Home Sự kiện Truyền thống Đảo Ngũ Xã – Phần 5

Đảo Ngũ Xã – Phần 5

Đăng vào
0

Thị hiếu cho Địa phương

Phần 5: Tất cả đường lịch sử Việt Nam dẫn đến đảo Ngũ Xã
Đường thứ nhất là một phần cơ thể Sông Hồng di chuyển và để lại một đảo – đảo nằm trên đất đặc biệt vì được dùng làm khuôn để đúc. Cũng vì là đảo, được bao quanh bởi nước – rất quan trọng vì đúc đồng dùng lửa rất nóng, và lửa rất nguy hiểm ở thành phố xây dựng bằng gỗ.

Đường thứ 2 là nhà sư Nguyễn Minh Không đã mang về Thăng Long cách đúc đồng, cũng như rất nhiều đồng từ Trung Quốc.

Đường thứ 3 là tất cả chúng ta biết rất rõ đường thứ 2 chỉ là huyền thoại! Vì chúng ta biết sự thật là đúc đồng có nguồn gốc ở Việt Nam khoảng 3000 năm trước đây, rất sớm từ thời Nhà Hùng, và sau đó phương thức đúc đồng truyền đến Trung Quốc thông qua những nhóm dân tộc thiểu số sống trên các núi và di chuyển tự do giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đó là lý do tại sao cách đúc đồng đã có ở Trung Quốc trước khi nhà sư Nguyễn Minh Không đến đó, và Hoàng đế Trung Quốc đã có nhiều đồng để cho anh ta!

Đường thứ 4 là khoảng giữa thế kỷ 15, sau khi Hoàng đế Yongle qua đời, các Hoàng đế tiếp theo cuối cùng đóng cửa biên giới Trung Quốc, như vậy cho phép sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công, nghệ thuật, đặc biệt gốm trắng và đồng, của Việt Nam trên thế giới tăng lên cho đến khi nó tương đương với việc kinh doanh loại hàng này trước đó của Trung Quốc.

Đường thứ 5 là Nhà Lê cuối cùng thất bại bời Nhà Mạc và như thế bắt đầu Nhà Lê thứ 2. Những vua Nhà Lê này là khách hàng quen của hàng thủ công và nghệ thuật. Vì vậy, để đáp ứng cả nhu cầu tiêu thụ riêng của họ và nhu cầu quốc tế tạo ra bởi việc đóng của biên giới Trung Quốc đối với hàng hóa châu Á, Nhà Lê thành lập làng Bát Tràng gần kinh thành để làm những thứ gốm đỏ, và Nhà Lê cũng yêu cầu năm gia đình đúc đồng từ năm xã gần và xung quanh Kinh thành Thăng Long di chuyển đến đảo Ngũ Xã để sống và làm hàng đồng các loại, không chỉ cho Nhà Lê và Kinh thành Thăng Long, mà còn để xuất khẩu hàng đồng đến các nước phương Đông.

Và, vì các gia đình này theo huyền thoại về nhà sư Nguyễn Minh Không, nên họ chọn anh ta là người bảo trợ của Ngũ Xã, và sau khi họ xây dựng Đình Ngũ Xã, thì họ thờ anh ta ở đó.

Bây giờ bạn đã biết nhiều điều về đảo Ngũ Xã, nhưng đó không phải là tất cả!

Để đọc 4 bài viết trước về Đảo Ngũ Xã, ấn vào link bên dưới:

Đảo Ngũ Xã – Phần 1

Đảo Ngũ Xã – Phần 2

Đảo Ngũ Xã – Phần 3

Đảo Ngũ Xã – Phần 4

Được viết bằng cả hai tiếng Việt và tiếng Anh bởi tôi, tiếng Việt được sửa bởi Nguyễn Thái Tài, thầy tiếng Việt của tôi.

Những nguồn:
Bronze Casting in Vietnam, Bùi Văn Vượng, Nhà Xuất bản Thế Giới, 2008
Quan Thánh Temple, Hanoi, Friends of Vietnam Heritage, Nhà Xuất bản Thế Giới, 2002
Hồ Tây, Walks Around West Lake, Friends of Vietnam Heritage, Nhà Xuất bản Thế Giới, 2009
Vietnam, a Long History, Nguyễn Khác Viện, Nhà Xuất bản Thế Giới, 2007
Wikipedia.com
Tôi cần sự giúp đỡ của bạn: Nếu bạn biết gì về những sự kiện văn hóa của Việt Nam ở Hà Nội, hãy kể với tôi.

Hanoi Grapevine giới thiệu chủ yếu về nghệ thuật đương đại và văn hóa đương thời của Việt Nam. Chúng tôi sẽ đưa thông tin về các sự kiện văn hóa trong chuỗi những sự kiện phong phú của di sản văn hóa Việt Nam.
Ông Szlam Roman, một sinh viên học tiếng Việt, lịch sử và văn hóa của Việt Nam, luôn luôn thích được tham dự và học về thế giới các sự kiện văn hóa truyền thống của Việt Nam. Ông Roman đã đưa những thông tin mà ông ấy từng trải nghiệm được cho chúng tôi, những thông tin mà ông có được khi ông đi khám phá khía cạnh này của cuộc sống ở Việt Nam. Ông Roman cũng bảo quản trang web www.hanoilocal.info có lịch những hoạt động địa phương ngoài phạm vi Hanoi Grapevine.

NO COMMENTS

Leave a Reply