KVT – Con mắt nói lên tất cả
![]() | ![]() |
Hoạ sĩ trẻ Thuỳ Dương, ở độ tuổi cuối 20, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật năm 2006, đang có những tác phẩm trưng bày tại Maison des Art (Ngôi nhà nghệ thuật) với rất, rất nhiều những đôi mắt nhìn chằm chằm.
Đó là một nhóm những bức tranh trông khá thể thao được kết nối với nhau bằng những đôi mắt, mà theo như cuốn catalô mô tả thì những đôi mắt ấy tượng trưng cho Đôi Mắt Khác – tôi đoán có thể là đang ám chỉ đến Con Mắt Thứ Ba vốn có ảnh hưởng lớn trong nhiều tín ngưỡng tôn giáo, tâm linh, và được đề cập chi tiết trong tư tưởng và thiền định của Đạo Phật và đạo Lão. Theo triết lý đạo Lão, tôi hiểu (mà cũng có thể là tôi không hiểu) một khi đôi mắt ấy mở ra ở một cá nhân, nếu nó không được hiểu, chấp nhận, hay sử dụng một cách chính xác, nó có thể khiến người đó mất trí.
Có thể là tôi đã đoán sai hết, nhưng tôi thấy rất phấn khích khi ngồi giữa những ánh mắt chằm chằm đó, ngẫm nghĩ về nhiều giả thuyết khác nhau và tôi cho là nó xứng đáng được nhận một bài viết trên blog.
Các bức tranh giàu hình tượng và có vẻ gì đó ngây thơ hay nguyên thuỷ và mang nét đặc trưng của trường phái dã thú thể hiện qua cách sử dụng màu sắc phong phú, không tự nhiên, và vô cùng sống động. Thực ra bạn có thể cho chúng là thô thiển và hoang dại, tương tự như những lời chỉ trích của khán giả Châu Âu đầu thế kỷ 20 khi họ được xem tác phẩm về những con thú hoang dã của trường phái dã thú này.
Để thêm phần sống động, hoạ sĩ dường như còn phết và trát sơn theo cảm xúc lên các khung tranh và sử dụng những vết lem nhem, lộn xộn để tạo điểm nhấn.
Theo tôi cảm nhận thì những bức tranh này đều chứa đựng chút tuyên ngôn nữ quyền khá hay, và thậm chí có phần gay gắt….nhưng có lẽ đó chỉ là suy đoán của tôi mà thôi, và những động tác múa may, ngông nghênh, hay những điệu bộ trong tranh có khi chỉ là những thử nghiệm về chuyển động và màu sắc của một hoạ sĩ trẻ mà thôi. Với một số bức, tôi thích xem như là có những con thú bị nhốt trong lồng, đang lồng lộn vì bị giam giữ một cách rất không bình thường, quyết tâm vùng ra và tìm ra một sự tự do nào đó.
Tôi thích luồng gió trẻ trung và thứ năng lượng tràn ngập cả phòng triển lãm hơn cả những bức tranh ấy.
Như thường lệ, thành thật xin lỗi hoạ sĩ nếu như tôi đã tưởng tượng hơi quá (như tôi vẫn thường làm với các triển lãm khác vậy).
Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây. |