KVT – Mùa hè và hoa đã mưa xuống
![]() | ![]() |
Triển lãm của Nguyễn Thế Hùng tại Art Việt Nam thật là phù hợp với những gì đang diễn ra ở Hà Nội.
Đây là thời điểm mà những cánh hoa đang rơi xuống như những trận mưa rào nhẹ. Ở một vài nơi, đường phố như đang được ai đó rắc hoa với đủ các màu nào là vàng đậm, cam, đỏ thắm, tím và vàng nhạt khi những cây bằng lăng, điệp, hoa phượng và những cây hoa khác chào đón mùa hè và khi những chú ve sầu cất vang những bài ca chiều của mình.
Triển lãm, mang tên “Và hoa đã mưa xuống”, đang là triển lãm đẹp nhất ở Hà Nội, và với nhiều những dải màu trắng và xanh lớn củ mình, nó chắc chắn cũng là triển lãm mát mắt nhất.
Bây giờ tôi sẽ đi theo hướng cảm nhận riêng của mình nên thành thật xin lỗi tác giả nếu như tôi có đi hơi xa hoặc không thể hiện đúng những dụng ý của anh. Đây chỉ là cảm nhận riêng của tôi mà thôi!
Khi lang thang qua không gian triển lãm ở tầng 2 và tầng 3, tôi cứ luôn có cảm giác ngờ ngợ và khi ngồi xuống nghiền ngẫm kỹ cái không gian mùa hạ hiu hiu gió mát ấy thì tôi sực nhớ đến… Aubrey Beardsley!
Những phụ nữ yêu kiều trong chùm tranh “Khi nào nó bắt đầu” gợi cho tôi nhớ đến phong cách nghịch ngợm và đậm chất sân khấu của Beardsley vốn được lấy cảm hứng một phần từ những trang trí trên bình hoa của người Hy lạp và những bức tranh khắc gỗ của Nhật Bản. Trong “Trường phái tượng trưng”, Michael Gibson đã nói rằng “vẻ tao nhã ấn tượng trong các bức họa của Beardsley có nét na ná giống với những trang trí trừu tượng trong các cung điện Hồi giáo”. Với tôi thì những phụ nữ trong tranh của Hùng cũng có vẻ yêu kiều tương tự nhưng lại mang nét giống với những bức tranh khắc gỗ gợi dục và những bức bình phong của Nhật hơn.
Tất cả các tác phẩm đều được thể hiện trên chất liệu giấy Dó được làm thủ công gắn vào khung tranh. Và tôi cảm thấy cả bộ sưu tập có nét gì đó rất Nhật, rất thú vị, đặc biệt là những bức tranh khổ lớn về những không gian rộng, khoáng đạt trên đó có đính các chi tiết biểu trưng. Đôi khi là nét của geisha, thi thoảng lại là chi tiết gợi về kịch kabuki (kịch truyền thống của Nhật Bản với hát và múa, chỉ do nam tài tử biểu diễn), và cả một thoáng truyện tranh manga nữa.
Và tôi không thể không nghĩ là có một chút gì đó rất sân khấu trong nhiều những bức tranh khổ lớn ấy…dường như chúng đang đợi để được chuyển thành những phông nền cho một vở múa đương đại hoặc những bối cảnh sân khấu cho một thứ gì đó kịch tính hấp dẫn. Và chúng sẽ là những bối cảnh ấn tượng đấy!….mà này…tôi đã không tưởng tượng quá xa đâu nhé vì khi tôi rời Art Vietnam thì tôi đọc được rằng tác giả đã từng thiết kế sân khấu cho một vở múa đương đại vào năm 2007 đấy.
Một số tác phẩm lại gợi cho ta hình dung về những chuyển động cơ thể đầy xúc cảm đằng sau những nếp gấp của tấm vải xanh nhạt kia. Thật đầy chất múa!
Nhưng khi những bức tranh càng nhỏ thì chúng càng trở nên chi tiết hơn và tôi thấy chúng hơi rối rắm và khó cảm thụ, và vẫn thích sự tươi vui và phóng khoáng của những bức tranh khổ lớn hơn. Chỉ đến khi tôi lên khỏi tầng trệt và bắt đầu tưởng tượng về những mùa hạ Nhật Bản tràn ngập những đường cong gợi cảm như trong tranh của Beardsley thì tôi mới thấy thư giãn hơn và bắt đầu thưởng thức nó.
Qua các tác phẩm, những cánh hoa tiếp tục dập dờn chạm đất tạo nên những tấm thảm phù du. Hầu hết những bông hoa ấy chứa đựng những hình ảnh dán giấy về người thật. Những hình ảnh ẩn dụ và biểu tượng cứ thoải mái tràn ngập trong đầu tôi giống như những cánh hoa mềm mại cứ tuôn rơi từ những cây hoa nở rộ. Và nếu tôi mà là giáo viên dạy môn viết văn sáng tạo, tôi sẽ tổ chức một buổi học ngoại khoá để các học sinh của mình có thể chơi với những hình ảnh bằng lời hoặc liệt kê ra những ẩn dụ văn chương. (Tôi luôn thấy thật tiếc là các giáo viên bộ môn sáng tạo lại không tận dụng những cơ hội luôn chờ đợi họ và học sinh của họ trong các phòng tranh.)
Khi tôi nhìn vào hình ảnh trên một ngọn đồi tròn, thì trí tưởng tượng của tôi rời xa Nhật Bản và trong giây lát tôi lại như đang ở bên Hoàng tử nhỏ của Antoine de Saint-Exupery’s Petit Prince trên hành tinh nhỏ của cậu…Ngay bây giờ tôi có thể sẵn sàng mô tả thêm về liên tưởng đó nhưng tôi nghĩ bấy nhiêu đã đủ cho một buổi sáng sớm nóng ẩm khi chú ễnh ương bên vườn nhà hàng xóm chiếm mất sự chú ý của tôi. Chú ta bắt đầu kêu lên những tiếng gọi bạn tình đầy quyến rũ từ một cái ao mà mặt nước trông gần như loá mắt với những cánh hoa rơi xuống từ một cây muồng hoàng yến (bò cạp nước) bên cạnh.
Và “loá mắt” cũng là cảm giác khi bạn nhìn vào cái cây màu xanh trên nền lá vàng của Hùng. Bức tranh khá ấn tượng và được đặt ở một vị trí chiến lược và chắc chắn nhiều khán giả sẽ yêu thích nó.
Triển lãm này rất đáng để bạn ghé thăm trong một ngày hè ngột ngạt đấy. Đó sẽ là một trải nghiệm thú vị khiến cho cái nóng có thể dễ chịu hơn đến bất ngờ.
Triển lãm có phần hơi mang tính trang trí…nhưng thế có gì là không hay đâu! Nó có nét sân khấu…và tôi luôn thích những tác phẩm thể hiện được điều đó! Triển lãm được giám tuyển rất tốt và đó luôn là đáng mừng.
Những cơn mưa hoa mùa hạ của Hùng ấn tượng gấp trăm lần so với rất nhiều những bức tranh khủng khiếp về những cái cây chi chít hoa bên phố đang nở rộ ở nhiều địa chỉ nghệ thuật phổ biến. Thi thoảng bạn cũng gặp được một tác phẩm khiến cho tinh thần của bạn reo ca và tâm hồn mùa hạ của bạn được bay cao nhưng thường thì bạn sẽ chỉ thấy chúng nặng nề đến mức có thể làm bạn nghẹt thở.
Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây. |