vốn bụi bặm cũng trở nên lấp lánh khi phản chiếu lại ánh đèn. Những bức tường dường như trắng hơn nhưng có lẽ cảm giác đó được tạo ra bởi những thứ được treo trên chúng…những bức tranh lớn rực rỡ của nữ họa sỹ 28 tuổi – Trần Thị Hương.
Hầu hết các bức hoạ đều có các nhân vật và các đồ vật tách biệt trên một nền xám nhạt, mịn màng và tất cả đều được trang trí hết sức rực rỡ.
Thoáng nhìn bạn sẽ tưởng các tác phẩm này là những bức chân dung tự hoạ của một hoạ sỹ ám ảnh về bản thân và tự yêu mình quá đáng, nhưng rồi khi lang thang khắp gian triển lãm, bạn bắt đầu nhận thấy những sắc thái mang lại những khía cạnh mới cho các tác phẩm. Tác giả của loạt tranh này thuộc thế hệ Việt Nam đầu tiên lớn lên trong một xã hội tiêu dùng đang phát triển. Chính bối cảnh ấy đã nhanh chóng đưa họ đến gần với phần còn lại của thế giới vốn từ lâu đã là nạn nhân của những mánh khoé dụ dỗ và những chiến lược marketing bao phủ lấy chúng ta cứ như là thứ nước hoa đắt tiền, hấp dẫn khi vậy và chúng đã thành công trong việc khiến tất cả chúng ta thèm muốn được trông hào nhoáng….và hào nhoáng hơn…thường là trong suốt phần đời tiêu pha của chúng ta.
Khi xem các tác phẩm của nữ hoạ sỹ trẻ, tài năng này, một câu hỏi nảy ngay ra trong đầu tôi là liệu có phải cô đang đưa ra những tuyên ngôn về nữ quyền không. Tôi luôn mong câu trả lời là có vì phụ nữ thế giới vẫn còn phải nỗ lực nhiều trong cuộc cách mạng để giành quyền bình đẳng, đặc biệt là ở những nơi đầy triển vọng như Việt Nam…nhưng rồi tôi cũng luôn tự nhận thức rằng tuyên ngôn loại nào đi nữa cũng không thể tạo nên nghệ thuật có chất lượng, chỉ có tài năng mới có thể làm được điều đó và quả thực đây là thứ Trần Thị Hương không thiếu.
Sự tự khám phá bản thân của cô gợi cho tôi nhớ về những tác phẩm của một nam hoạ sỹ cùng trang lứa với Hương là Nguyễn Văn Phúc. Có thể bạn sẽ băn khoăn là liệu sự ám ảnh về bản thân có phải là biểu hiện của sự phát triển của một tâm lý mang tính toàn cầu đang cố đẩy lùi những quy tắc Nho giáo truyền thống vốn hạn chế sự tôn sùng “Cái tôi” (à, có lẽ là ngoại trừ trong cuộc sống của những người giàu có, quyền lực, nổi tiếng và cả những kẻ xã hội đen nữa)
Liệu một nền văn hoá mà hết lòng tiếp nhận phong cách sống tiêu dùng phổ biến có đang tạo ra thứ gì khác ngoài những thế hệ nối tiếp nhau tôn sùng “tôi và chỉ mình tôi” không?
Đó là là một suy nghĩ vu vơ của tôi trong một buổi sáng chủ nhật khi nhấm nháp những ly cà phê nhưng lại khiến tôi nhớ đến những bức tranh ấn tượng của Hương…tất cả đều thể hiện một năng lực chuyên môn rất khá.
Xem ra Hương đang cố khám phá những cám dỗ trong lối sống đang cản trở những nữ thanh niên trẻ trung, muốn vươn lên và những giấc mơ, những cơn ác mộng đang bủa vây tinh thần muốn tuân theo lối sống tiêu dùng của họ. Trong một vài tác phẩm, nhân vật được phác họa dường như đang rơi tự do trong không gian…giống như trong một giấc mơ có thể khiến bạn giật mình tỉnh giấc ngay trước khi rơi xuống đất.
Nét giới tính và nhục dục dập dờn xung quanh trên những cánh bướm lấp lánh và đôi khi như làm cho nhân vật như mờ nhạt đi trước ánh mắt tò mò thậm chí là dò xét của người xem. Quả là một cuộc phiêu lưu thú vị vào thế giới sùng bái đồ vật.
Tôi thích một tác phẩm mô tả nhân vật chính đang đưa tay che mắt dường như muốn hỏi “sự riêng tư của tôi đâu?” vậy. Và tác phẩm phác họa một cô gái một mắt vây quanh là những đôi mắt cá không hề chớp, cứ giương lên nhìn chằm chằm vào người xem có thể là một tuyên ngôn về sự hoang mang và sợ hãi khi phải đối mặt với sự kiểm soát liên tục của thời trang và bạn bè.
Người hụ nữ Á châu trẻ trung, hiện đại gần như bị bó buộc vào những yêu cầu, đòi hỏi phải tuân theo chủ nghĩa tiêu dùng và tôi đoán là họ thường cảm thấy thế giới của mình là một không gian màu xám không đủ sức xoa dịu…cho dù nó có lấp lánh đến thế nào đi nữa.
Rồi đến nhu cầu phải là một cô gái đỏng đảnh, quyễn rũ, rồi vỡ mộng và cay đắng khi luôn bị coi là vật trang trí cho giới đàn ông.
Vậy liệu đó có phải là những bức họa của một nhà nữ quyền không? Tôi hi vọng câu trả lời là đúng. Cũng phải lưu ý với các bạn rằng tôi là một nhà nữ quyền nên tất nhiên điều đó cũng ảnh hưởng đến cách tôi cảm nhận triển lãm này và nếu như bài nhận xét về triển lãm treo trên tường là một bản dịch chuẩn thì người bình luận đó chắc chắn sẽ ch rằng tôi đã nhầm rồi.
Đó là một triển lãm long lanh, rực rỡ khá phù hợp để treo ở một buổi trình diễn thời trang, trong một khu hàng thời trang nhỏ của một trung tâm mua sắm hào nhoáng…nếu thế chúng sẽ là những tuyên ngôn châm biếm hay phải biết.
Các tác phẩm tạo cảm giác rất phù hợp để trang trí mặc dù không quá…hào nhoáng theo lối châm biếm, và mang nét gì đó của nghệ thuật đại chúng của Roy Lichtenstein được hiện đại hoá sau 50 năm, và rất phù hợp với định nghĩa của tôi về hội hoạ trong quảng cáo và chính đặc điểm này đã khiến cho chúng hấp dẫn được đối tượng khán giả trẻ.
Bạn sẽ thấy rùng mình khi nghĩ đến tình huống những kẻ chuyên đi sao chép sẽ nảy sinh ý đồ bắt chước sau khi xem những bức hoạ rực rỡ, tinh tế và khéo léo của Hương
Chỉ có tài năng, khiếu hài hước, và tâm lý hậu hiện đại mới có thể nắm bắt được một thứ trần tục và thô ráp, giữ nguyên được nét riêng của nó và biến nó thành nghệ thuật thị giác với sự lôi cuốn rộng rãi và cần thiết.
Rất đáng xem, cho dù chỉ để thấy sự mới lạ. Triển lãm sẽ kéo dài đến hết tuần.
Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây. |
Good review, KVT. I forwarded it to my friend who knows the artist and I hope he’ll translate and/or forward it on to her!
Perri